Đáp án 20 câu hỏi trắc nghiệm môn Khoa học (học online)

 



1. Chương trình môn Khoa học được xây dựng dựa trên những quan điểm nào? (Chọn các phương án đúng)

Tích hợp tri thức nhiều lĩnh vực khoa học

Phân hóa nội dung dạy học phù hợp với trình độ học sinh ở các vùng miền

Cấu trúc nội dung dạy học theo chủ đề

Tích cực hóa hoạt động của học sinh

2. Mục tiêu chương trình của môn Khoa học là gì? (Chọn các phương án đúng)

Hình thành tình yêu thiên nhiên, con người, hứng thú khám phá khoa học… cho học sinh tiểu học.

Hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh tiểu học.

Hình thành tri thức chuyên sâu về lĩnh vực khoa học tự nhiên cho học sinh tiểu học.

Góp phần đắc lực hình thành các năng lực chung cho học sinh tiểu học.

3. Các phẩm chất chung thể hiện như thế nào trong chương trình môn Khoa học? (Chọn các phương án đúng)

Các phẩm chất chung không thể hiện trong chương trình môn Khoa học.

Yêu nước: yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường,...

Nhân ái: yêu quý, trân trọng con người, sinh vật sống.

Chăm chỉ: ham hiểu biết học hỏi, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống…

4. Khi dạy học theo định hướng tiếp cận đầu ra, có những hình thức tổ chức nào để đạt được hiệu quả cao? (Chọn các phương án đúng)

Khuyến khích sự tham gia chủ động, tích cực của học sinh.

Hỗ trợ học sinh đúng lúc, đúng mức độ.

Tổ chức mọi hoạt động học tập của học sinh theo nhóm.

Phân hóa nội dung học tập, đối tượng học sinh để dạy học vừa sức.

5. Phương pháp dạy học môn Khoa học trong chương trình GDPT mới được kế thừa và phát huy những gì trong chương trình hiện hành? (Chọn các phương án đúng)

Định hướng chung về phương pháp giáo dục Khoa học.

Định hướng phương pháp hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực chung.

Định hướng phương pháp truyền thụ tri thức khoa học tự nhiên.

Định hướng phương pháp hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên.

6. Chương trình Khoa học yêu cầu đổi mới các phương pháp dạy học như thế nào? (Chọn các phương án đúng)

Tập trung sử dụng các phương pháp, chiến lược dạy học tích cực hóa học sinh, gồm: PPDH nêu vấn đề, PPDH dự án, PPDH bàn tay nặn bột,...

Chú trọng truyền thu tri thức khoa học cơ bản, gần gũi, thiết thực cho học sinh.

Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức dạy học.

Tăng cường cơ hội để học sinh tự tìm tòi, khám phá tri thức, trao đổi, chia sẻ, trải nghiệm thực tiễn.

7. Bộ GD & ĐT đã triển khai nghiên cứu đại trà phương pháp Bàn tay nặn bột. Vậy vì sao phương pháp này không được lưu ý với GV áp dụng trong chương trình mới? (Chọn một phương án đúng nhất)

Vì hiện nay phương pháp Bàn tay nặn bột bắt đầu bộc lộ những hạn chế.

Vì phương pháp Bàn tay nặn bột không phù hợp để dạy theo chương trình môn Khoa học mới.

Vì hiện nay có nhiều phương pháp để dạy học Khoa học hiệu quả hơn.

Vì để triển khai chương trình giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học.

8. Việc đánh giá môn Khoa học theo chương trình mới có điểm gì đáng lưu ý? (Chọn các phương án đúng)

Mục tiêu của đánh giá: cung cấp thông tin chính xác và kịp thời giúp HS có căn cứ để điều chỉnh cách học, GV điều chỉnh cách dạy.

Chú trọng đo lường khả năng nhận thực khoa học của học sinh.

Đánh giá năng lực HS dựa vào: Khả năng nhận thức KHTN; Khả năng tìm tòi, khám phá khoa học tự nhiên; Khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế.

Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; kết hợp nhiều hình thức đánh giá, nhiều lực lượng tham gia đánh giá.

9. GV có thể gặp khó khăn gì khi thực hiện chương trình môn Khoa học mới? (Chọn các phương án đúng)

Không đủ năng lực chuyên môn để dạy học theo chương trình môn Khoa học mới.

Khó thay đổi thói quen sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.

Giáo viên còn thiếu kĩ năng nghiên cứu và phát triển chương trình môn học.

Chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với chương trình, tài liệu dạy học mới.

10. Môn Khoa học có vị trí như thế nào trong CT GDPT tổng thể? (Chọn một phương án đúng nhất)

Là môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 4,5, được phát triển từ môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1,2,3. Môn học này trang bị cho học sinh tri thức nền tảng để các em tiếp tục học tập môn Khoa học tự nhiên ở THCS.

Là môn học tập trung truyền thụ kiến thức cần thiết về lĩnh vực khoa học tự nhiên cho học sinh tiểu học.

Là môn học chủ đạo hình thành và phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học.

Là môn học chủ đạo hình thành 5 phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cho học sinh tiểu học.

11. Môn Khoa học có mối quan hệ mật thiết với môn học nào cùng cấp học? (Chọn một phương án đúng nhất)

Với môn Tự nhiên và Xã hội, Môn Lịch sử và địa lí

Với môn Địa lý, môn Lịch sử

Với môn Khoa học tự nhiên

Với tất cả các môn học

12. Năng lực đặc thù cần hình thành cho học sinh thông qua môn Khoa học là gì? (Chọn các phương án đúng)

Nhận thức khoa học tự nhiên

Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo.

13. Đâu là các chủ đề giáo dục trong môn Khoa học 2018? (Chọn một phương án đúng nhất)

Chất, năng lượng, thực vật và động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khỏe, sinh vật và môi trường

Gia đình, nhà trường, thực vật và động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khỏe, sinh vật và môi trường

Gia đình, nhà trường, thực vật và động vật, con người và sức khỏe, sinh vật và môi trường, bầu trời và trái đất

Năng lượng, thực vật và động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khỏe, sinh vật và môi trường, bầu trời và trái đất

14. Những điểm mới trong chương trình môn Khoa học 2018 là gì? (Chọn các phương án đúng)

Chương trình môn khoa học được xây dựng theo hướng mở, có sự kế thừa và tinh giản một số nội dung so với chương trình cũ

Các kỹ năng học tập được chú trọng hơn, các yêu cầu vận dụng vào thực tiễn cũng được tăng cường

Hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức được làm rõ hơn trong chương trình, thể hiện qua các yêu cầu cần đạt trong mỗi mạch nội dung

Tập trung huấn luyện các kĩ năng làm thí nghiệm cho học sinh

15. Chương trình môn Khoa học có những nội dung nào mới và nội dung nào được tinh giản? (Chọn một phương án đúng nhất)

Tinh giản các nội dung về vật liệu; đưa vào nội dung học về đất, nấm, vi khuẩn

Tinh giản nội dung về năng lượng; đưa vào nội dung học về đất, nấm, vi khuẩn

Tinh giản nội dung về động vật và thực vật, đưa vào nội dung học về đất, nấm, vi khuẩn

Tinh giản nội dung về vật liệu; đưa vào nội dung học về bầu trời và trái đất

16. Vai trò của các thiết bị dạy học trong việc đổi mới PPDH môn Khoa học là gì? (Chọn các phương án đúng)

Để minh hoạ kiến thức, gây hứng thú học tập cho học sinh

Để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức về cuộc sống xung quanh

Để rèn luyện, phát triển năng lực tư duy và rèn luyện năng lực thực hành

Để minh họa cho lời giảng giải của giáo viên

17. Năng lực của HS được đánh giá thông qua các mặt nào trong môn Khoa học? (Chọn các phương án đúng)

Khả năng nhận thức khoa học tự nhiên

Khả năng tìm hiểu môi trường tự nhiên

Khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Đánh giá chủ yếu qua việc học sinh tái hiện tri thức khoa học

18. Định hướng chung về phương pháp dạy học môn Khoa học nhằm phát triển năng lực học sinh là gì? (Chọn các phương án đúng)

Tổ chức các hoạt động học tập phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Dạy học gắn liền với thực tiễn; quan tâm rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong đời sống thực của học sinh.

Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.

Tập trung vào truyền thụ tri thức khoa học cho học sinh.

19. Mục tiêu chương trình của môn Khoa học là gì? (Chọn các phương án đúng)

Hình thành tình yêu thiên nhiên, con người, hứng thú khám phá khoa học… cho học sinh tiểu học.

Hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh tiểu học.

Hình thành tri thức chuyên sâu về lĩnh vực khoa học tự nhiên cho học sinh tiểu học.

Góp phần đắc lực hình thành các năng lực chung cho học sinh tiểu học.

20. Chương trình môn Khoa học được xây dựng dựa trên những quan điểm nào? (Chọn các phương án đúng)

Tích hợp tri thức nhiều lĩnh vực khoa học

Phân hóa nội dung dạy học phù hợp với trình độ học sinh ở các vùng miền

Cấu trúc nội dung dạy học theo chủ đề

Tích cực hóa hoạt động của học sinh

 

Post a Comment

Previous Post Next Post