Nội dung 1
Hoạt động 1:
1. Chọn đáp án đúng nhất
Khía cạnh quan trọng
nhất của chất lượng giáo dục trường tiểu học là gì?
Sự phù hợp với phương pháp giáo dục tiểu học
Sự phù hợp với nội dung giáo dục tiểu học
Sự phù hợp với hình thức giáo dục tiểu học
Sự phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học
2. Chọn đáp án đúng nhất
Trong các nội dung
quản trị chất lượng giáo dục sau đây, nội dung nào có ý nghĩa nhất đối với các
trường tiểu học của nước ta hiện nay?
Đảm bảo chất lượng
Kiểm soát chất lượng
Cải tiến chất lượng
Hoạch định chất lượng
3. Trả lời câu hỏi
Phân biệt quản trị
chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục trường tiểu học.
Quản lý chất lượng
Mục đích: Tập trung giữ vững và
tăng cường hoạt động để thực hiện mục tiêu chất lượng đã xác định
Nội
dung: Xây dựng và thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng thông qua các chức
năng quản lý
Phương thức: Sử dụng các biện pháp
quản lý hành chính và giám sát nội bộ để đảm bảo chất lượng
Chủ thể: Cán bộ quản lí
Quản trị chất lượng
Mục đích: Tìm ra phương thức hoạt
động thích hợp để đạt được chất lượng giáo dục cao nhất
Nội
dung: Xây dựng và vận hành cơ chế đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường
Phương thức: Lôi cuốn mọi người
trong nhà trường tham gia vào quá trình đảm bảo và nâng cao chất lượng
Chủ thể: Tất cả các thành viên
trong nhà trường
Hoạt
động 2:
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Định hướng quan trọng
nhất của kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học là gì?
Định hướng cho sự hợp tác
trong giáo dục
Định hướng lựa chọn đầu
tư của nhà nước
Định hướng người học lựa
chọn trường tiểu học có chất lượng và phù hợp với khả năng
Định hướng phát triển cho trường tiểu học
2. Chọn đáp án đúng nhất
Đây là tiêu chí thuộc
tiêu chuẩn nào trong kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học: Công tác
phổ cập giáo dục tiểu học?
Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học
Tổ chức và quản lý nhà
trường
Cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên và học sinh;
3. Trả lời câu hỏi
Trình bày khái quát
vai trò, trách nhiệm của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục.
1. Tuyên truyền, vận động nhằmnâng cao nhận thức của các tổ chức,
cá nhân liên quan trong và ngoài nhà trường
về quản trị chất lượng giáo dục nói chung và công tác kiểm định
chất lượng giáo dục trường tiểu học nói riêng
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường tiểu học phải hiểu
rõ mục đích của công
tác kiểm định chất lượng giáo dục
+ Đảm bảo với người học và các bên liên quan rằng, một trường tiểu
học đã đạt hay vượt những chuẩn mực nhất định về chất lượng;
+ Hỗ trợ trường tiểu học liên tục cải tiến chất lượnggiáo dục;
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường tiểu học phải nắm
được ý nghĩa, vai trò của công tác kiểm định chất lượng giáo dục
+ Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường tiểu họccó cơ hội
xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh
các hoạt động theo chuẩn chất lượng;
+ Kiểm định chất lượng giáo dục giúp các trường tiểu học định
hướng và xác định chuẩn chất lượng cho từng hoạt động;
+ Kiểm định chất lượng giáo dục là lời tuyên bố chắc chắn tới các
bên liên quan về hiện trạng chất lượng của trường tiểu học;
+ Kiểm định chất lượng giáo dục tạo tiền đề xây dựng văn hoá chất
lượng cho trường tiểu học.
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường tiểu học phải nắm
vững các quy định vềcông tác kiểm định chất lượng giáo dục
Các quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu
học đã được thể hiện rõ trong Thông tư số 17/2018-BGDĐT ngày 22
tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có nắm được
các quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, trường tiểu học mới chủ
động triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục thuộc trách nhiệm
của nhà
trường.
2. Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền lập kế hoạch xây dựng và phát
triển trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn
Theo Thông tư số 17/2018-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo
dục gồm có 4 mức. Mỗi mức có những yêu cầu (tiêu chuẩn/tiêu chí) nhất định về
tổ chức và quản lý nhà trường; về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học
sinh; về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; về quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội; về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. Từ trường tiểu học
đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức 1 đến trường tiểu học đạt kiểm định
chất lượng giáo dục mức 4 là một quá trình lâu dài, phải trải qua
nhiều giai đoạn. Hơn nữa lại phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã
hội và nguồn lực của các địa phương. Vì thế, trường tiểu học cần tham mưu cấp
ủy đảng, chính quyền lập kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường đạt kiểm
định chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn. Việc tham mưu cấp ủy đảng, chính
quyền sẽ huy động được cả hệ thống chính trị của địa phương tham gia lập kế
hoạch xây dựng và phát triển nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục trong
từng giai đoạn. Đồng thời, huy động được các nguồn lực để thực hiện kế hoạch
xây dựng và phát triển nhà trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục trong từng
giai đoạn.
3. Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có
thẩm quyền công nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục
Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấpcó thẩm
quyền công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục thể hiện tậptrung, đầy
đủ nhất vai trò, trách nhiệm của trường tiểu học trong công tác kiểmđịnh chất
lượng giáo dục.Trước hết, trường tiểu học phải làm tốt công tác tự đánhgiá để thấy
rõ điểm mạnh, điểm hạn chế của mình, so với các tiêu chuẩn/tiêu chíkiểm định
chất lượng giáo dục. Đồng thời, phải có các biện pháp khắc phục ngaynhững điểm
yếu của các tiêu chuẩn/tiêu chí ở mức kiểm định chất lượng giáo dục
mà nhà trường đăng ký đánh giá ngoài.Hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài
của trường tiểu học phảiđược chuẩn bị đầy đủ, theo đúng quy định. Sau khi có
kết quả đánh giá ngoài,cần đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận nhà trường đạt
kiểm định chất lượnggiáo dục.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng
giáodục trường tiểu học sau tự đánh giá, đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan
quản lý
Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báocáo tự đánh
giá; thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo tự đánh
giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ
quan quản lý.Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện cải tiến chất lượng đối với cơ
quan quản lýgiáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám
sát. Mục đích quan trọng nhất của kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học
là cải tiến chất lượng giáo dục, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động
của nhà trường. Để cải tiến chất lượng giáo dục, trường tiểu học phải xây dựng
và tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục. Kế hoạch cải tiến
chất lượng giáo dục cần được xây dựng trên cơ sở kết quả tự đánh giá và đánh
giá ngoài chất lượng giáo dục trường tiểu học. Trong đó phải đặc biệt chú ý đến
những hạn chế, yếu kém ở những tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo
dục đã được chỉ ra qua tự đánh giá và đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường
tiểu học. Cùng với khắc phục những hạn chế, yếu kém ở những tiêu chí, tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục này hay khác; kế hoạch cải tiến chất lượng
giáo dục trường tiểu học còn phải xác định rõ những những tiêu chí, tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng giáo dục có thể nâng mức. Khi kế hoạch cải tiến chất lượng
giáo dục trường tiểu học đã được xây dựng, nhà trường cần tổ chức thực hiện kế
hoạch, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến tổ chức bộ máy. Tương ứng với mỗi
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học;
quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả giáo
dục) cần thành lập bộ
phận cải tiến chất lượng giáo dục. Các bộ phận này sẽ thực hiện
việc cải tiến chất lượng giáo dục theo các lĩnh vực được phân công, dưới sự chỉ
đạo của hiệu trưởng trường tiểu học.
5. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cải tiến chất
lượng giáo dục và báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng
dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát
Để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cải tiến chất
lượng giáo dục, trường tiểu học cần làm tốt một số công việc sau:
- Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động cải tiến chất
lượng giáo dục trường tiểu học;
- Dựa vào các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục
để đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục
trường tiểu học;
- Lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng nội
dung, từng hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học;
- Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện hoạt động cải tiến chất lượng
giáo dục trường tiểu học;
- Báo cáo với cơ quản quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng
dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục của
trường tiểu học...
Nội dung 2
Hoạt động 3
1. Chọn đáp án đúng nhất
Đây là bước nào trong
quy trình tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học: Viết và hoàn thiện
phiếu đánh giá tiêu chí?
Thu thập, xử lý và phân tich các minh chứng
Thành lập hội đồng tự đánh giá
Lập kế hoạch tự đánh giá
Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí
2. Chọn đáp án đúng nhất
Câu trắc nghiệm: Đâu
là nhiệm vụ của trường tiểu học trong việc phối hợp với đoàn đánh giá ngoài?
Kiểm tra minh chứng, yêu cầu bổ sung minh chứng đối với các tiêu
chí chưa đánh giá, chưa đánh giá đúng, chưa đánh giá đầy đủ;
Tham gia khảo sát sơ bộ và viết báo cáo sơ bộ
Cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, minh chứng để đoàn đánh giá
ngoài nghiên cứu; tạo điều kiện thuận lợi thuận lợi để đoàn đoàn đánh giá ngoài
xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường
Xác định đối tượng và nội dung phỏng vấn, cơ sở vật chất, các
hoạt động cần khảo sát.
3. Trả lời câu hỏi
Thầy/ Cô hãy nêu các
căn cứ để tiến hành tự đánh giá và đánh giá ngoài trường tiểu học.
Căn cứ đánh giá chất lượng giáo
dục trường tiểu học
1. Căn cứ pháp lý
Đánh
giá chất lượng giáo dục trường tiểu học cần phải dựa trên các văn bản sau:
- Luật
Giáo dục, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ
họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019;
- Nghị
định số 141/2016/NĐ-CP, ngày 10/10/2016 của Chính phủ, Quy định cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp
khác;
- Nghị
định số 24/2021/NĐ-CP, ngày 23/3/2021 của Chính phủ, Quy định việc quản lý
trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
-
Thông tư số 32/2018/BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
-
Thông tư số 28/2020/BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học;
- Thông tư số
17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối
với trường tiểu học;
- Công
văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông
1. Căn cứ thực tiễn
- Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục của
Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo
Hằng năm hoặc
theo từng chu kì, Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo
dục các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn. Dựa vào kế hoạch kiểm định chất
lượng giáo dục này, các trường tiểu học triển khai tự đánh giá chất lượng giáo
dục của nhà trường; đăng ý đánh giá ngoài và thực hiện các hoạt động cải tiến
chất lượng giáo dục.
- Mức độ chất lượng giáo dục thực tế của nhà
trường
Dựa
vào mức độ chất lượng giáo dục thực tế, trường tiểu học đăng ký đánh giá ngoài
để được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở mức cao hơn mức hiện
thời; hoặc triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục.
- Nhu cầu kiểm định chất lượng giáo dục của
nhà trường
Do lợi
ích mà kiểm định chất lượng giáo dục mang lại nên các trường tiểu học càng có
nhu cầu tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài để được công nhận đạt kiểm định
chất lượng giáo dục ở mức cao hơn hoặc để được công nhận trường đạt chuẩn quốc
gia. Cũng có trường tiểu học tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài để đáp ứng nhu
cầu cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Hoạt động 4
Câu hỏi tương tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Quy trình xây dựng và vận
hành hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong trường tiểu học gồm:
Chuẩn bị xây dựng; Thiết
lập hệ thống; Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong nhà trường
Thiết lập hệ thống; Vận
hành hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong nhà trường
Chuẩn bị xây dựng; Thiết
lập hệ thống; Vận hành hệ thống
Chuẩn bị xây dựng; Thiết lập hệ thống; Vận hành hệ thống;
Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong nhà trường
2. Chọn đáp án đúng nhất
Nội dung nào dưới đây
không thuộc nhiệm vụ của bộ phận đảm bảo chất lượng bên trong trường tiểu học?
Đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
Xây dựng và tổ chức, chỉ
đạo vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường;
Chủ trì tổ chức thực hiện
kế hoạch cải tiến chất lượng.
Rà soát các quy định về đảm
bảo chất lượng bên trong; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về đảm
bảo chất lượng;
3. Trả lời câu hỏi
Thầy/Cô hãy mô tả hệ thống
đảm bảo chất lượng dạy học của trường tiểu học. Liên hệ với hệ thống đảm bảo chất
lượng dạy học của trường tiểu học mà Thầy/ Cô công tác.
Hệ thống đảm bảo
chất lượng giáo dục bên trong trường tiểu học là hệ thống các quy định, quy
trình, công cụ đối với tất cả lĩnh vực, nội dung quản lý của nhà trường; hệ
thống thông tin nội bộ, nhân sự và cơ chế, giám sát, đánh giá, thông qua đó
trường tiểu học duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.
Hệ
thống đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong đòi hỏi trường tiểu học phải xây
dựng được các quy định về đảm bảo chất lượng như: chính sách đảm bảo chất
lượng, mục tiêu đảm bảo chất lượng, lĩnh vực nội dung và công cụ đảm bảo chất
lượng
Liên
hệ thực tế đơn vị: Hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của trường Tiểu học nơi
tôi công tác được thiết kế, xây dựng, và phát triển nhằm hướng đến mục tiêu
đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải thiện chất lượng của mọi hoạt
động chính yếu của nhà trường như học tập, giảng dạy. Hệ thống đảm bảo chất
lượng hướng đến đáp ứng tốt sứ mệnh, tầm nhìn, đạt các mục tiêu chiến lược của
nhà trường và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên có liên quan.
Hoạt động 5
Câu hỏi tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Trên cơ sở nghiên cứu
tài liệu đọc về hoạt động 5, Thầy; Cô hãy xác định những mục đích lập kế hoạch
cải tiến chất lượng giáo dục tiểu học trong dạy học, giáo dục học sinh theo
CTGDPT 2018 đối với trường Tiểu học.
Lập kế hoạch xây
dựng và cải tiến chất lượng trường tiểu học nhằm các mục đích sau:
- Kế hoạch hóa các hoạt động cải tiến chất
lượng giáo dục của trường tiểu học
Kế
hoạch hóa các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối
với lập kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học. Có
kế hoạch hóa được các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học
thì cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường mới hình dung rõ ràng
các công việc cần phải làm; công việc nào làm trước, công việc nào làm sau; thứ
tự ưu tiên cho các công việc này như thế nào?.. Trong thực tế, nhiều trường
tiểu học không biết nên bắt đầu hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục của nhà
trường từ đâu. Nguyên nhân của khó khăn này là do nhà trường này chưa xây dựng
được kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục.
Kế hoạch cải tiến
chất lượng giáo dục trường tiểu học giúp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
của nhà trường chủ động bố trí thời gian, lựa chọn những biện pháp phù hợp; dự
kiến các yếu tố chủ quan, khách quan có thể ảnh hưởng đến hoạt động cải tiến
chất lượng giáo dục của nhà trường…
- Xác định các nguồn lực để thực hiện kế hoạch
xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học
Nguồn
lực có vai trò giúp nhà quản lý biến ý tưởng, dự định trong kế hoạch thành hiện
thực. Nguồn lực là công cụ mà nhà quản lý sẽ phải xác định, huy động, khai thác
và sử dụng phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch.
Vì
thế, một trong những mục đích của lập kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng
trường tiểu học là phải xác định các nguồn lực cụ thể để thực hiện kế hoạch.
Nguồn lực thực hiện kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường
tiểu học cũng bao gồm: nguồn lực con người, nguồn lực cơ sở vật chất và nguồn
lực tài chính.
+ Xác
định nguồn lực con người trong kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo
dục trường tiểu học
Nguồn
lực con người chủ yếu trong kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục
trường tiểu học là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường
nhưng không phải là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chung chung mà là cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã “gánh vác” một vai trò, trách nhiệm cụ thể
trong các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học; hoặc lãnh
đạo, tổ chức các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học; hoặc
trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục
trường tiểu học; hoặc tham gia, phục vụ các hoạt động cải tiến chất lượng giáo
dục trường tiểu học… Tùy theo vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên trong các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường
tiểu học mà khai thác, sử dụng hợp lý.
+ Xác
định nguồn lực cơ sở vật chất trong kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng
giáo dục trường tiểu học
Nguồn
lực cơ sở vật chất của trường tiểu học phục vụ cho các hoạt động giáo dục cơ
bản của nhà trường và ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Tuy
nhiên, trong nguồn lực cơ sở vật chất chung của trường tiểu học, phải xác định
rõ những cơ sở vật chất nào dành cho các hoạt động cải tiến chất lượng giáo
dục; từ đó có sự đầu tư, ưu tiên cơ sở vật chất (phòng học bộ môn, thiết bị dạy
học, sân chơi…) cho các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học.
+ Xác
định nguồn lực tài chính trong kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo
dục trường tiểu học
Các
hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học đòi hỏi một nguồn tài
chính nhất định mà thiếu nguồn tài chính này, mọi hoạt động cải tiến chất lượng
giáo dục trường tiểu học có thể bị ảnh hưởng. Do đó, cùng với việc xác định
nguồn lực con người, nguồn lực cơ sở vật chất, kế hoạch xây dựng và cải tiến
chất lượng giáo dục trường tiểu học phải xác định rõ nguồn lực tài chính cho
các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học. Nguồn lực tài chính
này có thể được nhà trường bố trí từ ngân sách nhà nước, cũng có thể phải huy
động từ cộng đồng, từ thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Tùy theo nguồn
lực tài chính của mình, các trường tiểu học cần có sự ưu tiên nhất định về tài
chính cho các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục.
- Phối hợp các bên liên quan để cải tiến chất
lượng giáo dục trường tiểu học
Các
hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học nếu chỉ một mình nhà
trường thực hiện thì kết quả sẽ không cao mà cần phải có sự tham gia của các
bên liên quan. Vì thế, kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường
tiểu học còn phải nhằm xác định rõ các bên liên quan mà nhà trường cần phải
phối hợp trong các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục. Đồng thời, phải cụ
thể hóa vai trò, trách nhiệm của từng bên liên quan đối với các hoạt động cải
tiến chất lượng giáo dục; cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong các hoạt
động cải tiến chất lượng giáo dục…
2. Trả lời câu hỏi
Trên cơ sở nghiên cứu
tài liệu đọc về hoạt động 5, Thầy; Cô hãy xác định những yêu cầu về lập kế
hoạch cải tiến chất lượng giáo dục tiểu học trong dạy học, giáo dục học sinh
theo CTGDPT 2018 đối với trường Tiểu học.
Kế hoạch xây dựng
và cải tiến chất lượng giáo dục phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu trong từng tiêu chí chất lượng. Kế hoạch phải cụ thể và có
tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, mốc thời gian
thực hiện, thời gian hoàn thành, kinh phí cần có và các biện pháp giám
sát,...). Kế hoạch cải tiến chất lượng phải cụ thể, phù hợp với điều kiện của
trường tiểu học, địa phương (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất,…); phù hợp với
cơ chế, chính sách hiện hành.
Kế
hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục phải bảo đảm tính tổng thể, phải
đặt các công việc cần xây dựng và cải tiến của mỗi tiêu chí trong mối quan hệ
với tất cả các tiêu chí. Thực hiện tự đánh giá, mỗi nhóm công tác được giao dự
thảo kế hoạch cải tiến chất lượng cho những tiêu chí được phân công phụ trách.
Trong thực tế, bộ phận nào cũng muốn được giành sự ưu tiên và đầu tư cao nhất,
tốt nhất cho công việc đảm nhận. Điều này dẫn đến, những đề xuất, kiến nghị của
các nhóm công tác nhiều khi vượt quá khả năng và điều kiện của nhà trường (tài
chính, nhân lực, cơ sở vật chất…). Do đó, hội đồng tự đánh giá và lãnh đạo nhà
trường phải cân nhắc, điều chỉnh, cân đối sao cho phù hợp với điều kiện thực tế
mà vẫn bảo đảm được tiến độ thực hiện kế hoạch của nhà trường.
Cũng
cần lưu ý thêm là nhiều khi các nhóm công tác đề nghị thực hiện những công việc
với những nội dung tưởng như là khác nhau nhưng trong nhiều trường hợp những
việc đó là gần với nhau và chỉ cần thực hiện một hoạt động là có thể giải quyết
được nhiều nội dung, đáp ứng được nhiều tiêu chí. Trong trường hợp này, sự cân
đối, điều chỉnh và phối hợp là vô cùng quan trọng.
Ví dụ:
Nhóm công tác nào cũng đề nghị tập huấn những nội dung của các hoạt động tập
huấn không khác nhau. Trong trường hợp này, thay bằng việc tổ chức tập huấn
nhiều nội dung, chỉ cần tổ chức một hoặc hai hoạt động và kết hợp những nội
dung gần nhau để đạt được yêu cầu.
3. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu đọc về hoạt động 5, Thầy; Cô trình
bày những điểm cần chú ý khi lập kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường
tiểu học theo CTGDPT 2018.
Phải xác định
chính xác điểm mạnh của nhà trường trong từng tiêu chí kiểm định chất lượng
giáo dục. Trong kiểm định chất lượng giáo dục, không nên hiểu điểm mạnh chỉ là
để nói về kết quả đạt được vượt lên trên mức trung bình mà nhiều khi nó chỉ là
những việc đã làm được, những kết quả đã đạt được; những chỉ tiêu, mục tiêu đã
hoàn thành,..
Phải
xác định chính xác điểm yếu của nhà trường trong từng tiêu chí kiểm định chất
lượng giáo dục. Trong kiểm định chất lượng giáo dục, không nên đồng nhất điểm
yếu với khuyết điểm. Điểm yếu chính là những việc chưa làm được, những mục tiêu
chưa đạt được, những yêu cầu và mục đích chưa hoàn thành,.. Để xác định chính
xác điểm yếu, đơn giản nhất là thực hiện so sánh. Có thể thực hiện việc so sánh
để xác định điểm yếu theo ba cách là:
(1) So
sánh với yêu cầu chung: Thực hiện so sánh để xác định xem hoạt động, kết quả
hoạt động, điều kiện hiện có của nhà trường,.. đã đạt được như yêu cầu chung
hay chưa, nếu chưa đạt được thì đó chính là điểm yếu.
(2) So
sánh với các trường có cùng sứ mạng: Thực hiện so sánh hoạt động, kết quả hoạt
động, điều kiện hiện có của nhà trường trong các tiêu chí với những trường có
cùng sứ mạng (cùng địa bàn, cùng điều kiện về kinh tế - xã hội, cùng mục
tiêu,…). Nếu nhà trường chưa làm được, chưa đạt được, chưa hoàn thành được như
trường có cùng sứ mạng thì có nghĩa là trường vẫn còn điểm yếu.
(3) So
với chính khả năng của trường mình: Xem xét những hoạt động, kết quả hoạt động
của nhà trường đối với từng tiêu chí trong mối quan hệ với chính điều kiện, khả
năng của nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Hãy tự
đặt ra và trả lời câu hỏi: kết quả đạt được (dù có thể là đã khá tốt) đã thực sự
tương xứng với điệu kiện và khả năng của nhà trường, của đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên và nhân viên hay chưa? Nếu chưa tương xứng thì có nghĩa là vẫn
còn điểm yếu. Trong bộ tiêu chuẩn đánh giá hiện hành, nhiều tiêu chí phải sử
dụng cách này mới xác định được chính xác điểm yếu.
Cần
lưu ý là không thể không có điểm yếu trong mỗi tiêu chí. Điểm yếu nhiều khi nằm
ngay trong chính điểm mạnh, tiềm ẩn trong chính điểm mạnh. Vấn đề là nhà trường
có mạnh dạn và có ý thức, có phương pháp đúng để tìm ra được điểm yếu hay
không. Trong hoạt động tự đánh giá, nhà trường càng chỉ ra được nhiều điểm yếu,
nhất là những điểm yếu mang tính chủ quan thì càng tốt.
Từ
việc xác định chính xác điểm mạnh và điểm yếu, trường tiểu học phải xem xét các
điều kiện hiện có của nhà trường (về cơ sở vật chất; về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; về tài chính,…)
và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó đưa ra những biện pháp,
giải pháp phù hợp để cải tiến chất lượng. Cần tránh định kiến là cứ phải có
nhiều tiền, có nhiều người thì mới cải tiến được chất lượng. Trong thực tế, cần
phát huy hết khả năng, điều kiện hiện có của nhà trường là đã có thể giải quyết
được khá nhiều việc. Điều này phụ thuộc vào năng lực điều hành và quản lý của
cán bộ quản lý cấp trường, cấp tổ. Cần phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động
và sáng tạo trong thực hiện cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Khi
lập kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng cần đặt những dự kiến, đề xuất của
nhà trường trong mối quan hệ với cơ chế, chính sách hiện hành. Cơ chế, chính
sách thường xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, không phải mong muốn
nào của nhà trường đều có thể thay đổi được ngay. Trong kế hoạch cải tiến chất
lượng giáo dục cần hạn chế đến mức cao nhất việc nêu những kiến nghị, đề nghị
với cấp trên, nhất là những vấn đề thuộc về cơ chế và chính sách. Nếu chỉ dừng
ở việc nêu kiến nghị và đề nghị thì kế hoạch cải tiến chất lượng sẽ khó có tính
khả thi. Vấn đề mà nhà quản lý cần phải đối mặt là trong điều kiện như thế,
trong cơ chế chính sách như thế, nhà trường và người quản lý cần làm gì, phải
làm gì để khắc phục. Đó mới là điều quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
Một trong những
sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục là nhà
trường chỉ chú ý đến việc đưa ra giải pháp, biện pháp để khắc phục điểm yếu.
Yếu cái gì thì khắc phục cái đó, hoặc chỉ nói chung chung. Thực ra kế hoạch cải
tiến chất lượng không chỉ chú ý khắc phục điểm yếu mà còn phải chú ý đến những
giải pháp, biện pháp để phát huy điểm mạnh. Cần lưu ý là những điểm mạnh hiện
tại có thể sẽ trở thành điểm yếu trong thời gian rất gần, nếu như chúng ta
không có biện pháp duy trì và phát huy nó.
Trong
kế hoạch cải tiến chất lượng, không nên dùng một số từ ngữ chung chung, hiểu
thế nào cũng được; những từ ngữ hô hào khẩu hiệu, sáo rỗng như: “đẩy mạnh”,
“tăng cường”, “tiếp tục phát huy”, “tuyên truyền”, “nâng cao nhận thức”,...
Những từ ngữ đó không thể hiện được nội dung cần làm, cần giải quyết, cần xử
lý. Nó không thể hiện được các giải pháp, biện pháp cụ thể và sẽ không thể thực
hiện được.
Hoạt động 6
Câu hỏi tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy (Cô) hãy phân
tích cấu trúc chung lập kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học
để thực hiện CTGDPT 2018. Từ đó, liên hệ với thực tiễn đơn vị công tác để thực
hiện CTGDPT 2018
Cấu trúc chung của kế hoạch xây
dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học
1. Căn cứ lập kế hoạch xây dựng và cải tiến
chất lượng giáo dục trường tiểu học
Kế
hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu học cần được xây dựng dựa
trên các căn cứ sau:
- Báo cáo tự đánh giá về chất lượng giáo dục
trường tiểu học
Báo
cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là căn cứ đầu tiên cần phải
dựa vào để lập kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu
học. Trong báo cáo tự đánh giá, những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường (đối
chiếu với các tiêu chuẩn/tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục) được mô tả một
cách đầy đủ.
Ví dụ,
trong báo cáo tự đánh giá của trường tiểu học cụ thể, một trong những hạn chế
được chỉ ra là sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công
tác giáo dục học sinh còn chưa hiệu quả…, thì trong kế hoạch cải tiến chất
lượng giáo dục của trường tiểu học đó phải chú ý đến vấn đề này.
- Báo cáo đánh giá ngoài về chất lượng giáo
dục trường tiểu học
Báo
cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học đã chỉ ra những điểm mạnh
và những điểm yếu cơ bản (đối chiếu với các tiêu chuẩn/tiêu chí kiểm định chất
lượng giáo dục). Tuy nhiên, những điểm mạnh và những điểm yếu cơ bản của trường
tiểu học về chất lượng giáo dục được báo cáo đánh giá ngoài chỉ ra có tính toàn
diện và khách quan hơn. Do đó, báo cáo đánh giá ngoài được xem là căn cứ quan
trọng nhất để lập kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu
học.
Ví dụ,
trong báo cáo đánh giá ngoài chất lượng giáo dục của một trường tiểu học, chỉ
ra việc vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học ở nhiều giáo viên còn chưa theo
hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh… thì trong kế hoạch cải tiến chất
lượng giáo dục của trường tiểu học đó phải chú ý đến vấn đề này.
- Những khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và
của cơ quan quản lý giáo dục đối với chất lượng giáo dục của trường tiểu học
Những
khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và của cơ quản quản lý giáo dục đối với
chất lượng giáo dục của trường tiểu học chính là những tư vấn về các biện
pháp/giải pháp mà nhà trường cần phải thực hiện để cải tiến chất lượng giáo
dục. Và các biện pháp/giải pháp này là một thành phần không thể thiếu được
trong lập kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu
học.
- Kế
hoạch chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm
học của trường tiểu học
Ở
trường tiểu học không có kế hoạch riêng về đảm bảo chất lượng giáo dục nhưng
trong kế hoạch chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm
học có nội dung hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì thế, khi lập kế hoạch
xây dựng và cải tiến chất lượng cũng cần dựa trên kế hoạch này của nhà trường.
Ví dụ,
Kế hoạch hoạt động giáo dục năm học 2020 - 2021 của một trường tiểu học đã xác
định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; đẩy mạnh
hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học
tập của học sinh đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018”.
2. Tình hình xây dựng và cải tiến chất lượng
giáo dục của trường tiểu học
Tình
hình cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học được xem là “cơ sở thực tiễn”
của kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục. Vì thế, cần phải phân tích, đánh giá
toàn diện, khách quan tình hình cải tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu
học trên các mặt sau đây:
- Những kết quả trong công tác cải tiến chất lượng
giáo dục của trường tiểu học
Những
kết quả này cần được chỉ ra một cách cụ thể, tường minh: Kết quả cải tiến chất
lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường (dạy học, giáo dục…); kết quả cải
tiến việc thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
để có thể đạt tiêu chuẩn/tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục ở mức cao hơn
mức hiện thời…
- Những hạn chế, thiếu sót trong công tác cải
tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu học
Những
hạn chế, thiếu sót trong công tác cải tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu
học cần được chỉ ra đầy đủ hơn so với chỉ ra các kết quả đạt được. Bởi vì, khắc
phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác cải tiến chất lượng giáo dục là
một phần không thể thiếu được trong kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục sẽ
được xây dựng.
- Nguyên nhân của tình hình cải tiến chất
lượng giáo dục trường tiểu học
Việc
phân tích, đánh giá tình hình cải tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu học
không những chỉ ra kết quả, hạn chế và thiếu sót của công tác này mà còn phải
chỉ ra nguyên nhân của những kết quả, hạn chế và thiếu sót đó. Các nguyên nhân
này có thể là nguyên nhân chủ quan, cũng có thể là nguyên nhân khách quan nhưng
đều cần thiết cho việc lập kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục
trường tiểu học.
3. Các mục tiêu cải tiến chất lượng giáo dục
trường tiểu học
- Mục tiêu chung của cải tiến chất lượng giáo
dục trường tiểu học
Mục
tiêu chung của cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học là nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể của cải tiến chất lượng giáo
dục trường tiểu học
Mục
tiêu cụ thể của cải tiến chất lượng giáo dục giữa các trường trường tiểu học có
thể khác nhau.
Ví dụ,
với một số trường tiểu học, mục tiêu cụ thể của cải tiến chất lượng giáo dục là
để đạt kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đạt chuẩn quốc gia ở mức cao hơn, cấp
độ cao hơn. Với một số trường tiểu học khác, mục tiêu cụ thể của cải tiến chất
lượng giáo dục là để đáp ứng ngày càng tốt hơn tiêu chuẩn/tiêu chí chất lượng
giáo dục. Với một số trường tiểu học khác nữa, mục tiêu cụ thể của cải tiến
chất lượng giáo dục là để khắc phục những điểm yếu đã được chỉ ra trong báo cáo
tự đánh giá và báo cáo đánh giá ngoài…
Các
mục tiêu chung và cụ thể nói trên sẽ định hướng cho mọi hoạt động cải tiến chất
lượng giáo dục của trường tiểu học; đồng thời là một thành phần (hay một yếu tố
cấu trúc) trong kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục của trường
tiểu học.
4. Nhiệm vụ và giải pháp cải tiến chất lượng
giáo dục trường tiểu học
Nhiệm
vụ cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học là các công việc cải tiến chất
lượng giáo dục mà trường tiểu học cần phải tiến hành để thực hiện các mục tiêu
cải tiến chất lượng giáo dục. Trong kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng
giáo dục trường tiểu học, các nhiệm vụ này có thể được trình bày theo đối tượng
thực hiện (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên), theo tính chất (quan trọng,
cấp thiết), theo thời gian (trước, sau)..Nhưng dù được trình bày theo cách nào
thì nhiệm vụ cải tiến chất lượng giáo dục cũng phải xác định các công việc cải
tiến chất lượng giáo dục mà trường tiểu học phải làm để nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
5. Điều kiện thực hiện kế hoạch
xây dựng và cải tiến chất lượng trường tiểu học
Kế
hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu học còn phải bao gồm các
điều kiện thực hiện. Cùng với các điều kiện về nguồn lực, công tác cải tiến
chất lượng giáo dục trong trường tiểu học còn cần đến các điều kiện khác dưới
đây:
- Môi
trường đổi mới, sáng tạo trong trường tiểu học;
- Văn
hóa chất lượng trong trường tiểu học;
-
Chính sách đối với các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trong trường tiểu
học…
Những
điều kiện này cần đưa vào kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục
trường tiểu học để khi tổ chức, thực hiện kế hoạch phải chú ý khai thác các
điều kiện phục vụ cho các hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu
học.
6. Phân công thực hiện kế hoạch xây dựng và
cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học
Phân
công thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng là một thành phần không thể thiếu
được của kế hoạch xây dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học. Kế
hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học chỉ được hiện thực hóa khi ở
từng nhiệm vụ, công việc có người đảm nhiệm và thực thi. Vì thế, phân công đúng
người, đúng việc vừa là một nội dung, vừa là một yêu cầu đối với kế hoạch xây
dựng và cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học.
Để
phân công đúng người, đúng việc trong thực hiện kế hoạch xây dựng và cải tiến
chất lượng giáo dục trường tiểu học, cần phải căn cứ vào thế mạnh (trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm công tác, phẩm chất nghề nghiệp…) của từng đơn vị, tổ
chức, cá nhân trong nhà trường.
Hoạt động 7
1. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng
Hãy sắp xếp thứ tự các
bước theo đúng quy trình lập kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục tiểu học
Phân tích, đánh giá
tình hình chất lượng giáo dục của trường tiểu học
Xác định các mục tiêu
cải tiến chất lượng giáo dục của trường tiểu học
Xây dựng các phương án
cải tiến chất lượng
Đánh giá các phương án
và lựa chọn phương án tối ưu
Lập kế hoạch cải tiến
chất lượng giáo dục trường tiểu học
Hoạt động 8
8. Đánh giá kế
hoạch cải tiến chất lượng giáo dục tiểu học
Tiêu
chí 1. Phân tích bối cảnh và phát hiện vấn đề trọng tâm về cải tiến chất lượng
giáo dục cần giải quyết
Tiêu
chí 2. Xây dựng hệ thống mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về cải tiến chất lượng
giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông 2018
Tiêu
chí 3. Xây dựng các phương án cái tiến chất lượng giáo dục
Tiêu
chí 4. Đánh giá và xác định các phương án ưu tiên thực hiện cải tiến chất lượng
Tiêu
chí 5. Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch cải tiến chất
lượng
Trả
lời:
Đánh
giá kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục tiểu học
* Tiêu
chí 1. Phân tích bối cảnh và phát hiện vấn đề trọng tâm về cải tiến chất lượng
giáo dục cần giải quyết
Phân
tích điểm manh, điểm yếu nhưng còn chung chung , m ục điểm mạnh viết như mô tả
hiện trạng và không bám sát yêu cầu của các chỉ báo. Mục điểm yếu xác định chưa
đúng (Điểm yếu của nhà trường chính là chưa có các phương án cụ thể) – 10 điểm
* Tiêu
chí 2. Xây dựng hệ thống mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về cải tiến chất lượng
giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông 2018 (10 điểm)
Nhà
trường lựa chọn “Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học” để cải
tiến chất lượng. Chưa thể hiện mục tiêu từng giai đoạn.
* Tiêu
chí 3. Xây dựng các phương án cái tiến chất lượng giáo dục (10 điểm)
Các
phương án của từng nội dung các bước chưa được sắp xếp theo tuần tự, chưa đảm
bảo tính khả thi , không rõ ai làm, nguồn lực, thời gian thực hiện và thời điểm
hoàn thành.
* Tiêu
chí 4. Đánh giá và xác định các phương án ưu tiên thực hiện cải tiến chất
lượng:(5 điểm)
Các
phương án đưa ra chưa có phương án ưu tiên thực hiện nội dung cải tiến chất
lượng giáo dục, các nguồn lực bố trí chưa cụ thể rõ ràng. Chưa xác định được
các phương án ưu tiên trong cải tiến chất lượng.
* Tiêu chí 5. Xây
dựng kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng: (5
điểm)
Chưa
xây dựng được kế hoạch giám sát.
Kế
hoạch cải tiến chất lượng giáo dục Tiểu học: 40 điểm - Không đạt
Hoạt động 9
Câu hỏi tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy/cô hãy nêu mục
đích của tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.
Mục đích tổ chức tự đánh giá
chất lượng giáo dục trường tiểu học
Mục
đích chung của tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là nhằm
đánh giá khách quan chất lượng giáo dục trường tiểu học, từ đó đề ra các biện
pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học.
Mục
đích cụ thể của tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học là:
- Làm
rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chức
năng, nhiệm vụ của trường tiểu học;
- Đối
sánh với các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đã công bố để xác định
các trường tiểu học đã đạt mức nào của các tiêu chuẩn này;
- Thấy
rõ điểm mạnh, điểm yếu, tầm nhìn về chất lượng giáo dục của nhà trường; đề xuất
kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Trả lời câu hỏi
Thầy/cô hãy trình bày
nội dung tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học. Liên hệ việc
thực hiện các nhiệm vụ trong tổ chức tự đánh giá chất lượng tại đơn vị công
tác.
Nội dung tổ chức tự đánh giá
chất lượng giáo dục trường tiểu học
1. Tổ chức lựa chọn nhân sự cho hoạt động tự
đánh giá
Tự
đánh giá chất lượng giáo dục là một khâu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
quản trị trường tiểu học. Chất lượng giáo dục của trường tiểu học được phản ánh
tập trung nhất qua các hoạt động của nhà trường. Mỗi hoạt động có các tiêu chí,
chỉ báo đánh giá riêng về chất lượng. Vì thế, chỉ có những cán bộ, giáo viên có
kinh nghiệm, năng lực mới phân tích, đánh giá đúng chất lượng các hoạt động của
nhà trường. Do đó, việc lựa chọn nhân sự cho hoạt động tự đánh giá phải được
thực hiện nghiêm túc, khách quan. Ngoài ra, việc lựa chọn nhân sự cho Hội đồng
tự đánh giá, còn phải lựa chọn nhân sự cho các nhóm đánh giá theo tiêu
chuẩn/tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Phân công, phân nhiệm và tổ chức cho các
thành viên tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng giáo
dục
Tự
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học liên quan đến nhiều người, nhiều
việc, nhiều bộ phận trong nhà trường. Vì thế, cần có sự phân công và xác định
trách nhiệm của từng người, từng bộ phận trong tự đánh giá chất lượng giáo dục.
Việc phân công phải dựa trên phẩm chất và năng lực của của từng người, từng bộ
phận.
Ví dụ,
những người trong bộ phận lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục trường
tiểu học cần có năng lực lập kế hoạch; những người trong bộ phận thu thập, xử
lý và phân tích các minh chứng tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
cần có năng lực thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng…
Đồng
thời với sự phân công phải xác định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong
tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học. Có phân công, phân nhiệm rõ
ràng mới đảm bảo sự ràng buộc trách nhiệm, phát huy được năng lực của từng cá
nhân, bộ phận, không có sự chồng chéo khi thực hiện hoạt động tự đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học.
Sau
khi phân công, phân nhiệm các thành viên sẽ nhận nhiệm vụ theo các nhóm tiêu
chuẩn của tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học. Để quá trình tự đánh
giá đạt hiệu quả cao, các nhóm tiêu chuẩn cử các trưởng nhóm và các thành viên
hỗ trợ. Thông thường, mỗi nhóm phụ trách một tiêu chuẩn sẽ có từ 3 - 4 thành
viên, tùy theo quy mô của nhà trường. Nhóm trưởng thường là tổ trưởng tổ chuyên
môn, tổ văn phòng hoặc các tổ khác (nếu có). Các nhóm trưởng là người chịu
trách nhiệm thống kê hệ thống các minh chứng cần thiết cho tiêu chuẩn do nhóm
phụ trách, sau đó hướng dẫn và triển khai cho các thành viên thực hiện thu
thập, tập hợp theo từng tiêu chuẩn/tiêu chí. Nhóm trưởng các tiêu chuẩn cũng là
cầu nối giữa các nhóm làm việc với lãnh đạo, quản lí nhà trường khi cần sự hỗ
trợ, phản hồi thông tin, tập hợp báo cáo và triển khai các hoạt động phục vụ tự
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động tự đánh giá
theo phân công và viết báo cáo tự đánh giá
Đánh
giá chất lượng giáo dục nói chung, đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
nói riêng cần phải dựa trên các minh chứng được thu thập, xử lý và phân tích.
Tuy nhiên, các minh chứng nhiều khi không có sẵn mà phải thu thập từ nhiều
nguồn như: kế hoạch năm học của nhà trường tiểu học, của tổ chuyên môn, của
giáo viên; kết quả học tập của học sinh; kết quả các hoạt động của nhà trường;
công tác xã hội hóa giáo dục;…
Căn cứ
vào các tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu
học, các nhóm tự đánh giá tiến hành phân tích nội hàm của các tiêu chí, thu
thập thông tin và minh chứng. Khi thu thập minh chứng, các nhóm tự đánh giá cần
kiểm tra độ tin cậy, tính xác thực, mức độ phù hợp của minh chứng đối với tiêu
chí. Bên cạnh đó, các nhóm tự đánh giá phải chỉ rõ được nguồn gốc của các minh
chứng thu thập được. Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin để số hoá các
minh chứng, thuận tiện cho việc lưu trữ và đối chiếu khi cần thiết. Trong
trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó, hội
đồng tự đánh giá trường tiểu học phải làm rõ lí do và ghi vào phiếu đánh giá
tiêu chí.
Để các
minh chứng phục vụ hiệu quả cho tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
thì các minh chứng này cần được xử lý, phân tích về mặt định lượng và về mặt định
tính. Đây là công việc mà không phải ai trong trường tiểu cũng đều có thể làm
được và làm tốt. Vì vậy, quá trình làm việc của các nhóm cần có sự hỗ trợ từ
Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp của các tổ chức trong nhà trường để việc
thu thập minh chứng đủ, chính xác và đảm bảo tiến độ theo kế hoạch tự đánh giá
của trường tiểu học.
Sau khi hoàn hành
tự đánh giá, cần tổ chức cho các bộ phận/các nhóm viết báo cáo tự đánh giá. Nội
dung, hình thức của báo cáo tự đánh giá cần theo đúng Phụ lục 6 của Công văn số
5932/BGDĐT-QLCL của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể như sau:
Cấu
trúc của báo cáo tự đánh giá gồm 3 phần: Cơ sở dữ liệu, tự đánh giá và phụ lục.
Phần I. Cơ sở dữ liệu: Phần này
gồm các thông tin định lượng khái quát về nhà trường.
Phần
II. Tự đánh giá: Phần này mô tả hiện trạng, so sánh, đánh giá, phân tích các
hoạt động của trường tiểu học theo tiêu chuẩn đánh giá để chỉ ra những điểm
mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, kế hoạch cải tiến chất lượng. Nội dung gồm:
1. Đặt vấn đề
Đây là
phần khái quát về trường tiểu học, phần này cần thể hiện rõ:
- Tình
hình chung của nhà trường;
- Mục
đích tự đánh giá
- Tóm
tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động tự đánh giá
2. Tự đánh giá
Phần
này mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của nhà trường theo các mức. Nội dung
bao gồm các mục sau đây:
- Mô tả hiện trạng: Cần mô tả, phân
tích, giải thích, đánh giá về hiện trạng của trường tiểu học theo nội hàm của
từng chỉ báo trong tiêu chí. Các phân tích, nhận định phải đi kèm với các minh
chứng cụ thể (đã được mã hoá).
- Điểm mạnh: Nêu những điểm
mạnh nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các nội hàm của từng chỉ báo
trong mỗi tiêu chí (dựa trên hiện trạng, kết quả nhà trường đã thực hiện được
so với yêu cầu của tiêu chí và mục tiêu, kế hoạch đã đề ra) trong việc đáp ứng
các nội hàm của từng chỉ báo trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được
khái quát trên cơ sở nội dung của mục mô tả hiện trạng.
- Điểm yếu: Nêu những điểm
yếu nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các nội hàm của từng chỉ báo
trong mỗi tiêu chí (dựa trên hiện trạng, kết quả nhà trường đã thực hiện được
so với yêu cầu của tiêu chí và mục tiêu, kế hoạch đã đề ra). Có thể giải thích
rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát
trên cơ sở nội dung của mục mô tả hiện trạng.
- Kế hoạch cải tiến chất lượng: Kế hoạch cải tiến
chất lượng phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
trong từng chỉ báo, tiêu chí. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh
chung chung và phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương; đồng thời phải
đảm bảo tính tổng thể. Phải đặt các công việc cần cải tiến của mỗi chỉ báo,
tiêu chí trong mối quan hệ với tất cả các chỉ báo, tiêu chí và phải thể hiện
quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.
- Tự đánh giá: Đạt hoặc không
đạt
Căn cứ
vào mô tả điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường; đối chiếu với yêu cầu của chỉ
báo, tiêu chí để đánh giá chỉ báo, tiêu chí đạt hay không đạt; nếu đạt thì ở
mức nào?
Khi
đánh giá các tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn cần có phần mở đầu ngắn gọn, mô tả,
phân tích chung về cả tiêu chuẩn. Sau khi đánh giá lần lượt từ tiêu chí đầu đến
tiêu chí cuối của mỗi tiêu chuẩn, phải có kết luận chung cho tiêu chuẩn.
3. Kết luận chung
Phần
III. Phụ lục: Tập hợp toàn bộ các số liệu, bảng biểu tổng hợp, thống kê; danh
mục mã hoá minh chứng, hình vẽ, bản đồ, băng, đĩa…
Sau
khi hoàn thành dự thảo, báo cáo tự đánh giá phải được chuyển cho các nhóm làm
việc, các cá nhân cung cấp minh chứng để xác minh lại các minh chứng đã được sử
dụng và mức độ chính xác của các nhận định rút ra từ đó. Các nhóm làm việc, cá
nhân chịu trách nhiệm rà soát lại phần báo cáo có liên quan đến các tiêu chuẩn,
tiêu chí được giao.
1. Tổ chức tổng hợp, hoàn thiện và công khai
báo cáo tự đánh giá
Báo
cáo kết quả đánh giá của từng tiêu chuẩn, tiêu chí sẽ được tổng hợp vào bảng
tổng hợp kết quả tự đánh giá sau khi được Hội đồng tự đánh giá góp ý và các
nhóm làm việc hoàn thiện. Thư kí hội đồng chịu trách nhiệm tập hợp báo cáo của
mỗi nhóm làm việc để triển khai viết báo cáo tự đánh giá của trường tiểu học.
Dự
thảo cuối cùng báo cáo tự đánh giá của trường tiểu học được công bố lấy ý kiến
đóng góp của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; đồng thời được
công bố công khai và cập nhật hằng năm (dưới dạng báo cáo bổ sung) và lưu trữ
tại nhà trường.
Liên
hệ thực tế đơn vị: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tự đánh
giá hàng năm. Hướng dẫn thực hiện, xây dựng đội ngũ làm công tác lập hồ sơ tổ
chức tự đánh giá. Cụ thể như sau:
- Nhà
trường đã triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn của Sở
GD&ĐT trong việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục, làm tốt
công tác tham mưu với Cấp ủy và chính quyền địa phương để triển khai thực hiện
các biện pháp cải tiến chất lượng đạt hiệu quả cao.
- Tổ
chức quán triệt và triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT và Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về công tác KĐCLGD tới toàn thể cán
bộ, giáo viên,nhân viên trong trường. Làm tốt công tác tuyên truyền và nâng cao
nhận thức về nhiệm vụ KĐCLGD nói chung, công tác cải tiến chất lượng giáo dục
nói riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, chính quyền địa
phương, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân trong phường.
- Tiếp
tục chỉ rõ những mặt được, chưa được, đặc biệt là những mặt còn tồn tại chưa
đạt để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thể hiện rõ ý thức trách nhiệm
trong từng biện pháp cải tiến chất lượng, tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức,
điều hành thực hiện công tác cải tiến chất lượng một cách có hiệu quả.
- Bổ
sung hồ sơ các tiêu chuẩn theo quy định
Hoạt động 10
Câu hỏi tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Trên cơ sở nghiên cứu
tài liệu đọc về hoạt động 10, thầy/cô hãy chỉ ra mục đích, nội dung phối hợp
với đoàn ĐGN để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học.
Mục đích phối hợp với đoàn đánh
giá ngoài để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
Phối
hợp với đoàn đánh giá ngoài để đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
nhằm các mục đích sau:
- Tạo
điều kiện để đoàn đánh giá ngoài thực hiện đúng kế hoạch đánh giá ở trường tiểu
học;
- Đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu của đoàn đánh giá ngoài đối với trường tiểu học;
- Tiếp
thu những khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài về cải tiến chất lượng giáo dục
của nhà trường theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục…
Nội dung phối hợp với đoàn đánh giá ngoài để
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
1. Cung cấp minh chứng về các tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục trường tiểu học cho đoàn đánh giá ngoài
Thông
tin minh chứng là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh họa cho các phân
tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Trường tiểu
học cung cấp những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có của nhà
trường gắn với các chỉ báo để xác định từng chỉ báo đạt hay không đạt yêu cầu.
Những thông tin nhà trường cung cấp được sử dụng để chứng minh cho các phân
tích, giải thích, từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh
giá. Việc cung cấp thông tin minh chứng cần đảm bảo:
- Hồ
sơ lưu trữ của trường, của các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều
tra, phỏng vấn những người có liên quan và quan sát các hoạt động giáo dục
trong nhà trường;
-
Thông tin và minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác;
- Minh
chứng phù hợp với từng nội hàm của chỉ báo và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào
sau mỗi phân tích, mô tả, nhận định;
- Minh
chứng dùng cho nhiều tiêu chí trong cùng tiêu chuẩn thì mang ký hiệu theo thứ
tự của tiêu chí và ghi ký hiệu trùng ở phần ghi chú;
- Sắp
xếp thông tin, minh chứng trong các hộp theo thứ tự mã hóa để dễ tìm kiếm.
Những minh chứng đang sử dụng cho công tác quản lý, công tác dạy và học thì lưu
trữ, bảo quản tại nơi đang sử dụng nhưng cần có bảng ghi chú cụ thể để tiện lợi
trong việc tra cứu, tìm kiếm;
- Đối
với thông tin, minh chứng phức tạp, cồng kềnh (như hệ thống hồ sơ, sổ sách; các
văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều; các hiện vật,…)
nhà trường có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu để
thuận tiện cho việc sử dụng.
-
Trong trường hợp không tìm được thông tin, minh chứng cho một chỉ báo, tiêu chí
nào đó (do chiến tranh, hỏa hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu
hồ sơ,...), hội đồng tự đánh giá có thể tìm các cách khác để khẳng định thành
quả của nhà trường và làm rõ trong báo cáo tự đánh giá nhưng phải có tính
thuyết phục.
2. Giải trình các nội dung mà đoàn đánh giá
ngoài yêu cầu
Việc
nghiên cứu hồ sơ đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học của đoàn đánh giá
ngoài có thể đặt ra những vấn đề yêu cầu nhà trường phải cung cấp thông tin và
giải trình.
Việc
nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và các tài liệu, văn bản hướng dẫn, thông tin có
liên quan để chuẩn bị cho hoạt động khảo sát chính thức, đoàn đánh giá ngoài sẽ
tổng hợp những nội dung cần làm rõ. Trường tiểu học cần chuẩn bị các thông tin,
các minh chứng cần thiết và phân công để sẵn sàng giải trình trước các nội dung
mà đoàn đánh giá ngoài yêu cầu.
Chuẩn
bị cho việc giải trình cần chú ý đảm bảo sự phù hợp với nguyện vọng đánh giá
ngoài trường tiểu học là để được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục
hoặc là để được công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồng thời công nhận đạt kiểm
định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các thông tin, minh
chứng cho việc giải trình có thể chuẩn bị theo các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường tiểu học.
3. Phản hồi về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài
Dự
thảo báo cáo đánh giá ngoài sau khi được các thành viên nhất trí thông qua,
đoàn đánh giá ngoài gửi cho trường tiểu học được đánh giá ngoài để lấy ý kiến
phản hồi.
Trường
tiểu học nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài trong thời hạn 10 ngày làm
việc nếu có phản hồi gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài nêu rõ ý kiến nhất
trí hoặc không nhất trí với bản dự thảo báo cáo đánh giá ngoài; trường hợp
không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do. Đoàn đánh
giá ngoài sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học biết
những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý
do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày có văn bản thông báo
cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu, đoàn đánh giá
ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo và
trường tiểu học.
Trường
hợp quá thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh
giá ngoài, trường tiểu học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý với
dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
Hoạt động 11
Câu hỏi tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy/cô hãy trình bày các biện pháp để
tổ chức cải tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học. Liên hệ thực tiễn tại đơn
vị công tác.
Triển khai đồng bộ các biện pháp để cải
tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học
Để cải tiến chất
lượng giáo dục trường tiểu học, cần phải triển khai đồng bộ các biện pháp sau:
- Xây dựng, bổ
sung, hoàn thiện và ban hành quy chế, quy định về hoạt động cải tiến chất lượng
giáo dục của nhà trường, trong đó xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ
phận, đơn vị, cá nhân (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên);
- Xây dựng kế
hoạch cải tiến chất lượng giáo dục dựa trên kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài
và các khuyến nghị của cơ quan quản lý giáo dục các cấp;
- Tổ chức cải
tiến chất lượng giáo dục trường tiểu học theo các hướng: Khắc phục những điểm
yếu đã được chỉ ra ở những tiêu chí/tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; nâng cao
hiệu quả thực hiện các tiêu chí/tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu
đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở mức cao hơn.
- Định kì sơ
kết, tổng kết hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục để chuẩn bị thực hiện hoạt
động này trong các giai đoạn tiếp theo…
Liên hệ thực
tiễn tại đơn vị công tác: Trong những năm qua, đơn vị tôi công tác đã thực hiện
tốt các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục ở nhà trường. Cụ thể:Xây dựng và
ban hành quy chế, quy định về hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục của nhà
trường; Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục dựa trên kết quả tự đánh
giá, đánh giá ngoài và các khuyến nghị của cơ quan quản lý giáo dục các cấp;Tổ
chức cải tiến chất lượng giáo dục trường Tiểu học theo các hướng: Khắc phục
những điểm yếu đã được chỉ ra; nâng cao hiệu quả thực hiện tiêu chí/ tiêu
chuẩn, đáp ứng yêu cầu đạt kiểm định chất lượng giáo. Định kỳ sơ kết, tổng kết
hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục trường Tiểu học.