Sai lầm nghiêm trọng khi giáo viên áp đặt ĐIỂM bài kiểm tra định kỳ vào ĐÁNH GIÁ định kỳ


 

Sai lầm nghiêm trọng khi giáo viên áp đặt ĐIỂM bài kiểm tra định kỳ vào ĐÁNH GIÁ định kỳ

Theo Thông tư 27, để đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục chính xác cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá THƯỜNG XUYÊN và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt (T): Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục

- Hoàn thành (H): Thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục

- Chưa hoàn thành (C): Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục

Bước 2: Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân (toán được làm tròn, tiếng việt có nhiều phần nên không làm tròn từng phần, chỉ làm tròn sau khi cộng lại các phần kiểm tra) và trả lại cho học sinh. Nếu kết quả khác thường so với đánh giá bước 1 thì cho kiểm tra lại.

Bước 3: Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

- Hoàn thành xuất sắc: Các môn học, phẩm chất, năng lực đạt T (như ở bước 1), điểm bài kiểm tra 9 và 10.

- Hoàn thành tốt: Các môn học, phẩm chất, năng lực đạt T (như ở bước 1), điểm bài kiểm tra 7, 8, 9, 10.

- Hoàn thành: Các môn học đạt T hoặc H (như ở bước 1), phẩm chất năng lực đạt T hoặc Đ, điểm bài kiểm tra 5, 6, 7, 8

- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên

Post a Comment

Previous Post Next Post