Cách đặt tên sáng kiến là một trong những mối quan tâm được rất nhiều bạn quan tâm khi bắt tay vào quá trình nghiên cứu. Một cái tên ấn tượng sẽ giúp bài làm của các bạn thu hút được người đọc. Sau đây là những cách lựa chọn và đặt tên đề tài hay nhé!
* Cách lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học hay
Để có thể lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học tốt và phù hợp nhất với mình, các bạn nên lưu ý những điều dưới đây:
- Đặt ra mục tiêu cụ thể: Ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu, tác giả cần xác định muốn làm và thể hiện những gì trong toàn bài, từ đó có thể lựa chọn đề tài nghiên cứu cho phù hợp.
- Xác định phạm vi nghiên cứu: Các bạn nên giới hạn một phạm vi nhất định, thông thường với phạm vi nghiên cứu hẹp thì vấn đề sẽ được khai thác sâu hơn, tránh tình trạng lang man, không đúng trọng tâm.
- Xây dựng luận điểm mới, sáng tạo: Không đi theo hướng cũ hay gần giống với các đề tài nghiên cứu trước đó. Sự sáng tạo sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu của bạn được Hội đồng giám khảo đánh giá cao.
- Lựa chọn phương pháp, nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp: Nhằm nâng cao tính khả thi trong quá trình thu thập kết quả và phát triển đề tài nghiên cứu khoa học.
* Cách đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học
Tên đề tài nghiên cứu khoa học là tên gọi của vấn đề khoa học mà tác giả cần nghiên cứu. Tên đề tài là cái vỏ bề ngoài, còn vấn đề nghiên cứu là nội dung bên trong. Tên của đề tài nghiên cứu là phản ánh cô đọng nhất nội dung cần nghiên cứu.
- Bí kíp đặt tên đề tài nghiên cứu hay
Để đặt được một tên đề tài nghiên khoa học cứu hấp dẫn, tạo ấn tượng mạnh, các bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sau:
- Tên đề tài phải rõ ràng, súc tích, thể hiện được vấn đề mà bạn muốn nghiên cứu. Về nguyên tắc chung, tên đề tài nên ít chữ nhất có thể, nhưng chứa đựng một lượng thông tin cao nhất.
- Từ ngữ sử dụng trong tên đề tài phải đơn nghĩa, tránh sử dụng những từ đa nghĩa vì sẽ dễ gây hiểu lầm, sai ý nghĩa của bài nghiên cứu.
- Tên đề tài phải có mối liên hệ thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của bài nghiên cứu.
- Các bạn nên tư duy, sáng tạo ra một cái tên đề tài mới, tránh trùng lặp với những đề tài đã được nghiên cứu và công bố trước đó.
- Tên đề tài cần rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu
- Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ
- Nên cố gắng đặt tựa đề với một thông điệp mới hay "new thing". Làm được điều này, công trình nghiên cứu sẽ dễ gây sự chú ý của người đọc. Ví dụ: "Phát hiện mới về mối quan hệ giữa......và ....của.....sau....."
- Chú ý cần tránh khi đặt tên đề tài nghiên cứu
Đối với cách đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học, các bạn cần chú ý tránh một số vấn đề sau:
- Không sử dụng các từ, cụm từ mang tính chất bất định về thông tin như: Về, bàn về, một số phương pháp, tìm hiểu về vấn đề, thông tin về,… Những từ và cụm từ này sẽ khiến cho vấn đề nghiên cứu không được xác định rõ ràng, lan man.
- Không sử dụng các từ, cụm chỉ mục đích cho tên đề tài như: Nhằm, góp phần, để,… Những từ này sẽ làm loạn thông tin, không thể hiện được trọng tâm.
- Không nên sử dụng những mỹ từ hay những từ thể hiện tình cảm, chính kiến chủ quan để đặt tên đề tài, vì đề tài nghiên cứu khoa học nên bắt buộc cần phải mang tính khách quan.
- Không nên đặt tên đề tài dưới dạng câu phủ định, khẳng định, nghi vấn hay phát biểu vì như vậy sẽ tạo cho người đọc cảm giác khó chịu.
- Không nên sử dụng các ký tự viết tắt vào việc đặt tên đề tài. Bởi nếu sử dụng thuật ngữ chuyên ngành thì chỉ có người thuộc chuyên ngành đó mới có thể hiểu được. Điều này sẽ gây khó khăn cho những người theo dõi bài nghiên cứu, đặc biệt là những người không chung lĩnh vực.
- Không lựa chọn đặt tên đề tài theo tác động qua lại. Ví dụ “Vấn đề A ảnh hưởng xấu đến B” hay “ Tác động tích cực của A đến B”,…
- Không đặt tên đề tài quá dài vì như vậy sẽ khó tạo ấn tượng sâu với người đọc. Thông thường, tựa đề của bài nghiên cứu sẽ được đặt < 20 từ.
* Ví dụ đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học
Dưới đây là một số cấu trúc + ví dụ về cách đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học để các bạn có thể tham khảo.
Về mặt kết cấu, tên đề tài có thể theo một trong những cách như sau:
- Đối tượng nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu
- Mục tiêu (nhiệm vụ) + Phương tiện
- Môi trường
- Mục tiêu + phương tiện + Môi trường
Tags
SÁNG KIẾN