Thiền Trong Khi Làm Việc Hàng Ngày Để Thay Đổi Cuộc Sống
Nếu chúng ta muốn khoảng thời gian chúng ta đang làm việc trở nên có ý nghĩa, điều tốt nhất ta có thể làm là thiền trong khi làm nó. Điều đó không có nghĩa bạn phải ngồi xuống trong tư thế hoa sen và niệm Nam Mô A Di Đà Phật trong cổ họng. Thực ra bạn có thể thiền ngay trong khi đang làm việc. Dưới đây là cách để biến công việc của bạn trở thành một bài tập thiền.
Tại sao lại thiền trong lúc đang làm việc?
Chúng ta tiêu tốn phần lớn cuộc đời tại nơi công sở, từ 9h sáng tới 5h chiều hàng ngày. Một số người có công việc lặp đi lặp lại cho đến cuối đời. Bởi vậy, nếu chúng ta không sử dụng khoảng thời gian ở công sở có ý nghĩa, ta sẽ hoang phí cuộc đời chúng ta để làm công việc mà chúng ta căm ghét.
Cách thức để thay đổi, đó là thiền.
Thiền mang lại rất nhiều lợi ích. Nó có thể làm giảm thiểu stress, tăng thêm hạnh phúc, tăng thêm khả năng tiếp nhận thông tin, v.v.. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là thiền trong khi làm việc sẽ biến công việc nhàm chán, tầm thường của bạn hàng ngày trở thành thứ gì đó có thể thay đổi con người và cả cuộc đời của bạn.
Vậy chính xác thì thiền là gì?
Tôi muốn chia sẻ với bạn một tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật: “gom”. Gom – về mặt nghĩa đen có nghĩa là “tập cho quen” và nghĩa dịch này cho ta một hiểu biết cặn kẽ về khái niệm thiền là gì. Đó là cách để huấn luyện trí não, loại bỏ được những thói quen xấu và nuôi dưỡng, phát triển những giá trị tích cực, đẹp đẽ vốn có sẵn bên trong chúng ta bao lâu nay.
Thiền ở nơi công sở như thế nào
Trong bài này, tôi muốn chỉ ra một vài cách bạn có thể thực hành tại nơi công sở. Tất cả những kỹ thuật này đều đơn giản và rất có hiệu quả. Chúng có thể được sử dụng cho bất kỳ ai và cho bất kỳ loại công việc nào.
1. Tập trung vào hơi thở
Một trong những cách thức thiền đơn giản và cổ xưa nhất là chú tâm vào hơi thở trong khi thiền.
Làm nó như thế nào
Rất đơn giản. Khi bạn đang ngồi trên ghế hoặc đi vòng quanh trong công sở, bạn đem sự chú tâm của bạn trở về với hơi thở. Bạn đếm nhẩm trong đầu 10 lần, mỗi lần đếm là một lần thở ra và một lần thở vào. Như vậy là 10 lần thở ra, 10 lần thở vào. Nếu bạn quên mất số đếm, bạn chỉ cần bắt đầu lại từ con số 1, cho đến khi bạn đếm tới 10 mới thôi. Bạn hãy thử làm như vậy vài lần mỗi ngày.
Lợi ích
Mục đích của sự thực tập này gọi là “tập trung đơn thuần”, khi người thực tập chỉ tập trung sự chú ý của anh ta vào một đối tượng duy nhất, trong một khoảng thời gian đáng kể. Phải mất hàng năm mới có thể thực tập được nó thành công, nhưng ngay khi mới bắt đầu, bạn đã phần nào cảm nhận thấy lợi ích ít nhiều từ nó.
Ví dụ, bằng cách thực tập thở bạn có thể nâng mức độ tập trung vào công việc của bạn. Bạn sẽ không dễ dàng bị mất tập trung. Hơn thế nữa, thực tập thở sẽ giúp bạn giải tỏa stress và những lo lắng, chấm dứt những dòng suy nghĩ miên man vô ích đã khiến chúng ta lãng phí khi nghĩ về nó cả một ngày trời.
2. Tỉnh thức (Mindfulness)
“Uống chén trà của bạn chậm rãi và cẩn trọng, như nó là việc trọng đại nhất trên đời này bạn phải làm. Uống thật từ từ, từng ngụm, và không vội vã, lo lắng về tương lai. Hãy sống trong giờ phút hiện tại với chén trà. Chỉ có giây phút hiện tại này mới chính là cuộc sống.” – Thích Nhất Hạnh
Thực tập tỉnh thức khá tương đồng với thực tập hơi thở ngoại trừ việc thay vì tập trung vào hơi thở, bây giờ bạn sẽ tập trung vào công việc bạn đang làm. Nghe có vẻ đơn giản và hiển nhiên, nhưng liệu rằng bạn có thể tập trung suốt cả ngày trời? Tôi thì không thể làm được.
Có thể trong khi đang gõ một văn bản, bạn lại đang nghĩ về việc nên mua gì cho bữa tối nay hoặc một cô gái bạn vừa gặp ở quảng trường đã nói gì với bạn. Chúng ta chẳng bao giờ có thể tập trung 100% vào những gì chúng ta đang làm. Chúng ta chỉ có thể thực sự tập trung chỉ trong một vài giây ngắn ngủi mà thôi.
Thực hiện điều đó như thế nào
Thiền tỉnh thức là cách thức đơn giản nhất nhưng lại là cách khó nhất. Nhiệm vụ tưởng rất đơn giản là mang sự tập trung của mình hoàn toàn vào việc mà chúng ta đang làm. Nếu bạn đang viết, hãy chỉ tập trung vào việc viết mà thôi. Nếu bạn đang đi, bạn chỉ tập trung vào việc đi mà thôi.
Cách này nó bởi trí não chúng ta thường lo lắng và suy nghĩ vòng quanh, không thể kiểm soát được. Một trong những người thầy dậy đạo Bụt cho tôi đã so sánh tâm trí với một con khỉ hoang liên tục nhảy từ cành này sang cành nọ và không muốn ngồi yên trong lồng.
Tuy nhiên, khi chúng ta thiền tỉnh thức, nó rất hữu ích để mang sự tập trung của bạn trở lại với công việc mỗi khi “trí não khỉ” của bạn muốn nhảy đi đâu đó. Bạn có thể phải làm điều đó mỗi 2,3 giây. Thực tập phương pháp này thường xuyên, khoảng thời gian bạn an trú được trong sự tập trung sẽ bắt đầu được kéo dài thêm. Và sau đó bạn sẽ thực sự gọi là LÀM VIỆC theo đúng nghĩa!
Lợi ích
Lợi ích của thiền tỉnh thức rất lớn. Một khi bạn thức tỉnh, bạn sẽ nhận ra đâu là những suy nghĩ và cảm xúc có hại và vô ích, trước khi chúng kịp bao trùm và cầm tù bạn. Đây có thể là lợi ích thêm của sự thực tập. Chúng ta tập trung vào những gì chúng ta đang làm nhưng đồng thời chúng ta còn đang trông coi “trí não khỉ” của chúng ta, và nhẹ nhàng đưa trở nó vào trong lồng bằng cách chuyển sự tập trung của mình sang công việc.
Thiền tỉnh thức còn giúp bạn thư giãn và sống chậm lại, sâu sắc hơn. Bạn sẽ không còn cảm thấy stress trong công việc.
Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất chính là bạn không còn cảm thấy lãng phí cả ngày trời để làm những việc mà bạn không hề hứng thú. Bằng việc tập trung thực sự vào công việc, bạn sẽ tìm ra những tầng ý nghĩa sâu hơn của những công tưởng chừng như là đơn giản nhất.
3. Thực tập lòng trắc ẩn
“Mọi niềm vui trên thế giới này. Đều đến từ niềm khao khát làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc,Và mọi nỗi bất hạnh trên thế giới này,Đều đến từ niềm khát khao tìm kiếm hạnh phúc cho chính bản thân mình.” – Shantideva
(“Whatever joy there is in this worldAll comes from desiring others to be happy,And whatever suffering there is in this world,All comes from desiring myself to be happy.” – Shantideva)
Như tôi đã nói từ đầu bài viết, thiền không phải chỉ là ngồi xuống, chân bắt chéo giống tư thế kiết già và “tập luyện thể lực cho trí não”. Nó là thứ lớn lao hơn thế.
Sau khi bạn thiền, một điều kỳ diệu nào đó sẽ xảy ra. Nó xảy ra rất từ từ nhưng nó sẽ xảy đến với tất cả mọi người. Bạn cảm nhận thấy lòng từ bi. Lòng từ bi nằm ở chỗ là bạn ước mong mọi người xung quanh bạn sẽ thoát khỏi những khổ đau. Lý do khiến cho bạn cảm thấy từ bi sau khi thực tập thiền là vì bạn sớm nhận ra rằng hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào cách suy nghĩ của trí óc bạn – và không phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài. Bạn trở nên từ bi bởi vì bạn ước mong mọi người cũng có thể nhận được lợi lạc từ thiền tập như bạn!
Tuy nhiên, từ bi còn hơn cả “lợi ích bên cạnh” của việc thực tập thiền. Nó là dạng thiền cao nhất trong tất cả. Nếu bạn thiền với lòng từ bi, bạn sẽ đạt được tất cả những tầng bậc thiền khác. Tâm từ bi chính là sức mạnh, sự bình an bên trong bạn.
Thực hiện như thế nào
Nếu bạn muốn thực tập thiền từ bi, bạn cần sự trợ giúp của những người chung quanh bằng cách nhìn vào tình thế hiện tại của chính bạn. Đó là điều tôi muốn nói: tất cả mọi người đều muốn hạnh phúc, giống như bạn. Không ai muốn chịu khổ đau, giống như bạn không muốn mình chịu khổ đau. Mọi người hàng ngày sẽ chỉ chú tâm vào việc làm sao để khiến bản thân họ được hạnh phúc, cũng giống như bạn.
Thiền với lòng từ bi rất dễ bởi bản thân chúng ta đã có sẵn lòng từ bi một cách rất tự nhiên bên trong con người chúng ta. Chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm về lòng từ bi trong cuộc sống. Và lòng từ bi lớn nhất trong tất cả chính là lòng từ bi giữa một người mẹ và đứa con. Một người mẹ sẽ làm tất cả cho đứa con của mình, thậm chí việc đó có thể khiến cho bà bị đặt vào tình thế nguy hiểm. Hãy nghĩ về điều đó cũng như nghĩ về cha, mẹ, anh, chị, em, con của bất kỳ ai, chúng ta sẽ sớm đối đãi họ với lòng từ bi như với các thành viên trong gia đình chúng ta. Thiền với lòng từ bi là luôn suy nghĩ như vậy trong bất kỳ hành động và khoảng thời gian nào trong ngày của chúng ta.
Lợi ích
Thiền với lòng từ bi sẽ khiến bạn trở thành một con người tốt bụng và đáng yêu. Bạn sẽ trở thành một người cha/mẹ, bạn đời, anh/chị hoặc đồng nghiệp tốt hơn. Bạn sẽ trở thành trụ cột cho người khác nương dựa vào. Bạn thậm chí sẽ trở nên mạnh mẽ và độc lập bởi vì bạn đã chuyển sự tập trung từ nỗi khổ của riêng mình sang việc làm thế nào để khiến người khác bớt khổ đau. Đó là lý do vì sao những chiến binh họ có thể can trường đến thế trong những trận chiến: họ chỉ tập trung vào đất nước, đồng đội hay vị vua của họ. Chứ không tập trung vào chính bản thân mình.
4. Thiền về cái chết
“Cuộc sống của chúng ta ngắn ngủi giống như một tia sét chỉ chợt lóe sáng trong màn đêm.” – Shantideva
Trong truyền thống đạo Bụt, một trong những điều đầu tiên bạn được học đó là về cái chết. Thầy của bạn sẽ nói rằng cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào. Và khi bạn chết, bạn không thể mang theo tiền tài, gia đình hay bất-kỳ-thứ-gì-trên-đời-này theo bạn. Một khi bạn ngộ ra rằng cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào, bạn mới thực sự bắt đầu sống, như vừa được “tái sinh” lại một cuộc đời mới vậy. Đó là cách mà người thày dạy bạn biết cách trân quý cuộc đời của mình và người khác như thế nào. Khi thiền định sâu sắc về mối tương quan giữa cái chết và sự sống, chúng ta có thể đạt được cái thấy và sẽ được giải thoát hoàn toàn.
Thực hiện nó như thế nào
Thực tập thiền về cái chết rất dễ. Tất cả những thứ bạn cần là nhìn nhận có thể hôm nay là ngày cuối cùng bạn còn sống trên đời. Bạn có thể bị một chiếc xe đâm phải hoặc bị nghẹn và dẫn đến ngạt thở trong bữa chưa, và bạn sẽ ra đi mãi mãi. Nếu nghĩ như vậy, bạn sẽ bớt cảm thấy chán nản và tức giận hơn. Bạn sẽ không bị làm phiền bởi những điều nhỏ nhặt xung quanh bạn, và bạn sẽ có một lòng từ bi lớn với mọi người khi biết rằng họ sẽ chết và xa rời mình vào một ngày nào đó.
Lợi ích
Lợi ích của việc thiền về cái chết là bạn không còn tiêu tốn hoang phí tháng ngày của bạn. Bạn sẽ có nhiều động lực, năng lượng và sức mạnh hơn bao giờ hết để làm điều bạn thực sự muốn làm. Nếu sau khi thiền về cái chết mà bạn cảm thấy tuyệt vọng, thì đó là do bạn đã thực tập sai lầm. Thiền về cái chết chỉ khiến bạn thấy yêu đời hơn, chứ không phải theo chiều hướng ngược lại.
Tổng kết
Thiền tập có thể mang lại rất nhiều lợi lạc. Có rất nhiều hình thức thiền trên thế giới hiện nay. Những điều được viết trong bài này chỉ là những chỉ dẫn nhỏ để giúp cho công việc hàng ngày của bạn trở nên có ý nghĩa hơn. Hãy thực hành, và chia sẻ với tôi kết quả mà bạn đạt được!