Sáng sớm hôm sau, tiểu hòa thượng ôm một tảng đá lớn đi chợ rau bán. Mọi người ra vào trong chợ rất tò mò. Một bà nội trợ đi tới hỏi: "Viên đá giá bao nhiêu?". Tiểu hòa thượng không đáp giơ hai ngón tay ra, bà nội trợ liền nói: "2 tệ?", tiểu hòa thượng lắc đầu. Bà nội trợ lại hỏi: "Vậy là 20 tệ? Cậu bán cho tôi đi để tôi mua về ép dưa cải".
Vị sư nhỏ nghe thấy vậy liền mừng thầm: "Trời ạ, có người đã trả 20 tệ cho một viên đá vô giá trị!". Nhưng nhớ lời thầy dạy nên cậu đã mang về. Khi trở về, tiểu hòa thượng hớn hở đến gặp sư phụ: "Thưa thầy, hôm nay có một bà nội trợ muốn trả 20 tệ để mua viên đá đó. Người có thể nói cho con biết bây giờ giá trị lớn nhất của đời mình là gì được chưa?".
Thiền sư trả lời: "Con chớ vội. Sáng mai con hãy đem viên đá này đến bảo tàng. Nếu có người hỏi giá, con vẫn chìa hai ngón tay ra. Nếu người ta đưa ra một đề nghị mới, đừng bán nó và hãy mang về".
Sáng hôm sau, trong viện bảo tàng, một nhóm người tò mò xem và xì xào: "Một viên đá bình thường như vậy có giá trị gì?". Lúc này, một người lao đến lớn tiếng nói với tiểu hòa thượng: "Tiểu hòa thượng, ngươi bán hòn đá này bao nhiêu?".
Vị sư nhỏ không nói gì, và đưa hai ngón tay ra. Người đàn ông nói: "200 tệ?", cậu bé lắc đầu. Người kia lập tức ra giá: "2000 tệ là giá cuối cùng. Tôi chỉ muốn dùng nó để tạc tượng thần". Tiểu hòa thượng vừa nghe lời này đã phân vân nhưng cuối cùng vẫn nhớ lời thầy ôm viên đá về.
Về đến nơi, cậu chạy đến gặp thiền sư: "Sư phụ, hôm nay có người trả 2.000 tệ để mua viên đá của con. Lần này người phải nói cho con biết giá trị lớn nhất của cuộc đời". Thiền sư cười và nói: "Ngày mai con hãy mang viên đá này đến cửa hàng đồ cổ. Vẫn như cũ, nếu như họ trả giá lại thì không được bán. Lần này, sư phụ sẽ nói cho cô biết giá trị lớn nhất của cuộc đời là gì".
Sáng ngày thứ ba, tiểu hòa thượng lại mang cục đá lớn đến cửa hàng đồ cổ, có rất nhiều đứng xem và bàn tán: "Đây là loại đá gì? Khai quật ở đâu? Là ở triều đại nào? Để làm gì?"... Cuối cùng, có một người đến hỏi giá: "Tiểu sư phụ, viên đá của ngươi giá bao nhiêu?".
Cậu bé lại im lặng, đưa hai ngón tay ra. "20000 tệ?" - Tiểu hòa thượng trợn mắt ngạc nhiên, vị khách cho rằng giá quá thấp nên vội ra giá mới: "Vậy thì 200.000 tệ?". Tiểu hòa thượng nghe vậy dù rất bất ngờ nhưng vẫn nhặt đá lên, vội vàng trở về núi gặp sư phụ.
Lần này cậu chạy đến và nói:" Sư phụ, hôm nay có một người ra giá 200.000 tệ mua đá của chúng ta! Thầy có thể cho con biết đáp án được chưa?".
Vị thiền sư sờ đầu chú tiểu và âu yếm nói: "Con ơi, giá trị lớn nhất trong cuộc đời giống như hòn đá này. Nếu con đặt mình vào chợ bán rau, con chỉ đáng giá 20 tệ, trong bảo tàng, con trị giá 2.000 tệ. Còn trong cửa hàng đồ cổ, con sẽ trị giá 200.000 tệ! Nền tảng khác nhau và vị trí khác nhau, giá trị cuộc sống sẽ hoàn toàn khác nhau".
Câu chuyện của tiểu sư phụ cũng giống với chúng ta. Bạn sẽ định vị cuộc sống của mình như thế nào? Bạn định đặt mình vào cuộc đấu giá nào? Giá trị của bạn không thể do một lời nói mà được định đoạt. Việc bản thân sinh ra là ai, hoàn cảnh như thế nào, chúng ta không thể chọn lựa. Nhưng vị trí của chúng ta ở đâu, bản thân đáng giá bao nhiêu thì hoàn toàn có thể thay đổi.
Một người không làm được việc thì dù thay đổi cả nghìn công việc cũng sẽ chẳng hài lòng. Một người không biết cách trân trọng tình yêu dù gặp gỡ bao nhiêu người đi chăng nữa cũng vẫn cô đơn. Một ông chủ không học hỏi sẽ không bao giờ có thể phát triển bền vững. Đối với một người không biết giữ gìn sức khỏe thì dù uống bao nhiêu thuốc cũng không thể giải quyết được vấn đề.
Bản thân chúng ta là gốc rễ của mọi thứ, muốn thay đổi hoàn cảnh thì trước hết bạn phải thay đổi chính mình! Học tập là nền tảng để thay đổi bản thân. Khi chúng ta thay đổi, mọi thứ đều đổi thay.
Thế giới quan là do chính bạn tạo ra. Bạn lạc quan, vui vẻ, không ngừng nỗ lực và học cách thích ứng thì cuộc sống sẽ vươn đến những đỉnh cao mới. Tương tự, nếu bạn phàn nàn, chỉ trích, đổ lỗi, oán giận mỗi ngày thì cuộc sống chẳng khác gì địa ngục