11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán Tiểu học
Câu
1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm
lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học, học sinh nhận
biết được các số có hai chữ số từ 20 đến 50; đọc viết được các số có 2 chữ số
từ 20-50.
Câu
2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
Trong bài học, học sinh sẽ được thực
hiện các hoạt động:
- Khởi động
- Nhận biết các số có 2 chữ số
- Thực hành, luyện tập
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào
thực tiễn.
Câu
3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những
"biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình
thành, phát triển cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ
thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm
chất năng lực sau:
- Các phẩm chất: cẩn thận, nhanh
nhẹn.
- Các năng lực:
+ Năng lực đặc thù: Năng lực giao
tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán; năng lực tư
duy và lập luận toán học.
+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và
tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Câu
4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh
sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình
thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy
học/ học liệu: Phiếu học tập, các bó que tính và các que tính rời.
Câu
5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm)
để hình thành kiến thức mới?
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/
học liệu để hình thành kiến thức mới
* Học sinh “làm” các thao tác sau:
- HS nhìn rồi lấy một số que tính
như dòng đầu tiên trong sách (23 que)
- HS đếm rồi bó thành từng bó gồm 10
que tính.
- HS xác định có bao nhiêu bó, bao
nhiêu que tính rời.
* Học sinh viết, đọc số: 23, 21, 24,
25.
* Học sinh làm tương tự với các số
36, 42.
Câu
6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành
kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải
hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:
- Nhìn tranh, lập được các số có hai
chữ số bất kỳ từ 21 đến 50.
- Nhận biết được cấu tạo các số từ
21 đến 50, biết được vị trí của các số từ 21 đến 50 trong dãy số tự nhiên
- Thông qua các thao tác với que
tính trong từng trường hợp để tạo lập số có hai chữ số từ 21 đến 50.
- HS đếm nhẩm nhanh, đếm số bạn
trong lớp mình, đếm số bàn, số ghế có trong lớp học rồi viết được các số đó.
Câu
7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về
kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là: Dựa
vào định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể, dựa vào mục tiêu cần đạt. Đánh giá của giáo viên, đánh giá
giữa học sinh với học sinh. Đánh giá thông qua trả lời miệng, đánh giá thông
qua thao tác của học sinh. Đánh giá về chữ viết, về kỹ năng trình bày qua hoạt
động học của học sinh.
Câu
8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện
tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị
dạy học/học liệu như: sách giáo khoa, phiếu bài tập, các băng giấy, số bàn ghế
trong lớp học, số học sinh nam trong lớp học, số học sinh nam, số học sinh nữ.
Câu
9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm)
để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/
phiếu bài tập, các băng giấy để luyện tập vận dụng kiến thức mới:
* Phiếu bài tập: Học sinh nhìn, đếm
theo chục rồi viết số theo mẫu. Từ đó học sinh xác định được số chục, số đơn vị
và đọc số đó.
* Băng giấy: Học sinh củng cố nhận
biết về các số trong phạm vi 50.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Câu
11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Kết hợp đánh giá quá trình và đánh
giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các
công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt
được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các
em thực hiện các hoạt động học.