1. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018 được kế thừa và tiếp tục
phát triển từ môn học/hoạt động giáo dục nào?
Môn Khoa học
Môn Đạo đức
Môn Tự nhiên và Xã hội
Hoạt động trải nghiệm
2. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Môn Lịch sử và Địa lí tiểu học năm 2018 khác so với môn
LS&ĐL hiện hành là:
Môn học tích hợp.
Được học từ lớp 4 và 5.
Hai môn học tách rời nhau.
Hai phân môn Lịch sử và Địa lí.
3. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018 có quan hệ mật thiết với
các môn học/hoạt động giáo dục nào ở cấp tiểu học?
Môn Đạo đức
Môn Khoa học
Môn Tự nhiên và Xã hội
Môn Khoa học và Xã hội, Khoa học, Đạo đức
4. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là quan điểm xây dựng chương trình
môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018?
Chú trọng lựa chọn điểm
Thiết kế chương trình theo hướng tiếp cận nội dung Lịch sử và Địa
Thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lí và xã hội
Tích hợp nội dung Lịch sử, Địa lí và một số nội dung văn hoá, xã
hội
5. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử và Địa lí tiểu học
2018 là:
Hình thành và phát triển các năng lực Lịch sử và Địa lí.
Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực
chung.
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương,
đất nước, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Hình thành và phát triển các năng lực Lịch sử, Địa lí; góp phần hình
thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung.
6. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là năng lực đặc thù của môn Lịch
sử và Địa lí tiểu học 2018?
Tìm hiểu Lịch sử và Địa lý.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Nhận thức về khoa học Lịch sử và Địa lí.
Yêu nước, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân
tộc.
7. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt của năng lực
nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học?
Yêu nước, tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân
tộc.
Nêu được cách thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự
nhiên.
Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của
địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.
Kể, nêu, nhận biết được các hiện tượng địa lí, sự kiện lịch sử,
một số giá trị, truyền thống, một số nền văn minh, một số vấn đề khó khăn mà
nhân loại đang phải đối mặt.
8. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt của năng lực
tìm hiểu Lịch sử và Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học?
Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch
sử và hiện tượng địa lí,...
Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của địa
phương, vùng miền, đất nước, thế giới.
. Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin; biết đọc
lược đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.
So sánh, nhận xét, phân biệt được sự đa dạng về tự nhiên, dân
cư, lịch sử, văn hoá ở một số vùng miền; nhận xét được tác động của thiên nhiên
đến hoạt động sản xuất của con người và tác động của con người đến tự nhiên.
9. Hãy lựa chọn phương án
trả lời đúng nhất: Yêu cầu cần đạt của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học trong môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học là
Trình bày, mô tả được một số nét chính về lịch sử và địa lí của
địa phương, vùng miền, đất nước, thế giới.
Trình bày được ý kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật lịch
sử và hiện tượng địa lí,...
Biết quan sát, tra cứu tài liệu để tìm thông tin; biết đọc lược
đồ, biểu đồ, bản đồ tự nhiên, dân cư,... ở mức đơn giản.
Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên
bản đồ; sử dụng được đường thời gian để biểu diễn tiến trình phát triển của sự
kiện, quá trình lịch sử.
10. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Ý nào sau đây không phải là điểm mới về mạch nội dung của
chương trình môn Lịch sử và Địa lí tiểu học 2018?
Tích hợp nội dung giáo dục Lịch sử và Địa lí.
Nội dung địa phương được thiết kế ở đầu lớp 4.
Nội dung tách thành 2 phân môn Lịch sử và Địa lí.
Mở rộng dần về không gian địa lí và không gian xã hội.
11. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” (Lớp 5): nội dung nào
sau đây được tinh giảm?
Đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam và vai trò của chúng
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế
Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống
thiên tai
Một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và
đời sống
12. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” (Lớp 5): nội dung nào
sau đây không được tinh giảm:
Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế
Nhận xét được mối quan hệ giữa khí hậu với chế độ nước của sông
ngòi.
Đặc điểm đất phù sa, feralit; Phân biệt được rừng nhiệt đới và
rừng ngập mặn
13. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” (Lớp 5): nội dung nào
sau đây không phải là nội dung mới:
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế
Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống
thiên tai
Một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và
đời sống
Đặc điểm đất phù sa, feralit; Phân biệt được rừng nhiệt đới và rừng
ngập mặn
14. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” (Lớp 5), năng lực nào
sau đây không thuộc năng lực chung cần được hình thành cho học sinh:
Năng lực tự chủ và tự học
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
15. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Trong chủ đề “Thiên nhiên Việt Nam” (Lớp 5), năng lực nào
sau đây không thuộc năng lực đặc thù cần được hình thành cho học sinh:
Năng lực tự chủ và tự học
Năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Năng lực nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí
16. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Ý nào dưới đây không phải là định hướng chung về phương
pháp dạy học trong dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử và Địa lí tiểu học?
Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học
Chú trọng truyền thụ hệ thống tri thức khoa học cho học sinh.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tập trung rèn luyện
năng lực tự học cho HS.
Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt,
sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều
kiện cụ thể.
17. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực chung
và năng lực Lịch sử Địa lý khi dạy học môn Lịch sử Địa lý tiểu học cần:
Sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học và phương tiện dạy học
Lựa chọn hệ thống kiến thức phù hợp với nội dung và đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo tinh thần
thông tư 22 của Bộ GD&ĐT
Lựa chọn kiến thức phù hợp, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá
18. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Chương trình Lịch sử Địa lý tiểu học góp phần hình thành
năng lực khoa học
năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lý
năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí
năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng lịch sử và địa lí
19. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Thiết bị dạy học trong môn Lịch sử Địa lý tiểu học cần
đáp ứng các yêu cầu?
Phương tiện dạy học lịch sử và địa lí có hai chức năng cơ bản là
trực quan và nguồn tri thức
Phương tiện dạy học trong lịch sử và địa lí có nhiều loại khác
nhau, như các lược đồ, bản đồ giáo khoa, tranh ảnh, mô hình…
Sử dụng linh hoạt và đa dạng phương tiện dạy học, đặc biệt là
ứng dụng rộng rãi CNTT trong dạy học Lịch sử và Địa lí.
Đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, đúng lúc, phối hợp
nhiều loại khác nhau, đủ cường độ và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh.
20. Hãy lựa chọn phương
án trả lời đúng nhất: Mục tiêu của việc đánh giá trong dạy học môn Lịch sử Địa
lý ở tiểu học?
Tăng cường áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ và
năng lực của học sinh, bao gồm đánh giá quá trinh, cuối học kỳ và năm học.
Là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong Chương
trình tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học.
Khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn
đề có liên quan đến môn học, giúp học sinh tự tin, chủ động sáng tạo và chăm
chỉ học tập, rèn luyện
Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng
yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt
động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lý