Sử dụng hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học trong tổ Khối 1 tại đơn vị

 



Đề tài: Sdụng hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học trong tổ Khối 1 tại đơn vị

NỘI DUNG:

I. Thực trạng và nguyên nhân

1. Thực trạng

Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Song để cho giờ học thực sự đổi mới, việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là hết sức cần thiết. Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, quá trình giáo dục đối với các môn học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Dưới sự điều khiển của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó: Làm tăng khả năng truyền tải thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn . Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho người học thụ động không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và làm cho chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao. Để làm tốt được điều này thì sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học là không thể thiếu được. Đối với học sinh tiểu học, thiết bị dạy học lại càng đặc biệt quan trọng hơn vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kỹ năng kỹ xảo.

Tóm lại: Thiết bị dạy học là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.

Đầu năm  học 2016 – 2017, tôi đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học của 3 giáo viên trong tổ qua dự giờ thăm lớp, kết quả thu được như sau:

 

TS tiết

Không có sử dụng

Sử dụng chưa hiệu quả

Sử dụng có hiệu quả

Số tiết

Tỉ lệ %

Số tiết

Tỉ lệ %

Số tiết

Tỉ lệ %

36

0

0

28

77,8

8

22,2

 

2. Nguyên nhân

Trong những năm qua, các trường tiểu học đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị và đồ dùng dạy học, có những thùng đồng bộ để dạy cho cả cấp học và những bộ va-li để dạy theo lớp nhưng thống kê theo danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ.

Từ thực tế thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu, bản thân giáo viên còn ngại sử dụng, cán bộ phụ trách thiết bị ở trường lại kiêm nhiệm những việc khác nên việc mượn - trả gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên lên lớp sử dụng đồ dùng thiếu thường xuyên . Trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học, một số giáo viên còn lúng túng.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong những năm vừa qua cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư và nâng cấp, song thực tế vẫn còn hết sức khó khăn, nhất là vùng nông thôn. Trường thiếu các phòng chức năng, phòng đồ dùng thiết bị. Tất cả các điều kiện trên cũng là một khó khăn cho việc bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm, giải pháp nhằm giúp cho giáo viên: “Sử dụng hiệu quả thiết bị sẵn có và đồ dùng dạy học tự làm ở lớp 1 tại đơn vị”.

- Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong giảng dạy, làm cho tiết

học trở nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học

sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

- Người giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị vào dạy học.

- Người giáo viên phải xác định được đối tượng học sinh mà mình giảng dạy là ai ? Cần phải dạy như thế nào để phù hợp với đối tượng này ? Người giáo viên phải biết sử dụng thiết bị dạy học để làm cho tiết dạy trở nên sinh động, dễ hiểu. lý thuyết được kết hợp với thực hành giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn… Từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh say mê và yêu thích môn học.

II. Biện Pháp thực hiện

- Nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học

- Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, tổ Khối 1 tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề: sử dụng đồ dùng dạy học tự làm có hiệu quả vào đổi mới phương pháp dạy – học phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý thiết bị dạy học cùng với giáo viên trong tổ rà soát lại các thiết bị dạy học sẵn có, sửa chữa bổ sung và sắp xếp lại theo hệ thống môn học để tiện trong việc mượn và sử dụng.

- Mỗi giáo viên đã có kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học: kế hoạch năm, tháng, tuần và được tổ trưởng chuyên môn duyệt thực hiện. Trên cơ sở đó tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng thiết bị của tổ theo năm, tháng, tuần. Hằng tháng, tuần có báo cáo

với Ban giám hiệu để quản lý và theo dõi.

- Tổ cũng đã soạn được các thiết bị theo chủ đề, chủ điểm. Các thành viên trong tổ đã soạn được bộ giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Đầu năm học tôi đã phát động giáo viên trong tổ Khối 1 do tôi phụ trách tự làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ cho công tác giảng dạy có hiệu quả.

- Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi cùng với các thành viên trong tổ

đã suy nghĩ xây dựng chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học tự làm như thế nào để đạt

hiệu quả và phát huy được tính năng của nó.

- Các giáo viên trong tổ phải chuẩn bị tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học tự làm để thao giảng trong tổ khối rồi cùng trao đổi rút kinh nghiệm về hình thức tổ chức, cách thức vận dụng các phương pháp trong dạy học cũng như tính năng và hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm của mỗi giáo viên. 

- Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu. Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác.

- Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học.

- Khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên phải biết lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy. Giáo viên phải khéo léo kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của các em: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề.

- Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Phải định hướng công việc: cần dạy những gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức tổ chức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng dạy học cần thiết nào, ước lượng thời gian cho việc tổ chức các hoạt động dạy học.

- Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết

vào thực hành, đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dễ quan sát, dễ dàng tiếp cận nhằm phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học.

- Giáo viên phải đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bế tắc, điều đó làm mất nhiều thời gian mà không

 hiệu quả.

- Song, nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm

dụng nó sẽ làm mất nhiều thời gian và làm loãng trọng tâm bài dạy; dễ làm cho học

sinh bị phân tâm, phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.

- Khi sử dụng thiết bị thì giáo viên cần quản lý, tổ chức tiết học sao cho hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào các hoạt động dạy học.

III. Hiệu quả và khả năng áp dụng

1. Hiệu quả

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy học vào đổi mới phương pháp giảng dạy tại đơn vị.

- Khi giảng dạy 100% giáo viên trong tổ sử dụng thiết bị phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của bài dạy.

- Học sinh tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức.

- Trong các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học, học sinh học tập sôi nổi và hứng thú hơn.

- Đa số học sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc sâu được kiến thức

- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác với bạn bè trong nhóm tốt hơn.

Cho đến thời điểm giữa học kì 1 của năm học 2016 – 2017, tôi đã khảo sát lại tình trạng sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học trong tổ khối đạt kết quả như sau:

  

TS tiết

Không có sử dụng

Sử dụng chưa hiệu quả

Sử dụng có hiệu quả

Số tiết

Tỉ lệ %

Số tiết

Tỉ lệ %

Số tiết

Tỉ lệ %

12

0

0

1

8,33

11

91,67

Qua việc sử dụng thiết bị trong dạy học đã mang lại những kết quả khả quan. Đã làm thay đổi nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kích thích học sinh hứng thú học tập. Tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc trò chép” mà học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động tự tìm kiếm kiến thức mới, sắp xếp hợp lý quá trình học tập, tự rèn luyện của bản thân.

2. Khả năng áp dụng

- Sáng kiến này đã được thực hiện tốt tại đơn vị và có thể nhân rộng toàn cấp

tiểu học trong toàn huyện.

Trên đây là sáng kiến của bản thân về việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm hiệu quả trong đổi mới phương pháp giảng dạy trong tổ khối 1 Trường TH Mỹ Hòa 2 trong năm học qua và đến thời điểm này. Rất mong những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Post a Comment

Previous Post Next Post