TÀI LIỆU BỒI
DƯỠNG
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
(Mô–đun 3.3)
Môn Đạo đức
HÀ NỘI, 2020
i
Giáo
viên: GV
Học
sinh: HS
Phẩm
chất: PC
Kiến
thức: KT
Kĩ
năng: KN
Năng
lực: NL
Phương
pháp: PP
Sách giáo
khoa: SGK
Chương
trình: CT
Chương trình
giáo dục phổ thông: CT GDPT
2
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hợp – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội
TS. Nguyễn Thị Thu Hằng – Trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên
3
Sau khi học mô–đun này, học viên có
thể:
– Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình
thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
– Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ
thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển
năng lực của học sinh;
– Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập và sự tiến bộ của học sinh về phẩm chất, năng lực;
– Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo đường phát
triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy
học môn học;
– Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ
chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
B. NỘI DUNG
CHÍNH
Phần 1: Giới thiệu lý thuyết và phân tích yêu cầu, quy
trình, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực
– Nội dung 1: Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh
giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học môn Đạo đức
– Nội dung 2: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học
tập và sự tiến bộ của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực đối với môn học,
hoạt động giáo dục môn Đạo đức
– Nội dung 3: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo
đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương
pháp dạy học môn Đạo đức
Phần 2. Các ví dụ minh họa các phương pháp, hình thức kiểm
tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn
Đạo đức
C. HÌNH THỨC TỔ
CHỨC BỒI DƯỠNG
- Bồi dưỡng
trực tiếp
- Bồi dưỡng
qua mạng
D. TÀI LIỆU VÀ
THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tài
liệu đọc của Mô đun 3, môn Đạo đức 4
-
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Đạo đức 2018
- Video bài
giảng tương ứng với các nội dung Mođun 3 môn Đạo đức
- Hệ thống câu
hỏi kiểm tra đánh giá theo các nội dung
- Máy tính,
máy chiếu nối mạng internet
5
PHẦN 1. GIỚI THIỆU
LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU, QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC
SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
CHƯƠNG
1. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO
ĐỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Đặc điểm môn Đạo đức
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1.
Phân tích được vai trò của môn Đạo
đức trong các môn học Giáo dục công dân ở bậc phổ thông và đặc trưng của nó.
2. Phân tích
được đặc điểm nội dung, phương pháp của môn Đạo đức.
Thông tin cơ bản
Môn Đạo đức
ở cấp tiểu học là một môn học thuộc các môn Giáo dục công dân trong chương
trình giáo dục bậc phổ thông, giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình
thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học
về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Đạo đức góp phần bồi dưỡng cho
học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc
biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo
đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc
và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và hội nhập quốc tế.
Nội dung chủ
yếu của môn Đạo đức là giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, cùng một số nội dung
giáo dục pháp luật và giáo dục kinh tế. Những nội dung này định hướng chính vào
giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành
cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự
điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Phương pháp
dạy học môn Đạo đức giúp học sinh hình thành những kiến thức đạo đức cơ bản về
các chuẩn mực hành vi đạo đức, thái độ và tình cảm đạo đức tích cực và kỹ năng,
hành vi đạo đức đúng đắn và trên cơ sở đó, phát triển cho các em những phẩm
chất, năng lực theo quy định của chương trình.
6
Phương
pháp dạy học môn Đạo đức coi trọng vốn kinh nghiệm sống của học sinh, giúp các
em trải nghiệm, phát triển tư duy, chia sẻ, trao đổi, hợp tác với nhau để tự
phát hiện kiến thức bài học, bày tỏ thái độ qua các mối quan hệ và chủ động vận
dụng kiến thức vào các bối cảnh cuộc sống, nhất là cuộc sống hằng ngày của mình
để hình thành kỹ năng, hành vi đúng đắn.
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời các câu hỏi:
1.
Môn Đạo đức có mối quan hệ như thế
nào với các môn học Giáo dục công dân ở bậc phổ thông?
2. Môn Đạo đức
có đặc trưng gì khác với các môn học khác?
3. Nội dung,
phương pháp dạy học môn Đạo đức có những đặc điểm gì?
1.2. Yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức
ở tiểu học
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1. Nêu được yêu
cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của môn
Đạo đức theo quy định của chương
trình giáo dục.
2. Nêu lên được yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn
Đạo đức theo quy định của chương trình giáo dục.
Thông tin cơ bản
Các yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức gồm yêu cầu cần đạt về
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của
môn học.
i. Yêu cầu cần
đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của môn đạo đức
Chương trình
giáo dục quy định, môn Đạo đức góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất
chủ yếu và các năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã
được quy định trong Chương trình tổng thể.
ii. Yêu cầu cần
đạt về năng lực đặc thù của môn đạo đức
Các năng lực
được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức (năng lực điều chỉnh hành vi,
năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế -
xã hội) là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học đã
7
nêu trong
Chương trình tổng thể. Yêu cầu cần đạt về các năng lực này đối với môn Đạo đức
như sau.
a. Năng lực điều chỉnh hành vi
Năng lực
điều chỉnh hành vi gồm 3 năng lực cụ thể (nhận thức chuẩn mực hành vi; đánh giá
hành vi của bản thân và người khác; điều chỉnh hành vi) với những yêu cầu cần
đạt sau:
Nhận thức chuẩn mực hành vi
– Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp
luật thường gặp phù hợp với lứa tuổivà sự cần thiết của việc thực hiện theo các
chuẩn mực đó.
– Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự
bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè.
– Nhận biết
được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân và của
nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn
đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Đánh giá hành vi của bản thân và
người khác
– Nhận xét được tính chất đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác
của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và bạn bè trong
học tập và sinh hoạt.
– Thể hiện được thái độ đồng tình với cái thiện, cái đúng,
cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
– Nhận xét được thái độ của đối tượng giao tiếp; một số đặc
điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp tác.
Điều chỉnh hành vi
– Tự làm được những việc của mình ở nhà, ở trường theo sự
phân công, hướng dẫn; không dựa dẫm, ý lại người khác.
– Bước đầu
biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói
quen của bản thân phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và lứa tuổi;
không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh
hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm
trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
– Thực hiện được một số hoạt động cần thiết, phù hợp để nhận
thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy trì mối quan hệ hoà hợp
với bạn bè.
8
– Bước đầu
biết thực hành tiết kiệm và sử dụng tiền hợp lí.
b. Năng lực phát triển bản thân
Năng lực
phát triển bản thân gồm 3 năng lực cụ thể (tự nhận thức bản thân; lập kế hoạch
phát triển bản thân; thực hiện kế hoạch phát triển bản thân) với những yêu cầu
cần đạt sau:
Tự nhận thức bản thân
Nhận biết
được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo chỉ dẫn của thầy giáo, cô
giáo và người thân.
Lập kế hoạch phát triển bản thân
– Nêu được các loại kế hoạch cá nhân, sự cần thiết phải lập
kế hoạch cá nhân, cách lập kế hoạch cá nhân.
– Lập được kế hoạch cá nhân của bản
thân.
Thực hiện kế hoạch phát triển bản
thân
– Thực hiện được các công việc của bản thân trong học tập và
sinh hoạt theo kế hoạch đã đề ra với sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và
người thân.
– Có ý thức học hỏi thầy giáo, cô giáo, bạn bè, người khác
và học tập, làm theo những gương tốt để hoàn thiện, phát triển bản thân.
c. Năng lực tìm hiểu và tham gia
hoạt động kinh tế – xã hội
Năng lực tìm
hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội gồm 2 năng lực cụ thể (tìm hiểu các
hiện tượng kinh tế – xã hội; tham gia hoạt động kinh tế – xã hội) với những yêu
cầu cần đạt sau:
Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã
hội
– Bước đầu nhận biết được một số khái niệm cơ bản về xã hội
và quan sát xã hội như: cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, tốt – xấu,...
– Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu
về gia đình, quê hương, đất nước, các hành
vi
ứng xử trong đời sống hằng ngày với
sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và người thân.
– Nhận biết được vai trò của tiền; sự cần thiết phải bảo
quản, tiết kiệm, sử dụng hợp lí tiền.
Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội
9
–
Bước đầu nêu được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn đề đơn
giản, phù hợp với lứa tuổivề đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống trong học tập và
sinh hoạt hằng ngày.
– Có được cách cư xử, thói quen, nền
nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh
hoạt.
– Đề xuất
được phương án phân công công việc phù hợp; thực hiện được nhiệm vụ của bản
thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ
trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn.
– Tham gia các hoạt động phù hợp với
lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ
chức
Nhiệm vụ của học viên:
Trả lời các câu hỏi:
1.
Môn Đạo đức có vai trò như thế nào
trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung cho học
sinh tiểu học?
2. Môn Đạo đức
cần hình thành và phát triển những năng lực đặc thù gì?
3. Mỗi năng lực
đặc thù của môn Đạo đức có những năng lực cụ thể nào?
4. Mỗi năng lực
cụ thể của năng lực đặc thù có những yêu cầu cần đạt gì?
1.3. Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh đối với môn Đạo đức
1.3.1. Tìm hiểu bài kiểm tra tự luận
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1. Phân tích
được đặc điểm của bài kiểm tra tự luận trong dạy học môn Đạo
đức.
2.
Vận dụng được phương pháp kiểm tra
tự luận vào dạy học các bài đạo đức của chương trình giáo dục mới.
Thông tin cơ bản
Bài kiểm tra
tự luận là một phương pháp kiểm tra viết nhằm kiểm tra, đánh giá bài làm của
học sinh như nhớ lại, sắp xếp lại, vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học
vào việc suy luận, giải quyết những vấn đề theo yêu cầu của câu hỏi kiểm tra
(như trình bày, giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, làm bài tập thực
hành...). Phương pháp này
10
giúp giáo
viên làm rõ không chỉ kết quả học tập môn Đạo đức, mà còn quá trình học sinh tư
duy trong việc giải quyết các vấn đề của câu hỏi, bài tập đặt ra trong quá
trình học tập môn học này.
Bài kiểm tra
tự luận thường được vận dụng để kiểm tra, đánh giá trong, sau khi giáo viên
tiểu học tiến hành một hoạt động, tiết học, bài học.
Có thể sử
dụng bài kiểm tra tự luận để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng của học
sinh. Cụ thể, đối với kiểm tra, đánh giá kiến thức, học sinh trả lời
những câu hỏi liên quan đến sự cần thiết (ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện
và tác hại của việc làm trái với bài học) và cách thực hiện (những hành vi,
công việc cần làm, những hành động cần tránh theo bài học đạo đức quy định).
Ví dụ: Đối
với bài học “Bảo vệ của công” (lớp 4), các câu hỏi được đặt ra cho học sinh là:
- Vì sao chúng
ta cần bảo vệ của công?
- Mọi người
cần bảo vệ của công như thế nào?
Đối với kiểm
tra, đánh giá kỹ năng, học sinh cần đánh giá hành vi (xác định hành vi
đó là đúng hay sai và giải thích vì sao) hay xử lý tình huống đạo đức (nêu cách
xử lý tình huống và giải thích cách giải quyết của mình) liên quan bài học đạo
đức.
Ví dụ: Đối
với bài học “Bảo vệ của công” (lớp 4), các bài tập yêu cầu học sinh giải quyết
là:
-
Một lần, khi đi tham quan, Tuấn khắc
tên mình lên cây trong khu di tích để làm kỷ niệm.
Hành vi của bạn Tuấn là đúng hay
sai, vì sao?
-
Hôm đó, An đi chơi công viên. Nhìn
thấy cây ven lối đi trổ hoa thật đẹp, An muốn hái một bông. Nhìn xung quanh, An
không thấy ai đang nhìn mình...
Nếu là bạn An, em sẽ làm gì khi đó,
vì sao?
Nhiệm vụ của học viên:
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
1. Phân tích
đặc điểm bài kiểm tra tự luận trong dạy học môn Đạo đức.
2.
Trình bày sự vận dụng bài kiểm tra
tự luận vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và các kỹ năng nhận xét hành vi,
xử lý tình huống của một bài đạo đức tuỳ chọn.
11
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1. Phân tích
được đặc điểm của trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo
đức.
2. Vận dụng
được phương pháp trắc nghiệm khách quan vào dạy học các bài
đạo đức của chương trình giáo dục
mới.
Thông tin cơ bản
Trắc nghiệm
khách quan là một phương pháp kiểm tra viết nhằm phương pháp kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh qua bài viết của các em với những câu trả lời cho
các câu hỏi, bài tập, về cơ bản, mang tính lựa chọn hoặc điền thêm một số từ.
Phương pháp
này có hiệu quả đối với đánh giá kết quả, hạn chế trong việc đánh giá quá trình
học sinh tư duy.
Trong dạy
học môn Đạo đức, trắc nghiệm khách quan có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh
giá kiến thức, thái độ và kỹ năng, hành vi của học sinh.
Để kiểm tra,
đánh giá kiến thức, có thể sử dụng nhiều những dạng câu hỏi khác nhau.
Tuy nhiên, đối với từng nội dung kiến thức cụ thể, để bảo đảm hiệu quả, cần vận
dụng dạng phù hợp. Cụ thể, đối với nội dung sự cần thiết thực
hiện bài học đạo đức, dạng câu hỏi trắc nghiệm thường được sử dụng là điền
khuyết.
Ví dụ: Sử
dụng câu hỏi điền khuyết để kiểm tra, đánh giá tri thức về sự cần thiết của bài
học “Bảo vệ của công” (lớp 4) như sau:
Hãy điền những từ thích hợp vào các
chỗ trống dưới đây:
Chúng ta cần bảo vệ của công vì:
– Của công là những công trình được
xây dựng nhằm phục vụ lợi ích của
…………………………………………………………………………………………
……
–
Khi được bảo vệ công trình công cộng sẽ
..........................................., lợi ích của nó mang lại cho chúng
ta càng ......................., còn các em sẽ được người khác
............................................... .
12
– Nếu bị làm hại, công trình công
cộng sẽ bị ................................, lợi ích của nó sẽ bị
...................................., còn các em sẽ bị người khác
..................................... .
Đối với kiến thức cách thực hiện bài học, các dạng
câu hỏi phù hợp nhất là điền đúng - sai, trả lời ngắn, ghép đôi.
Ví dụ: Sử dụng câu hỏi trả lời ngắn để kiểm tra, đánh giá
tri thức về cách thực hiện bài học “Bảo vệ của công” (lớp 4) như sau:
Hãy ghi ra những hành động, việc làm
liên quan việc bảo vệ của công.
- Những việc
cần làm để bảo vệ của công: ngăn chặn những hành động làm hư
hỏng của
công,
........................................................................................................................................
- Những hành động cần tránh đối với của công: làm bẩn của
công,
..........................................................................................................................................
.....
Để kiểm tra,
đánh giá thái độ, bài tập trắc nghiệm yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ
của mình (đồng ý, không đồng ý...) đối với các ý kiến, quan niệm liên quan bài
học đạo đức.
Ví dụ: Vận
dụng trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá thái độ của học sinh học tập
bài đạo đức “Thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè” (lớp 4).
Hãy đánh dấu + vào cột phù hợp với thái độ của em đối với
các ý kiến dưới đây về mối quan hệ với bạn bè.
STT |
Nội dung ý kiến |
Đồng ý |
Không |
|
đồng ý |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
Tình bạn sẽ không bị ảnh hưởng cả
khi bạn bè không |
|
|
|
|
giúp đỡ nhau. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Việc bạn bè giúp đỡ nhau giúp cho
các phong trào thi |
|
|
|
|
đua của lớp tốt hơn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
Chỉ có những bạn cùng giới mới có
thể giúp đỡ nhau. |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. |
Che giấu khuyết điểm cho bạn là
quan hệ tốt với bạn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. |
Bạn bè cần quan hệ tốt với nhau mà
không phân biệt |
|
|
|
|
học lực, hạnh kiểm, giàu nghèo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Để kiểm tra, đánh giá các kỹ năng nhận xét hành vi,
xử lý tình huống đạo đức, các 13
dạng bài tập
trắc nghiệm thường được sử dụng là điền đúng - sai, nhiều lựa chọn.
Ví dụ: Khi
dạy học bài “Quan tâm hàng xóm láng giềng” (lớp 3), có thể đưa ra bài tập điền
đúng – sai để kiểm tra, đánh giá kỹ năng nhận xét hành vi của học sinh
như sau:
Hãy ghi dấu + vào c trước hành vi đúng, dấu – vào c trước hành vi sai.
c a)
Hoa đang xem phim hoạt hình trên ti vi thì nghe tiếng bác hàng gọi nhờ việc gì
đó. Em liền đóng kín cửa, coi như không ai ở nhà. Nhờ đó, Hoa xem phim không bị
gián đoạn.
c b)
Hà chuẩn bị đi sang nhà bạn Dũng hàng xóm dự sinh nhật thì mẹ bỗng nhiên bị sốt
và nhờ em đi mua thuốc. Biết không thể dự được sinh nhật bạn, Hà liền gọi điện
cho Dũng báo đến muộn, rồi đi mua thuốc cho mẹ.
c c)
Hôm đó, nhà văn hoá thôn tổ chức liên hoan văn nghệ, người đến xem rất đông.
Thấy em bé hàng xóm đến muộn, đứng phía sau, Tuấn liền nhường cho em chỗ của
mình để xem cho rõ.
c d)
Khi đi đổ rác, bạn An nghe tiếng ông cụ hàng xóm gọi từ phía sau nhờ đổ rác
giúp. An liền chạy về phía thùng rác, coi như không nghe thấy để về đi chơi cho
nhanh.
Ví dụ: Sử dụng bài tập nhiều lựa chọn để kiểm tra, đánh giá kỹ
năng xử lý tình huống của học sinh khi dạy bài “Tôn trọng tài sản
của người khác” (lớp 4).
Hãy xử lý các tình huống đạo đức sau bằng cách đánh dấu +
vào ô □ tương ứng với cách ứng xử em chọn:
- Nếu
em nhặt được tại sân trường chiếc mũ mà em đang muốn có thì em sẽ xử sự như thế
nào?
□ Đem nộp cho
thầy cô giáo.
□ Giữ lấy để
tặng cho một bạn nghèo.
□ Giữ lấy để
dùng nếu không ai biết sự việc này.
□ Tìm người
đánh rơi để trả lại.
-
Một hôm, Hải đến nhà bạn Thành chơi. Thấy trên giá sách của bạn chiếc ô-tô mới
rất đẹp, Hải rất chơi mà lúc đó bạn Thành đang đi ra ngoài...
Theo em, bạn Hải nên làm gì khi đó?
□ Lấy chiếc ô-tô để chơi.
14
□
Lấy chiếc ô-tô xem, khi bạn Thành về thì đặt vào vị trí cũ.
□ Chờ bạn
Thành về xin bạn chơi cùng.
□ Lấy mang về
chơi, mang trả lại sau.
Đối với việc kiểm tra, đánh giá hành vi đạo đức, học
sinh cần tự đánh giá việc thực hiện hành vi liên quan bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài “Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình”
(lớp 2), có thể sử dụng bài trắc nghiệm sau để đánh giá hành vi của học sinh.
Hãy cho biết việc thực hiện bảo quản đồ dùng cá nhân và gia
đình của em bằng cách đánh dấu + vào những cột dưới đây cho thích hợp.
STT |
Việc bảo quản đồ dùng cá
nhân và |
Thường |
Ít khi |
Chưa làm |
|
gia đình của em |
xuyên |
|
|||
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
1 |
Lau bàn ghế |
|
|
|
|
2 |
Cất đúng chỗ sau khi sử dụng đồ
dùng |
|
|
|
|
3 |
Thu dọn đồ chơi sau khi chơi |
|
|
|
|
4 |
Sắp xếp góc học tập |
|
|
|
|
5 |
Gấp chăn màn sau khi ngủ dậy |
|
|
|
|
6 |
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập |
|
|
|
|
7 |
Giữ gìn quần áo, giày dép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
1. Phân tích
đặc điểm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn
Đạo đức.
2.
Trình bày sự vận dụng trắc nghiệm
khách quan vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, thái độ và kỹ năng, hành vi
của một bài đạo đức tuỳ chọn.
1.3.3. Phương pháp quan sát
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1. Phân tích
được đặc điểm của phương pháp quan sát trong dạy học môn Đạo
đức.
15
2.
Vận dụng được phương pháp quan sát
vào dạy học các bài đạo đức của chương trình giáo dục mới.
Thông tin cơ bản
Quan sát là
phương pháp sử dụng các giác quan (chủ yếu là thị giác và thính giác) để xem
xét, làm rõ sự vật, hiện tượng theo mục đích đã xác định.
Trong dạy
học môn Đạo đức, quan sát được sử dụng để kiểm tra, đánh giá cả quá trình và
kết quả hoạt động của học sinh trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra. Phương
pháp quan sát chủ yếu nhằm kiểm tra, đánh giá những biểu hiện năng lực và thái
độ, hành vi đạo đức của học sinh tiểu học theo từng hoạt động, bài học của môn
Đạo đức.
Ví dụ 1: Khi
dạy học bài “Bảo vệ môi trường sống” (lớp 5), giáo viên tổ chức cho học sinh
một số hoạt động thích hợp (như trực nhật lớp, tham gia lao động vệ sinh trường
lớp, làm vệ sinh một số nơi công cộng...) và quan sát việc các em thực hiện
những công việc. Qua đó, giáo viên không những biết được quá trình và thái
độ, hành vi các em thực hiện, mà còn biết được kết quả của
những việc làm đó.
Ví dụ 2: Khi
dạy học các bài đạo đức khác nhau, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm và qua đó, góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho
học sinh với yêu cầu cần đạt là “có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học
tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô”
của biểu hiện “Xác định mục đích và phương thức hợp tác”. Khi đánh giá, giáo
viên cần vận dụng phương pháp quan sát để phát hiện những biểu hiện tích cực và
cả những hành vi tiêu cực của biểu hiện này.
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
1. Phân tích
đặc điểm của phương pháp quan sát trong dạy học môn Đạo đức.
2.
Trình bày sự vận dụng phương pháp
quan sát vào việc kiểm tra, đánh giá quá trình, thái độ, hành vi và một số biểu
hiện năng lực chung của học sinh qua một bài
đạo đức tuỳ chọn.
1.3.4. Tìm hiểu phương pháp vấn đáp
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1.
Phân tích được đặc điểm của phương
pháp vấn đáp trong dạy học môn Đạo 16
2.
Vận dụng được phương pháp vấn đáp
vào dạy học các bài đạo đức của chương trình giáo dục mới.
Thông tin cơ bản
Vấn đáp là
phương pháp hỏi và đáp giữa giáo viên và học sinh nhằm làm sáng tỏ quá trình
học tập của học sinh và những kết quả đạt được.
Phương pháp
vấn đáp có thể được vận dụng để kiểm tra, đánh giá học sinh học tập môn Đạo đức
trước, trong và sau khi tiến hành một hoạt động, một tiết học, cũng như sau khi
kết thúc một bài...
Trong dạy
học môn Đạo đức, phương pháp này giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kiến
thức, thái độ, kỹ năng, hành vi của học sinh liên quan bài đạo đức.
Qua đó, giáo viên có thể phát hiện không chỉ những kết quả học tập đó mà còn quá
trình học sinh tư duy (thường với câu hỏi “tại sao”, qua đó, học sinh
giải thích nguyên nhân, thể hiện tư duy của mình...).
Ví dụ 1: Để
kiểm tra, đánh giá kiến thức sự cần thiết và cách thực hiện bài học đạo
đức “Bảo vệ môi trường sống” (lớp 5), có thể nêu những câu hỏi vấn đáp là:
-
Tại sao chúng ta cần bảo vệ môi trường sống?
-
Mọi người cần bảo vệ môi trường sống như thế nào?
Ví dụ 2: Đối
với kiểm tra, đánh giá thái độ, giáo viên đưa ra các câu hỏi yêu cầu học
sinh bày tỏ thái độ đối với các sự vật, sự việc, ý kiến liên quan bài học đạo
đức. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đối với hiện tượng
một số người vứt rác bừa bãi nơi công cộng (bài “Bảo vệ môi trường sống”, lớp
5) với những câu hỏi vấn đáp là:
-
Em có đồng tình với hiện tượng một
số người vứt rác bừa bãi nơi công cộng không? Vì sao?
- Nếu thấy
hiện tượng đó, em có thể làm gì?
Ví dụ 3:
Phương pháp vấn đáp có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh giá các kỹ năng
đánh giá hành vi, xử lý tình huống đạo đức... Đối với kỹ năng đánh giá
hành vi, giáo viên đưa ra hành vi và yêu cầu học sinh đánh giá
hành vi đó là đúng hay sai và giải thích vì sao. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu
học sinh đánh giá hành vi sau (bài “Bảo vệ môi trường sống”, lớp 5) với những
câu hỏi vấn đáp là:
Hành vi của bạn Bình trong tình
huống sau là đúng hay sai? Vì sao?
17
Khi
Bình đang xem ti-vi, mẹ nhắc bạn Bình đem rác ra đổ vào thùng rác đầu ngõ. Xách
rác đi được một quãng, nhìn quanh không thấy ai, Bình liền đổ rác ven đường để
về xem tiếp ti-vi.
Đối với kỹ
năng xử lý tình huống đạo đức, giáo viên đưa ra tình huống và yêu cầu học sinh
giải quyết tình huống đó và giải thích vì sao. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu học
sinh giải quyết tình huống sau (bài “Bảo vệ môi trường sống”, lớp 5) với những
câu hỏi vấn đáp là:
Nếu là bạn Nga trong tình huống dưới
đây, em sẽ làm gì? Vì sao?
Khi đi siêu thị cùng bố, Nga được bố
cho ăn kem. Ra đến bãi xe, ăn xong, Nga
muốn vứt túi bọc kem nhưng xung
quanh không có thùng rác...
Ví dụ 4:
Phương pháp vấn đáp có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hành
vi đạo đức của học sinh. Khi đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh
mô tả, thuật lại việc thực hiện hành vi của mình. Chẳng hạn, giáo viên yêu cầu
học sinh nêu việc thực hiện hành vi theo bài “Bảo vệ môi trường sống” (lớp 5)
với những câu hỏi vấn đáp là:
- Môi trường
sống mà em đã thực hiện hành vi bảo vệ là gì?
- Khi đó, tình
huống gì đã xảy ra?
- Em đã làm gì
để bảo vệ môi trường?
- Vì sao em
làm như vậy?
- Việc làm của
em mang lại kết quả gì?
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
1. Phân tích
đặc điểm của phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Đạo đức.
2.
Trình bày sự vận dụng phương pháp
vấn đáp vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi của
học sinh qua một bài đạo đức tuỳ chọn.
1.3.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm
học tập
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1.
Phân tích được đặc điểm của phương
pháp đánh giá sản phẩm học tập trong dạy học môn Đạo đức.
18
2.
Vận dụng được phương pháp đánh giá
sản phẩm học tập vào dạy học các bài đạo đức của chương trình giáo dục mới.
Thông tin cơ bản
Phương pháp
đánh giá sản phẩm học tập dựa vào sản phẩm được học sinh làm ra, tạo nên theo
bài học để xác định kết quả học tập của các em.
Trong dạy
học môn Đạo đức, những sản phẩm của học sinh có thể là kết quả các hoạt động
khác nhau như: thảo luận nhóm, điều tra các sự vật, hiện tượng trong thực tiễn,
thực hiện hành vi, công việc trong cuộc sống... Khi đó, những sản phẩm hoạt
động có thể được thể hiện qua:
-
Các loại phiếu học tập (phiếu làm
việc cá nhân, thảo luận nhóm, phiếu điều tra, phiếu rèn luyện, phiếu báo cáo).
-
Hiện thực được cải tạo, nhất là kết
quả của các hoạt động lao động (những sản phẩm này được giáo viên quan sát trực
tiếp hoặc gián tiếp qua các bức ảnh).
- Tranh ảnh, thiệp, tranh tuyên
truyền, cổ động...
- Những đồ
dùng (quần áo, sách vở...), tiền bạc được học sinh quyên góp...
Đối với sản
phẩm là các phiếu học tập, giáo viên nghe học sinh trình bày hoặc đọc
kết quả được học sinh ghi trong phiếu, đối chiếu với đáp án (đối với làm việc
cá nhân, thảo luận nhóm) hay những yêu cầu hoạt động (đối với các hoạt động
điều tra, thực hiện hành vi đạo đức) để đưa ra quyết định xử lý thông tin một
cách phù hợp.
Trong nhiều
trường hợp, sản phẩm thể hiện qua các phiếu học tập phản ánh kết quả
điều tra, thực hiện hành vi, cần có sự xác nhận của các lực lượng giáo dục liên
quan.
Ví dụ: Khi
dạy học bài “Bảo vệ môi trường sống” (môn Đạo đức, lớp 5), giáo viên tổ chức
cho các nhóm học sinh theo cụm dân cư tham gia làm vệ sinh tại nơi các em sinh
sống. Sau đó, học sinh ghi lại những công việc đã làm và kết quả với sự xác
nhận của gia đình hay tổ tự quản dân cư vào các phiếu rèn luyện và báo cáo. Nhờ
phân tích những phiếu học tập này, giáo viên biết được các em đã thực hiện
những hành vi gì khi tham gia bảo vệ môi trường và kết quả của những việc làm
này.
Đối với các
sản phẩm là hiện thực được cải tạo, giáo viên cần xem xét tình trạng của
sự vật sau khi học sinh thực hiện hành vi, công việc, đối chiếu với hiện trạng
trước đó (nếu có điều kiện), với những yêu cầu đối với hoạt động. Nhờ đó, giáo
viên nắm bắt được những thông tin về những hành vi, công việc các em đã thực
hiện và kết quả đạt được.
19
Ví
dụ: Khi dạy học bài “Bảo vệ môi trường sống” (môn Đạo đức, lớp 5), giáo viên tổ
chức cho các nhóm học sinh tham gia làm vệ sinh tại các khu vực khác nhau trong
trường. Trước khi học sinh lao động, giáo viên cần quan sát hiện trạng của các
khu vực học sinh sẽ tham gia lao động bảo vệ môi trường. Sau khi các em lao
động xong, giáo viên quan sát lại những khu vực đó để biết học sinh đã làm
những công việc gì và kết quả như thế nào.
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời câu hỏi và làm bài tập sau:
1.
Phân tích đặc điểm của phương pháp
đánh giá sản phẩm học tập trong dạy học môn Đạo đức.
2.
Trình bày sự vận dụng phương pháp
đánh giá sản phẩm học tập thông qua phiếu học tập và hiện thực được cải tạo qua
một bài đạo đức tuỳ chọn.
1.4. Sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh đối với môn Đạo đức
1.4.1. Đánh giá thường xuyên
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1.
Phân tích được đặc điểm, nội dung,
phương pháp, hình thức của đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Đạo đức.
2.
Vận dụng được đánh giá thường xuyên
vào dạy học các bài đạo đức của chương trình giáo dục mới.
Thông tin cơ bản
Đánh giá
thường xuyên là một hình thức đánh giá trong dạy học môn Đạo đức được thực hiện
qua từng hoạt động, tiết học, bài học. Như vậy, mỗi một học sinh đều được đánh
giá một cách thường xuyên, bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra liên tục,
xuyên suốt.
Mục đích của
đánh giá thường xuyên là giúp giáo viên, học sinh xác định được mức độ được
giáo dục của từng học sinh trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu, các yêu cầu cần
đạt theo chương trình môn Đạo đức, từ đó, tác động phù hợp nhằm giúp các em
tiến bộ không ngừng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình này.
20
Trong
đánh giá thường xuyên môn Đạo đức, ngoài giáo viên, cả học sinh cũng tự đánh
giá bản thân và đánh giá lẫn nhau nhằm tạo ra sự thống nhất. Bên cạnh đó, trong
nhiều trường hợp, còn có sự tham gia của các lực lượng giáo dục, trước hết là
gia đình. Chính sự tham gia này của các lực lượng giáo dục giúp cho việc đánh
giá trở nên khách quan hơn nhờ học sinh được đánh giá mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ,
liên quan đến những bài học đạo đức về mối quan hệ với gia đình, sự đánh giá
của gia đình về việc học sinh thực hiện hành vi là cực kỳ quan trọng.
Nội dung đánh giá thường xuyên trong
dạy học môn Đạo đức gồm:
-
Các biểu hiện về phẩm chất, năng lực
chung và năng lực đặc thù theo chương trình quy định theo từng bài học.
-
Các yêu cầu cần đạt theo từng nội
dung, bài học được quy định trong chương trình môn học.
Những nội
dung này được cụ thể hoá bằng mục tiêu của từng bài đạo đức, thậm chí
mục tiêu của từng hoạt động được tổ chức theo bài đạo đức đó.
Ngoài ra,
đánh giá thường xuyên còn quan tâm đến quá trình học sinh hoạt động,
nhất là tư duy, để đạt được kết quả hoạt động (kiến thức, kỹ năng, hành vi,
thái độ).
Do đó, khi
đánh giá học sinh, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu hoạt động, mục tiêu bài
học, đối chiếu với kết quả, tính đến các điều kiện thực hiện để xác định được
mức độ được giáo dục của từng em.
Trong đánh
giá thường xuyên, giáo viên nhất thiết phải vận dụng phối hợp các phương pháp
đánh giá khác nhau, nhờ đó, việc đánh giá mới bảo đảm tính khách quan, nhất là
đánh giá hành vi học sinh. Bởi vì, các bài học đạo đức liên quan đến các mối
quan hệ đa dạng của các em, trong đó, có nhiều mối quan hệ ngoài nhà trường -
gia đình, hàng xóm láng giềng, công trình công cộng, môi trường... Khi đó, việc
học sinh thực hiện hành
vi
đạo đức không có mặt của thầy cô
giáo. Và, nhờ sự vận dụng phối hợp các phương pháp, cộng với sự tham gia của
các lực lượng giáo dục, cùng với tự đánh giá của học sinh thì hành vi của các
em mới có thể được đánh giá khách quan.
Sau khi có
được thông tin chính xác và đầy đủ về kết quả học tập môn Đạo đức của mỗi em,
giáo viên cần dự kiến và tiếp tục tác động đến học sinh nhằm giúp từng em khắc
phục những hạn chế để để đạt được những yêu cầu theo bài học và tiến bộ. Theo
quy định hiện hành, hình thức đánh giá thường xuyên của môn Đạo đức là bằng
nhận xét, không cho điểm.
Ngoài ra, trong quá trình đánh giá
thường xuyên, tuỳ tính chất bài đạo đức, giáo
21
viên
cần liên hệ và phối hợp với các lực lượng giáo dục, nhất là gia đình, nhằm bảo
đảm hiệu quả giáo dục.
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập
sau:
1. Phân tích
đặc điểm của đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Đạo đức.
2.
Phân tích nội dung, phương pháp và
hình thức của đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Đạo đức.
3. Trình bày sự
vận dụng đánh giá thường xuyên qua một bài đạo đức tuỳ chọn.
1.4.2. Đánh giá định kỳ
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có khả năng:
1.
Phân tích được đặc điểm, nội dung,
phương pháp, hình thức của đánh giá định kỳ trong dạy học môn Đạo đức.
2. Vận dụng
được đánh giá định kỳ vào dạy học môn Đạo đức.
Thông tin cơ bản
Theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá định kỳ đối với môn Đạo đức được thực
hiện vào bốn thời điểm: giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm
học.
Nội dung đánh giá định kỳ bao gồm:
-
Các biểu hiện về phẩm chất, năng lực
chung và năng lực đặc thù theo chương trình quy định theo các nội dung, bài đã
học.
-
Các yêu cầu cần đạt theo các nội
dung, bài đã học được quy định trong chương trình môn học.
Trên cơ sở
đánh giá thường xuyên, đối chiếu mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kết quả đạt được
của học sinh với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn Đạo đức, giáo
viên đưa ra đánh giá cá nhân học sinh theo một trong các mức sau:
- Hoàn thành
tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn Đạo đức.
- Hoàn thành:
Thực hiện được các yêu cầu học tập của môn Đạo đức.
- Chưa hoàn
thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn Đạo
đức.
22
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần ghi
nhận sự tiến bộ của học sinh sau một thời gian học tập (học kỳ, năm học).
Những phương pháp kiểm tra, đánh giá thường được vận dụng
trong đánh giá định kỳ môn Đạo đức là vấn đáp, kiểm tra viết.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, đánh giá định kỳ không cho điểm.
Nhiệm vụ của học viên
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập
sau:
1. Phân tích
đặc điểm của đánh giá định kỳ trong dạy học môn Đạo đức.
2.
Phân tích nội dung, phương pháp và
hình thức của đánh giá định kỳ trong dạy học môn Đạo đức.
3. Trình bày sự
vận dụng đánh giá định kỳ qua một học kỳ trong dạy học môn
Đạo đức.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VỀ PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
2.1. Các câu
hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh tiểu học trong dạy học môn Đạo đức
2.1.1. Tìm hiểu đặc điểm của câu hỏi, bài tập theo định
hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Đạo đức
Mục tiêu hoạt động
Sau khi
nghiên cứu hoạt động này, học viên có thể: Trình bày được một số đặc điểm của
câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Đạo đức.
Thông tin cơ bản
Trong dạy
học môn Đạo đức, việc sử dụng câu hỏi, bài tập sẽ có nhiều ý nghĩa nếu GV xây
dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đa dạng, chất lượng câu hỏi, bài tập tốt, sử
dụng câu hỏi, bài tập đúng chỗ và có sự liên kết phù hợp trong bài học. Theo lí
luận dạy học nói chung và dạy học môn Đạo đức ở tiểu học nói riêng, câu hỏi,
bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Đạo đức có những
đặc điểm cơ bản sau:
23
a. Yêu cầu của
câu hỏi, bài tập
- Có mức độ
khó khác nhau.
- Mô tả và
đánh giá được phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của môn Đạo
đức.
- Định hướng
theo kết quả học sinh đạt được.
b. Hỗ trợ học
tích lũy
- Liên kết các
nội dung học tập qua suốt các năm học.
- Làm nhận
biết, đánh giá được sự gia tăng của năng lực.
- Vận dụng
thường xuyên cái đã học.
c.
Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập
- Chẩn đoán và
khuyến khích cá nhân học tập.
- Tạo khả năng
trách nhiệm đối với việc học của bản thân.
- Sử dụng sai
lầm như là cơ hội để học tập và cải thiện, phát triển bản thân.
d.
Xây dựng câu hỏi,
bài tập trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của chương trình môn Đạo đức
- Bám sát mục
tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Đạo đức;
-
Linh hoạt thay đổi theo các mục đích
khác nhau của bài Đạo đức: Câu hỏi, bài tập khám phá hình thành tri thức về
CMHV đạo đức; câu hỏi, bài tập mở rộng; câu hỏi
– bài tập thực hành kĩ năng, hành
vi; câu hỏi, bài tập vận dụng bài học đạo đức….
đ. Chú
trọng đến cả những bài tập phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học
sinh
- Tăng cường
năng lực giao tiếp, hợp tác thông qua những bài tập làm việc
nhóm
-
Lập luận, lí giải, trình bày quan
điểm riêng liên quan đến việc thực hiện CMHV đạo đức.
e.
Tích cực hóa hoạt động nhận thức về
CMHV đạo đức gắn với thực tiễn cuộc
sống
- Liên quan
đến giải quyết vấn đề và vận dụng.
- Kết nối với
kinh nghiệm đời sống.
24
-
Phát triển các chiến lược tư duy sáng tạo và giải quyết vấn
đề.
g. Gợi mở những
con đường và giải pháp khác nhau
- Gợi mở vấn
đề;
- Tạo cơ hội
để HS độc lập tìm hiểu;
-
Tạo không gian mở cho giờ học,
khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, các con đường, giải pháp khác nhau cho HS.
h. Phân hóa nội
tại
- Gắn với tình
huống và bối cảnh thực tiễn;
-
Phân hoá bên trong, chú ý tới các
đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học trên lớp, phù hợp với từng đối
tượng để tăng hiệu quả dạy học môn Đạo đức.
Nhiệm vụ của học viên
1.
Trong dạy học môn Đạo đức, câu hỏi,
bài tập theo định hướng phát triển năng lực có các đặc điểm như thế nào?
2.1.2. Các mức độ trong câu hỏi, bài tập theo định hướng
phát triển năng lực trong dạy học môn Đạo đức
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có thể:
1.
Trình bày các mức độ của quá trình
nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng.
2.
Phân tích các mức độ câu hỏi, bài
tập trong môn Đạo đức theo 4 cấp độ tư duy của thang đánh giá Boleslaw
Niemierko.
Thông tin cơ bản
Theo quan
điểm tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường
nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp
đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên
trong. Có thể chia các mức độ của quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận
nhận thức tương ứng như sau:
Các mức quá |
Các bậc trình độ |
Các đặc
điểm |
trình nhận |
nhận thức |
|
|
|
|
|
|
25 |
|
thức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. |
Hồi |
tưởng |
Tái hiện |
• Nhận biết
lại cái gì đã học
theo cách thức |
|
|
thông tin |
|
Nhận biết lại |
không thay đổi. |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tái tạo lại |
• |
Tái tạo lại cái đã học theo cách
thức không |
|
|
|
|
thay đổi. |
|
||
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
2. |
Xử lý |
thông |
Hiểu và vận dụng |
• |
Phản ánh đúng bản chất, ý nghĩa
cái đã học. |
|
tin |
|
|
Nắm bắt ý nghĩa |
• |
Vận dụng các cấu trúc đã học trong
tình huống |
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
Vận dụng |
tương tự. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
3. Tạo thông tin |
Xử
lí, giải quyết |
• |
Nghiên cứu có hệ thống và bao quát
một tình |
|
||
|
|
|
vấn đề |
huống bằng những tiêu chí riêng. |
|
|
|
|
|
|
• Vận dụng
các cấu trúc đã học sang một tình |
|
|
|
|
|
|
huống mới. |
|
|
|
|
|
|
• |
Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống
thông qua |
|
|
|
|
|
những tiêu chí riêng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dựa trên các
bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng phát triển năng lực
trong môn Đạo đức, có thể xây dựng câu hỏi, bài tập theo các bậc như sau:
* Các
câu hỏi, bài tập dạng nhận biết, tái hiện tri thức về CMHV đạo đức: Yêu
cầu HS nêu và tái hiện tri thức về CMHV đạo đức trong bài.
*
Các câu hỏi, bài tập hiểu về
CMHV đạo đức: Các câu hỏi – bài tập yêu cầu học
sinh giải thích, minh hoạ, phân biệt mức độ đúng/ sai; phù hợp/ không phù hợp,
dự đoán liên quan đến CMHV đạo đức trong bài.
*
Các câu hỏi, bài tập rèn luyện
kĩ năng, hành vi đạo đức liên quan CMHV đạo đức trong bài: Các
câu hỏi, bài tập vận dụng tri thức về chuẩn mực hành vi đạo đức để tự
liên hệ bản thân; nhận xét, đánh giá hành vi người khác, thực hiện các thao
tác, hành động theo mẫu hành vi đạo đức; phân tích, đánh giá và đưa ra cách ứng
xử phù hợp với những tình huống đạo đức gắn với thực tiễn. Các bài tập này nhằm
củng cố tri thức về chuẩn mực hành vi và rèn luyện kỹ năng cơ bản liên quan đến
CMHV đạo đức trong bài, bước đầu đòi hỏi khả năng vận dụng sáng tạo của người
học.
*
Các câu hỏi, bài tập gắn với
việc thực hiện, vận dụng tri thức về CMHV đạo đức để giải quyết các tình huống,
vấn đề có liên quan trong cuộc sống hằng ngày: Các
bài tập này yêu cầu HS vận dụng bài học đạo đức vào việc thực hiện hành động
26
trong cuộc sống hằng ngày phù
hợp với CMHV được học, giải quyết vấn đề gắn với các bối cảnh và tình huống
thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách
tiếp cận, nhiều con đường thực hiện vận dụng bài học đạo đức vào cuộc sống.
Dựa trên mục tiêu, đặc điểm của
môn Đạo đức được nêu ra trong chương trình GDPT 2018, có thể mô tả các mức độ
câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong môn Đạo đức tương
ứng với các động từ, câu lệnh thường dùng trong câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh
giá môn Đạo đức như sau:
Các mức độ câu |
|
Mô tả |
|
Động từ, câu lệnh của câu hỏi, bài
tập |
|
|
hỏi, bài
tập |
|
|
|
|
thường dùng trong môn Đạo đức |
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức độ 1 |
Câu |
hỏi, |
bài |
tập |
- Nêu/ trình bày/viết ra/ lựa chọn
câu trả lời |
|
|
dạng nhận
biết, tái |
đúng có liên quan đến biểu hiện, ý
nghĩa, |
|
|||
|
hiện |
tri thức |
về |
cách thực hiện chuẩn mực hành vi
đạo đức. |
|
|
|
CMHV đạo đức |
|
- Giải thích về ý nghĩa của việc thực hiện |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CMHV đạo đức. |
|
|
|
|
|
|||
Mức độ 2 |
Câu hỏi, bài tập hiểu |
-
Phân biệt, đánh
giá những việc
làm |
|
|||
|
về CMHV đạo đức, |
đúng/ sai; phù hợp/ không phù hợp,
tình |
|
|||
|
từ
đó rèn luyện
kĩ |
huống nên làm/ không nên làm liên
quan |
|
|||
|
năng, hành |
vi |
đạo |
đến CMHV đạo đức; |
|
|
|
đức |
trong |
một |
số |
- Dự đoán điều sẽ xảy ra trong một
số tình |
|
|
tình |
huống, |
vấn |
đề |
|
|
|
huống đạo đức. |
|
||||
|
có
nội dung tương |
|
||||
|
-
Nói hoặc viết
cảm nghĩ về
một câu |
|
||||
|
tự. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
chuyện, tình huống, hành động,
phát biểu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
liên quan đến bài đạo đức. |
|
|
|
|
|
|
- Tự đánh giá bản thân, liên hệ
việc thực |
|
|
|
|
|
|
hiện CMHV đạo đức. |
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện các thao tác, hành
động theo |
|
|
|
|
|
|
mẫu hành vi đạo đức. |
|
|
|
|
|
|
- Xử lý tình huống đạo đức tương
tự trong |
|
|
|
|
|
|
cuộc sống. |
|
|
|
|
|
|
- Lựa chọn cách xử lý tình huống
phù hợp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27 |
|
|
|
Mô tả |
|
|
Động từ, câu lệnh của câu hỏi, bài
tập |
|
||
hỏi, bài
tập |
|
|
|
|
|
|
thường dùng trong môn Đạo đức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
và giải thích lí do; |
|
|
|
|
|
|||||
Mức độ 3 |
Câu hỏi, bài tập vận |
- Điều tra, phân tích thực trạng
một vấn đề |
|
|||||
|
dụng |
bài |
học |
đạo |
trong cuộc
sống liên quan
đến bài đạo |
|
||
|
đức |
để |
thực |
hiện, |
đức; |
|
||
|
giải |
quyết |
các |
tình |
- Lập kế hoạch thực hiện rèn
luyện, dự án |
|
||
|
huống, |
vấn |
đề |
có |
|
|||
|
liên quan đến bài đạo đức. |
|
||||||
|
liên quan trong cuộc |
|
||||||
|
- Thực hiện rèn luyện, tiến hành
tham gia |
|
||||||
|
sống hằng ngày. |
|
|
|||||
|
|
các dự án liên quan đến bài đạo
đức. |
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhiệm vụ của học viên
1.
Trình bày các mức độ của quá trình
nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng.
2.
Trình bày các mức độ câu hỏi, bài
tập trong môn Đạo đức theo 3 mức độ được quy định trong Thông tư
27/2020/TT-BGDĐT.
3.
Nghiên cứu nội dung chương trình môn
Đạo đức ở tiểu học và lấy ví dụ về các mức độ câu hỏi, bài tập trong môn Đạo
đức theo 3 mức độ được quy định trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.
2.2.
Xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh tiểu học trong dạy học môn Đạo đức
2.2.1. Quy trình và kĩ thuật xây
dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra tự luận
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có thể:
1. Trình bày
được đặc điểm của câu hỏi, bài tập tự luận.
2. Nêu vai trò
của câu hỏi, bài tập tự luận trong dạy học môn Đạo đức.
3. Thiết kế
được câu hỏi, bài tập tự luận theo 4 mức độ trong dạy học môn Đạo
đức.
28
Tự luận là
hình thức kiểm tra quen thuộc, có tính truyền thống, được sử dụng rộng rãi
trong kiểm tra đánh giá của các môn học, trong đó có môn Đạo đức. Thông qua các
câu hỏi, bài tập tự luận, HS nhớ lại, sắp xếp lại, vận dụng những tri thức và
kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, suy luận, phân tích, giải thích theo ý
kiến cá nhân có liên quan đến bài đạo đức.
-
Ưu điểm
+ Người ra đề
mất ít thời gian ra đề và dễ dàng đưa ra câu hỏi, bài tập.
+
Nếu sử dụng một cách hợp lí, câu
hỏi, bài tập tự luận trong môn Đạo đức có thể đánh giá được phẩm chất và năng
lực sáng tạo trong giải quyết vấn đề của học sinh liên quan đến chuẩn mực đạo
đức, kĩ năng sống được học. Vì để trả lời câu hỏi – bài tập tự luận, học sinh
phải đưa ra câu trả lời độc lập của cá nhân nên có tác dụng phát triển kĩ năng
diễn đạt, trình bày ý tưởng ; kĩ năng phân tích, tổng hợp; khả năng suy luận,
liên tưởng,... ở học sinh.
+ Câu hỏi, bài
tập tự luận còn giúp giáo viên dễ dàng nhận thấy những nhược
điểm, hạn chế trong nhận thức, thái
độ cũng như trong tư duy của học sinh để kịp thời
điều chỉnh việc dạy và học.
-
Nhược điểm
+
Câu hỏi, bài tập tự luận thường chỉ
chỉ kiểm tra được nội dung đã học trong một phạm vi hẹp và học sinh mất nhiều
thời gian để trả lời cho một câu hỏi;
+
Các câu trả lời của học sinh có thể
rất đa dạng, giáo viên mất nhiều thời gian chấm bài nên việc đánh giá có thể
thiếu chính xác.
Vì vậy, giáo
viên cần khắc phục những nhược điểm của hình thức kiểm tra tự luận bằng cách
phải xây dựng câu hỏi, đáp án rất chi tiết, rõ ràng và phải tôn trọng các cách
trình bày, suy nghĩ của học sinh, tránh đánh giá tuỳ tiện hoặc thiên vị.
Có
thể mô tả khái quát các mức độ của câu hỏi tự luận trong môn Đạo đức thông qua
bảng sau:
Các mức độ |
Đặc điểm |
Ví dụ minh
hoạ |
|
||
câu hỏi, bài |
|
|
|
||
tập tự
luận |
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
Câu |
hỏi, |
bài |
Chỉ yêu
cầu học sinh nhớ lại |
Bài: Kính
trọng thầy giáo, cô giáo (lớp 2): |
|
tập |
tự |
luận |
nội dung
bài học liên quan đến |
1. Thế nào
là kính trọng thầy giáo, cô giáo? |
|
dạng nhận
biết, |
CMHV đạo
đức để trình bày |
|
|||
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29 |
|
Các mức độ |
Đặc điểm |
Ví dụ minh hoạ |
|
||
câu hỏi, bài |
|
|
|
||
tập tự
luận |
|
|
|
||
|
|
|
|
||
tái
hiện tri thức |
lại
(nói hoặc viết). |
……………………………………………… |
|
||
về CMHV đạo |
|
|
|||
|
2. Nêu những biểu hiện của sự kính
trọng |
|
|||
đức |
|
|
|
|
|
|
|
|
thầy giáo, cô giáo? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………………………………………. |
|
|
|
|
|
|
|
Câu |
hỏi, |
bài |
Yêu cầu học sinh dùng ngôn |
Bài: Quan tâm hàng xóm, láng giềng
(lớp 3): |
|
tập tự luận hiểu |
ngữ riêng để trình bày lại kiến |
- Em hiểu như thế nào về câu tục
ngữ: “Hàng xóm |
|
||
về CMHV đạo |
thức đã học, tự rút ra kết luận |
|
|||
láng giềng tối lửa tắt đèn có
nhau”? Cho ví dụ. |
|
||||
đức |
từ đó
rèn |
hoặc nhận xét, đánh giá, giải |
|
||
……………………………………………… |
|
||||
luyện kĩ năng, |
thích,... về một vấn đề nào đó |
|
|||
|
|
||||
hành |
vi |
đạo |
tương tự bài học đạo đức; liên |
Bài: Giữ lời hứa (lớp 3): |
|
đức. |
|
|
hệ, đánh giá bản thân và người |
- Có ý kiến cho rằng: “Chỉ cần giữ
lời hứa với |
|
|
|
|
khác trong
một vấn đề,
tình |
|
|
|
|
|
người mình quen biết”. Em có đồng
ý với ý kiến đó |
|
|
|
|
|
huống có liên quan đến bài đạo |
|
|
|
|
|
không? Vì sao? |
|
|
|
|
|
đức phù hợp với lứa tuổi hoặc |
|
|
|
|
|
……………………………………………… |
|
|
|
|
|
đưa ra cách ứng xử phù hợp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
trong một tình huống cụ thể. |
Bài: Yêu quý bạn bè (lớp 2): |
|
|
|
|
|
1. Kể về một người bạn thân của
em. Em đã |
|
|
|
|
|
làm gì để thể hiện sự gắn kết, yêu
quý bạn? |
|
|
|
|
|
……………………………………………… |
|
|
|
|
|
2. Hùng học rất giỏi nên bạn chỉ
thích chơi |
|
|
|
|
|
cùng các bạn học giỏi như mình. Em
có đồng tình với |
|
|
|
|
|
cách ứng xử của Hùng hay không? Vì
sao? |
|
|
|
|
|
……………………………………………… |
|
|
|
|
|
3. Mấy hôm nay vào giờ ra chơi,
Hoa thường |
|
|
|
|
|
ngồi trong
lớp để vẽ
tranh hoặc chơi
một mình, |
|
|
|
|
|
không vui vẻ ra ngoài chơi cùng
các bạn như thường |
|
|
|
|
|
ngày. Nếu em là bạn học cùng lớp
với Hoa thì em sẽ |
|
|
|
|
|
làm gì? Vì sao? |
|
|
|
|
|
……………………………………………… |
|
|
|
|
|
|
|
Câu |
hỏi, |
bài |
Yêu cầu học sinh vận dụng bài |
Bài: Tuân thủ quy tắc an toàn giao
thông (lớp 3): |
|
tập tự luận vận |
học đạo đức để thực hiện một |
Quan sát việc tham gia giao thông
của người dân nơi |
|
||
dụng |
bài |
học |
việc làm, hành động trong cuộc |
|
|
em ở và hoàn thành bảng sau: |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30 |
|
Các mức độ |
Đặc điểm |
|
|
|
|
Ví dụ minh hoạ |
|
|
|
|
|||||
câu hỏi, bài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
tập tự
luận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
đạo |
đức |
để |
sống hằng |
ngày |
theo cách |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi |
|
Những |
việc |
Những việc |
Việc |
em |
|
|
||||||
thực |
hiện |
giải |
riêng, mang |
tính |
tự chủ
và |
|
|
|
|
||||||
|
quan |
|
làm tuân thủ |
làm chưa |
có thể làm |
|
|
||||||||
quyết |
các |
tình |
sáng tạo. |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
sát |
|
quy |
tắc |
tuân thủ quy |
để |
giúp |
|
|
||||
huống, vấn
đề |
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
ATGT |
|
tắc ATGT |
mọi người |
|
|
||||
có liên |
quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
tuân |
thủ |
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
trong |
|
cuộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
quy |
tắc |
|
|
sống |
|
hằng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ATGT |
|
|
|
ngày. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
Bài: Bảo vệ môi trường sống (lớp
3) |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
Cùng bạn đề xuất và thực hiện một
việc làm |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
để giữ gìn, bảo vệ môi trường ở
trường hoặc nơi em |
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
ở. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………………………………………… |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhiệm vụ của học viên
1. Trình bày
đặc điểm, vai trò của câu hỏi, bài tập tự luận trong dạy học môn
Đạo đức.
2.
Nghiên cứu chương trình môn Đạo đức
lớp 2 và chọn một mạch nội dung để thiết kế các câu hỏi, bài tập tự luận theo 4
mức độ.
2.2.2. Tìm hiểu quy trình và kĩ thuật xây dựng câu hỏi, bài
tập trắc nghiệm khách quan
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động, học
viên có thể:
1. Trình
bày đặc điểm, vai trò của câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học
môn Đạo đức.
2.
Phân tích đặc điểm và kĩ thuật thiết
kế các loại câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức.
3. Thiết kế các
câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo
đức.
31
Trắc nghiệm
khách quan là một phương tiện đo lường khả năng học tập của học sinh một cách
tương đối chính xác nhờ các đáp án do bài trắc nghiệm tạo ra, không bị chi phối
bởi tác động của người chấm bài. Các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan
thường có những phương án, câu trả lời đã được cho trước và HS lựa chọn phương
án đúng từ những câu trả lời đã có. Trắc nghiệm khách quan có ưu điểm và nhược
điểm như sau:
* Ưu điểm:
- Có độ tin
cậy và giá trị đo lường khả năng học tập của học sinh cao.
- Giúp GV xác
định và đánh giá chính xác, khách quan.
- Có thể kiểm
tra và đánh giá nhanh trên quy mô số lượng học sinh lớn.
* Nhược điểm:
- Khó đánh giá
được phẩm chất học sinh;
- Khó đánh giá
được năng lực sáng tạo của người học.
- Đòi hỏi kĩ
năng thiết kế câu hỏi, bài tập khó hơn và mất nhiều thời gian hơn tự
luận.
Trong dạy
học môn Đạo đức, có thể thiết kế các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan như:
trắc nghiệm nhiều lựa chọn; trắc nghiệm đúng, sai; trắc nghiệm điền khuyết;
trắc nghiệm ghép đôi. Có thể tóm tắt khái quát đặc điểm và những lưu ý khi
thiết kế câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan qua bảng sau:
Các loại câu |
Đặc điểm |
Ví dụ minh hoạ |
|
|
hỏi, bài
tập |
|
|
|
|
TNKQ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trắc nghiệm |
- Sau một câu dẫn (là câu |
Nội dung: Cảm thông, giúp đỡ người
gặp khó |
|
|
nhiều |
lựa |
hỏi hoặc một tình huống có |
khăn (lớp 4): |
|
chọn |
|
vấn đề) thường có từ 3 đến |
1. Đánh dấu + vào trước ý đúng nhất. |
|
|
|
5 phương án trả lời cho sẵn, |
|
|
|
|
Những việc nên làm thể hiện sự cảm thông, |
|
|
|
|
trong đó chỉ có một phương |
|
|
|
|
giúp đỡ người gặp khó khăn là: |
|
|
|
|
án trả lời đúng hoặc đúng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
nhất, các
phương án khác |
• Nhịn ăn sáng hằng ngày để lấy
tiền |
|
|
|
có thể là sau hoặc chỉ đúng |
giúp đỡ. |
|
|
|
một phần
(còn gọi là |
Không chê
bai, giúp đỡ
họ bằng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
32 |
|
Các loại câu |
|
Đặc điểm |
|
Ví dụ minh hoạ |
|
||
hỏi, bài
tập |
|
|
|
|
|
|
|
TNKQ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
phương |
án |
"nhiễu” |
hay |
những
việc làm phù hợp. |
|
|
|
phương |
án |
nền). |
Các |
• Dè bỉu, khinh thường họ nhưng
vẫn |
|
|
|
phương án "nhiễu" thường |
|
|||||
|
sẵn sàng giúp đỡ tiền bạc khi cần
thiết. |
|
|||||
|
là các lỗi học sinh hay mắc |
|
|||||
|
• Xa lánh những người có hoàn cảnh |
|
|||||
|
phải. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
khó khăn. |
|
|
|
- Trắc nghiệm này có thể |
|
|||||
|
2. Đánh dấu + vàotrước cách ứng xử
đúng |
|
|||||
|
dùng để đánh giá HS ở mức |
|
|||||
|
nhất. |
|
|||||
|
độ tư duy khác nhau: biết, |
|
|||||
|
|
|
|||||
|
hiểu, vận dụng. |
|
Trên đường đi học về, Hùng và Nam
nhìn thấy |
|
|||
|
|
|
|
|
|
một bé gái đang đứng khóc to ở góc
phố, miệng |
|
|
|
|
|
|
|
liên tục gọi: “Mẹ ơi, mẹ đâu rồi”.
Nếu em là |
|
|
|
|
|
|
|
Hùng hoặc Nam thì em sẽ ứng xử như
thế nào? |
|
|
|
|
|
|
|
• Kệ em bé, cứ đi thẳng về nhà. |
|
|
|
|
|
|
|
• Dắt em bé đến gặp một người lạ
bất kì |
|
|
|
|
|
|
|
để nhờ giúp rồi đi luôn về nhà. |
|
|
|
|
|
|
|
• Hỏi em bé về số điện thoại của
người |
|
|
|
|
|
|
|
thân hoặc dẫn em đến chỗ các chú
công |
|
|
|
|
|
|
|
an, bảo vệ hoặc một gia đình gần
đó để |
|
|
|
|
|
|
|
nhờ giúp đỡ. |
|
|
|
|
|
|
|
• Dỗ em bé nín khóc và dẫn về nhà
của |
|
|
|
|
|
|
|
mình. |
|
|
|
|
|
||||
Trắc nghiệm |
- Trước một câu dẫn, một |
Giữ lời hứa (lớp 3) |
|
||||
đúng- sai |
phát |
biểu nào
đó, HS cần |
Điền chữ Đ hoặc S vào ô trống
tương |
|
|||
|
xác |
định |
câu |
đó là
đúng |
|
||
|
ứng dưới dây: |
|
|||||
|
hoặc sai. Loại câu hỏi – BT |
|
|||||
|
• Chỉ cần giữ lời hứa với những
người |
|
|||||
|
này có 2 phần: phần dẫn và |
|
|||||
|
thân trong gia đình. |
|
|||||
|
phần trả lời. |
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|||
|
-
Trắc nghiệm đúng- |
sai |
Khi đã hứa với ai thì cần quyết
tâm |
|
|||
|
thực hiện điều đã hứa. |
|
|||||
|
thường chỉ đánh giá HS ở |
|
|||||
|
|
|
|||||
|
mức độ “biết”, |
|
• Giữ lời hứa là thể hiện sự tự
trọng và |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
33 |
|
Các loại câu |
Đặc điểm |
|
Ví dụ minh hoạ |
|
|
hỏi, bài
tập |
|
|
|
|
|
TNKQ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
tôn
trọng người khác. |
|
|
|
|
|
• Lời hứa có thể nói với mọi người
bất |
|
|
|
|
|
kì lúc nào, kể cả khi chúng ta
không có |
|
|
|
|
|
khả năng thực hiện. |
|
|
|
|
|
||
Trắc nghiệm |
- Trong câu dẫn thường có |
1. Biết ơn những người có công với
quê hương, |
|
||
điền khuyết |
một vài chỗ trống, yêu cầu |
đất nước (lớp 5): |
|
||
|
HS phải chọn một hoặc một |
Chọn những từ: hoà bình, độc lập,
tự do, |
|
||
|
số
từ ngữ phù |
hợp để có |
|
||
|
biết ơn vào chỗ …. sao cho phù
hợp. |
|
|||
|
một nhận
định, |
nội dung |
|
||
|
Chúng ta cần ……. thương binh, liệt
sĩ |
|
|||
|
đầy đủ. Các từ cần điền là |
|
|||
|
vì họ đã hi sinh thân mình cho ……… |
|
|||
|
những từ
“cốt |
yếu”, phản |
|
||
|
cuả dân tộc. Nhờ đó, các em mới
được |
|
|||
|
ánh nội dung |
tri thức
đạo |
|
||
|
sống, học
tập, vui chơi
……….. như |
|
|||
|
đức mà HS cần biết, các từ |
|
|||
|
ngày hôm nay. |
|
|||
|
này có thể được cho trước |
|
|||
|
|
|
|||
|
hoặc không, điều này phụ |
2. Khám phá bản thân (lớp 3) |
|
||
|
thuộc vào tính chất khó hay |
Điền từ thích hợp vào chỗ … |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
dễ
của CMHV đạo đức đối |
-
Rèn luyện đề
phát huy điểm
mạnh, |
|
||
|
với HS. |
|
|
|
|
|
|
|
khắc phục những điểm yếu của bản
thân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
Trắc nghiệm điền khuyết |
sẽ giúp em…… |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
có
thể đánh giá HS ở cấp |
|
|
||
|
độ biết và
hiểu. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
34
Đặc điểm |
Ví dụ minh hoạ |
|
|
hỏi, bài
tập |
|
|
|
TNKQ |
|
|
|
|
|
|
|
Trắc nghiệm |
- Loại câu hỏi, bài tập này |
Yêu quý bạn bè (lớp 2) |
|
ghép đôi |
thường có hai dãy thông tin |
Nêu cách giúp đỡ bạn gặp khó khăn
bằng cách |
|
|
gọi là câu hỏi (hay câu dẫn) |
|
|
|
nối nội dung ở cột A với việc làm
phù hợp ở cột |
|
|
|
và câu trả lời (hay câu lựa |
|
|
|
B. |
|
|
|
chọn), HS cần lựa chọn sự |
|
|
|
|
|
|
|
tương ứng
giữa hai cột |
|
|
|
thông tin để nối chúng lại |
|
|
|
với nhau sao cho phù hợp. |
|
|
|
- Trắc nghiệm ghép đôi có |
|
|
|
thể đánh giá HS ở cấp độ |
|
|
|
biết và hiểu. |
|
|
|
|
|
|
Nhiệm vụ thực hiện hoạt động |
|
|
1. Câu
hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có vai trò như thế nào trong dạy học môn
Đạo đức.
2.
Có các loại câu hỏi, bài tập trắc
nghiệm khách quan nào? Trình bày những lưu ý khi thiết kế từng loại câu hỏi,
bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức.
3.
Nghiên cứu chương trình môn Đạo đức
lớp 4 và chọn một mạch nội dung để thiết kế các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm
khách quan trong dạy học môn Đạo đức.
2.3. Xây dựng kế hoạch đánh giá
trong một chủ đề môn Đạo đức
2.3.1. Ý
nghĩa của việc xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề môn Đạo đức
Kế hoạch
đánh giá chủ đề môn Đạo đức là tập hợp các chiến lược, dự kiến các công cụ,
phương pháp đánh giá của giáo viên nhằm thu thập và phân tích thông tin để nhận
xét, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học chủ đề của môn đạo đức; đánh giá
mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học nhằm
đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề môn học được quy định trong chương
trình giáo dục phổ thông.
35
Xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề môn Đạo đức có ý
nghĩa cơ bản như sau:
-
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên trong việc đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh được hình thành và phát
triển trong chủ đề.
-
Định hướng cho mọi hoạt động thu
thập thông tin và đánh gía việc học tập môn Đạo đức của học sinh;
-
Giúp GV đánh giá kịp thời quá trình,
mức độ tiến bộ của mỗi học sinh; xác định mặt mạnh, mặt yếu; nhu cầu, hứng thú
và khả năng của từng học sinh để có những biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy
học, phối hợp với gia đình và cộng đồng để cùng tham gia rèn luyện đạo đức, lối
sống cho học sinh.
-
Định hướng thu thập thông tin để lấy
cơ sở thực tế nhằm đánh giá quá trình tổ chức và thực hiện mục tiêu dạy học môn
Đạo đức của giáo viên; giúp giáo viên tự đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện quá
trình tổ chức dạy học môn học.
2.3.2. Các bước xây dựng kế hoạch
đánh giá trong một chủ đề môn Đạo
đức
Để xây dựng kế hoạch đánh giá
một chủ đề trong môn Đạo đức, giáo viên có thể tiến hành theo các bước cơ bản
sau:
(1). Xác
định mục tiêu, thời gian tổ chức đánh giá. Trong bước này, giáo viên cần xác
định rõ ràng mục tiêu đánh giá dựa trên phân tích yêu cầu cần đạt về phẩm chất,
năng lực chung và năng lực đặc thù của chủ đề trong môn Đạo đức được quy định
trong chương trình môn học. Các mục tiêu này cần được xác định một cách cụ thể,
hướng đến hành động, việc làm của học sinh và được mô tả bằng những động từ có
thể đo đạc, lượng hoá và đánh giá được. Bên cạnh mục tiêu, giáo viên dự kiến
thời gian đánh giá tương ứng với từng mục tiêu cụ thể.
(2)
Lập bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
trong dạy học chủ đề môn Đạo đức theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh. Ở bước này, giáo viên cần phân tích mục tiêu chủ đề thành các chỉ báo
cụ thể; xác định phương pháp đánh giá; dự kiến số lượng các câu hỏi, bài tập
đánh giá tương ứng.
(3)
Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá
theo kế hoạch đã lập: dựa vào bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá được lập, giáo
viên thiết kế các câu hỏi, bài tập đánh giá tương ứng để đánh giá phẩm chất,
năng lực góp phần hình thành và phát triển trong chủ đề môn Đạo đức.
Có thể khái quát các bước tiến hành để đánh giá kết quả học
tập của học sinh 36
trong môn
Đạo đức theo sơ đồ như sau:
2.3.3.
Ví dụ minh hoạ kế hoạch kiểm tra, đánh giá một chủ đề môn Đạo đức theo định
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
Với chủ đề Thực hiện nội quy
trường, lớp (lớp 1).
- Trong
chương trình GDPT 2018, chủ đề này của môn Đạo đức có các yêu cầu cần đạt như
sau:
-
Nêu được những biểu hiện thực hiện
đúng nội quy trường, lớp. – Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường,
lớp.
- Thực hiện
đúng nội quy của trường, lớp.
- Nhắc nhở bạn
bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Từ yêu cầu cần đạt này, có thể xác định bài học góp phần
hình thành và phát triển năng lực điều chỉnh hành vi với các mục tiêu cụ thể
như sau:
-
Nêu được một số nội quy của trường, lớp.
-
Xác định được những biểu hiện của việc thực hiện đúng nội
quy trường, lớp.
-
Giải thích được vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường,
lớp.
-
Liên hệ và tự đánh giá việc thực hiện nội quy trường, lớp
của bản thân.
-
Nhận xét việc thực hiện nội quy trường, lớp của người khác.
-
Xử lý các tình huống liên quan đến việc thực hiện nội quy
trường, lớp.
-
Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.
-
Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
37
Từ mục tiêu đánh giá trên, xây dựng
khung tiêu chí và dự kiến công cụ đánh giá năng lực mà bài học góp phần hình
thành và phát triển như sau:
Năng lực |
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
Phương pháp đánh |
Câu hỏi, |
|
|
thể hiện rõ nhất của các chỉ báo |
giá |
bài tập |
|
|
|
đánh giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1. Nhận |
- Nêu được một số nội quy của
trường, |
Đánh giá
qua vấn |
Câu 1 |
|
thức chuẩn |
lớp. |
đáp |
|
|
mực hành vi |
|
|
|
|
- Xác định được những biểu hiện
của |
|
Câu 2 |
|
|
|
|
|
||
|
việc thực hiện đúng nội quy
trường, |
|
|
|
|
lớp. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Giải thích được vì sao phải thực
hiện |
Đánh giá
qua trắc |
Câu 3 |
|
|
đúng nội quy trường, lớp. |
nghiệm khách quan |
|
|
|
|
|
|
|
1.2. Đánh |
- Liên hệ và tự đánh giá việc thực
hiện |
Đánh giá
qua vấn |
Câu 4 |
|
giá hành vi |
nội quy trường, lớp của bản thân; |
đáp. |
|
|
của bản thân |
|
|
|
|
- Nhận xét, đánh giá việc thực
hiện |
Đánh giá thông qua |
Câu 5 |
|
|
và người |
|
|||
nội quy trường, lớp của người
khác. |
vấn đáp. |
|
|
|
khác |
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. Điều |
- Xử lý các tình huống liên quan
đến |
Đánh giá thông qua |
Câu 6 |
|
chỉnh hành |
việc thực hiện nội quy trường,
lớp. |
quan sát
(đóng vai |
|
|
vi |
|
xử lý tình huống) |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện đúng nội quy của
trường, |
Đánh giá thông qua |
Câu 7 |
|
|
lớp. |
quan sát
(rèn luyện |
|
|
|
|
trong thực tiễn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng
nội |
Đánh giá thông qua |
Câu 8 |
|
|
quy trường, lớp. |
quan sát
(rèn luyện |
|
|
|
|
trong thực tiễn) |
|
|
|
|
|
|
|
Hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát
triển năng lực đối với chủ đề: Thực hiện nội quy trường, lớp (lớp 1):
Câu 1. Nêu một số nội quy của
trường, lớp mà em biết.
Câu 2. Điền dấu + vào trước những biểu hiện đúng, dấu – vào
trước những biểu hiện chưa phù hợp liên quan đến việc thực hiện đúng nội quy
của trường, lớp.
38
• Tích cực
phát biểu ý kiến trong giờ học
• Nói chuyện,
làm việc riêng trong lớp
• Chuẩn bị
sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
• Vẽ, bôi bẩn
ra bàn ghế ở lớp.
Câu 3. Giờ
ra chơi, Hùng, Nam và An cùng thảo luận về ý nghĩa của việc thực hiện đúng nội
quy của trường, lớp:
Hùng nói: Thực hiện đúng nội quy
trường, lớp sẽ giúp học sinh đi học vui vẻ.
Nam nói: Thực hiện đúng nội quy
trường, lớp sẽ giúp học sinh học tập an toàn và tốt
hơn.
An
nói: Thực hiện đúng nội quy trường, lớp làm giảm thời gian vui chơi ở
trường. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Câu 4. Chia
sẻ với bạn về 3 nội quy trường, lớp mà em thực hiện tốt nhất. Em đã thực hiện
những nội quy đó như thế nào?
Câu 5. Quan
sát việc thực hiện nội quy trường, lớp của các bạn xung quanh và nêu tên 5 bạn
thực hiện nội quy tốt nhất trong tuần.
Câu 6. Hiền
rất thích vẽ tranh và không thích học toán. Trong giờ học toán, Hiền thường
giấu cô mang tranh ra vẽ. Nếu em ngồi cạnh Hiền thì em sẽ làm gì? Đóng vai thể
hiện cách ứng xử của em.
Câu 7. Em
hãy cùng bạn thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và hoàn thành Phiếu rèn
luyện sau:
39
Câu
8. Cùng nhắc nhở các bạn xung quanh thực hiện tốt nội quy trường, lớp và chia
sẻ việc em đã thực hiện.
Các câu hỏi trên được đánh giá có
thể kèm theo các công cụ đánh giá như:
Các câu hỏi trên được đánh giá có
thể kèm theo các công cụ đánh giá như:
*
Đánh giá việc làm, hành động nhóm và
cách xử lý tình huống ở bài tập 6 có thể sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá theo
các tiêu chí sau:
Các |
hoạt |
|
Các mức độ |
|
|
|
|
|
động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoàn thành xuất |
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Không |
hoàn |
|
||
|
|
|
||||||
|
|
sắc |
|
|
thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong |
khi |
Cả nhóm tích cực |
Cả
nhóm tích |
Chỉ có
một vài |
Cả |
nhóm |
không |
|
thảo luận |
chụm đầu
thảo |
cực chụm
đầu |
HS tham
gia |
thảo luận
chung, |
|
|||
|
|
luận và chia sẻ ý |
thảo luận
và |
thảo luận. |
các |
cá |
nhân |
|
|
|
kiến. |
chia sẻ ý kiến. |
|
không chia
sẻ ý |
|
||
|
|
|
|
|
kiến với nhau. |
|
||
|
|
|
|
|
|
|||
Đóng vai xử |
- Cả nhóm cùng |
- Phần lớn HS |
- Một vài HS lên |
- Chỉ có một HS |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
40 |
|
|
|
|
|
lý tình huống |
lên đóng vai; |
|
trong |
nhóm |
đóng vai; |
lên đóng vai hoặc |
|
|||||||
trước lớp |
- Thể hiện được |
cùng |
lên đóng |
- Cách xử lý tình |
không đưa ra
cách |
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
cách xử lý đúng, |
vai; |
|
|
huống |
đúng |
xử lý tình huống |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
lời nói
thể hiện |
- Thể hiện được |
nhưng |
diễn đạt |
không phù hợp. |
|
||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||
|
đóng vai rõ ràng. |
cách |
xử |
lý |
lời nói còn chưa |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
đúng, lời nói
thể |
rõ ràng. |
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
hiện đóng vai rõ |
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
ràng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
Thảo luận cả |
-
Nêu |
được |
ít |
-
Chưa |
nêu |
-
Nêu được ít |
- Không tham gia |
|
||||||
lớp sau đóng |
nhất |
1 |
ý |
kiến |
được |
ý |
kiến |
nhất 1
ý kiến |
thảo luận
cả lớp |
|
||||
vai |
nhận xét về cách |
nhận xét nào về |
nhận xét về cách |
và |
không |
nêu |
|
|||||||
|
đóng |
vai |
xử |
lý |
cách |
đóng |
vai |
đóng |
vai xử
lý |
được |
1
ý |
kiến |
|
|
|
tình huống
của |
xử |
lý |
tình |
tình huống
của |
nhận xét
nào về |
|
|||||||
|
nhóm |
|
khác |
và |
huống |
|
của |
nhóm |
khác |
cách đóng vai xử |
|
|||
|
giải thích rõ ràng |
nhóm |
khác và |
nhưng chưa giải |
lý tình huống của |
|
||||||||
|
về việc đồng tình |
giải thích
rõ |
thích rõ ràng về |
nhóm khác. |
|
|
||||||||
|
hay không
đồng |
ràng |
về việc |
việc đồng
tình |
|
|
|
|
||||||
|
tình với cách xử |
đồng |
tình |
hay |
hay không đồng |
|
|
|
|
|||||
|
lý của nhóm bạn. |
không đồng tình |
tình với cách xử |
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
với cách xử lý |
lý của nhóm bạn. |
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
của nhóm bạn. |
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Đánh giá
việc làm, hành động thực hành, rèn luyện cá nhân ở bài tập 7 có thể sử
dụng phiếu hướng dẫn đánh giá theo
các tiêu chí sau:
Các mức độ |
|
Tiêu chí
đánh giá |
|
||
|
|
|
|
|
|
Hoàn |
thành |
- Tất cả các nội quy đều tô mặt |
. |
|
|
|
|
|
|||
xuất sắc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Hoàn thành tốt |
- Phần lớn các nội quy trong tuần
đều được học sinh chọn tô vào mặt |
|
|||
|
|
, có tối đa 2 mặt |
được tô. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
41 |
|
|
|
- Có từ 3 đến 10 mặt |
được tô,
còn lại tất cả các nội quy đều tô mặt |
|
|||||
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không |
hoàn |
|
- Có nhiều hơn 10 mặt |
được tô
hoặc có nhiều hơn 2 nội quy chưa |
|
|||
thành |
|
|
|
|
||||
|
|
|
được HS tô màu để đánh giá. |
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|||
|
Có thể
phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh trong bài Thực hiện nội |
|
||||||
quy trường, lớp được thể hiện qua
bảng sau: |
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức độ đánh |
|
|
Mô tả |
|
|
Phân tích kết quả đánh giá |
|
|
giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Hoàn |
thành |
|
Học sinh trả
lời đúng hoặc hoàn |
|
Học hình đã
hiểu rõ chuẩn mực hành vi, |
|
||
xuất sắc |
|
thành xuất sắc tất cả câu hỏi và |
|
thực hiện vận dụng chuẩn mực hành
vi |
|
|||
|
|
|
bài tập (7 đến 8 câu) |
|
|
vào trong cuộc sống hằng ngày. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
Hoàn thành tốt |
|
Học sinh trả lời đúng và hoàn |
|
Ở mức độ này học sinh về cơ bản đã |
|
|||
|
|
|
thành 2/3 số câu hỏi và bài tập |
hình thành năng
lực nhận thức về chuẩn |
|
|||
|
|
|
(5 hoặc 6 câu). |
|
|
mực hành vi,
năng lực đánh gia hành vi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
và năng lực điều chỉnh hành vi đã
hình |
|
|
|
|
|
|
|
|
thành, tuy còn một số nhầm lẫn. |
|
|
|
|
|
|
|
|||
Hoàn thành |
|
Học sinh trả lời đúng và hoàn |
|
Ở mức độ này học sinh về cơ bản đã |
|
|||
|
|
|
thành khoảng ½ số câu hỏi và |
|
hình thành năng
lực nhận thức về chuẩn |
|
||
|
|
|
bài tập ( 3 hoặc 4 câu). Ở mức |
mực hành vi, nhưng năng lực đánh
giá |
|
|||
|
|
|
độ |
|
|
hành vi bản thân và người khác
cũng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
như năng lực điều chỉnh hành vi
còn |
|
|
|
|
|
|
|
|
chưa rõ ràng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
Không |
hoàn |
|
Học sinh chỉ
trả lời đúng 1 hoặc |
|
Ở mức độ này, học sinh bước đầu
mới |
|
||
thành |
|
|
2 câu. |
|
|
tiếp cận năng lực nhận thức về
chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
mực hành vi nhưng chưa đầy đủ và |
|
|
|
|
|
|
|
|
chưa có năng lực tự đánh giá hành
vi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
42 |
|
|
của bản thân và người khác, chưa có
năng lực điều chỉnh hành vi.
Nhiệm vụ hoạt động
1. Trình bày
khung tiêu chí đánh giá các năng lực của môn Đạo đức.
2. Nghiên cứu
chương trình môn Đạo đức lớp 2 hoặc lớp 3 để:
- Chọn một mạch nội dung và thiết kế câu hỏi, bài tập đánh
giá cho mạch nội dung đạo đức đó.
- Phân tích
kết quả đánh giá mạch nội dung đó theo đường phát triển năng lực.
43
CHƯƠNG 3: SỬ
DỤNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN
SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
3.1. Quan niệm về
đường phát triển năng lực trong môn Đạo đức
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có thể:
1. Trình bày
khái niệm đường phát triển năng lực.
2.
Phân tích các mức độ khác nhau trong
đường phát triển năng lực của từng nhóm năng lực trong môn Đạo đức.
Thông tin cơ bản
Đường phát
triển năng lực là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của mỗi năng lực mà
người học cần đạt được1.
Đường phát triển năng lực không có sẵn, mà GV cần phải phác hoạ khi thực hiện
đánh giá năng lực HS.
Trong dạy
học, việc xây dựng đường phát triển năng lực giúp giáo viên định hình rõ ràng
về các mức độ mà học sinh cần phải đạt được đối với môn học hoặc hoạt động giáo
dục. Đường phát triển năng lực có thể chia thành nhiều mức độ khác nhau theo
chiều hướng phát triển tăng dần của các chỉ báo hành vi mà học sinh đạt được.
Để xây dựng được đường phát triển năng lực, giáo viên và người nghiên cứu cần
hiểu rõ và bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học; đặc điểm đối tượng
học sinh tương ứng ở từng lớp học, cấp học, từ đó phân chia các mức độ tương
ứng với các chỉ báo cụ thể.
3.2. Đường phát triển năng lực trong
môn Đạo đức
Các năng lực
được hình thành, phát triển trong môn Đạo đức bao gồm: năng lực điều chỉnh hành
vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh
tế - xã hội là biểu hiện đặc thù của các năng lực chung và năng lực khoa học đã
nêu trong Chương trình tổng thể.
Căn cứ vào
các yêu cầu cần đạt của từng nhóm năng lực được trình bày trong chương trình
giáo dục phổ thông môn Đạo đức, có thể mô tả đường phát triển năng lực trong
môn học này theo các mức độ như sau:
1 Nguyễn
Lộc (chủ biên) (2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực
đọc hiểu và giải quyết vấn đề, Nhà XBGD Việt Nam.
44
-
Năng lực điều chỉnh hành vi: Học
sinh ở mức độ này có khả năng tự làm
được những việc của mình ở nhà, ở trường
theo sự phân công, hướng dẫn; không dựa dẫm, ỷ lại người khác. Bước đầu biết
điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen
của bản thân phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và lứa tuổi;
không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác; không mải chơi, làm ảnh
hưởng đến việc học hành và các việc khác; biết sửa chữa sai sót, khuyết điểm
trong học tập và sinh hoạt hằng ngày. Thực hiện được một số hoạt động cần
thiết, phù hợp để nhận thức, phát triển, tự bảo vệ bản thân và thiết lập, duy
trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè. Bước đầu biết thực hành tiết kiệm và sử
dụng tiền hợp lí.
- Năng
lực phát triển bản thân: Học sinh ở mức độ này có khả năng dựa trên kế hoạch cá
nhân đã đề ra để thực hiện các công việc cụ thể của bản thân trong học tập và
sinh hoạt với sự hướng dẫn của giáo viên và người thân
- Năng lực tìm
hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Học sinh ở mức
độ này có khả năng nhìn nhận và
đánh giá việc tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội của bản thân, bạn bè và
người xung quanh; Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp cho nhóm,
đội; thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; biết trao đổi, giúp đỡ thành viên
khác để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm theo sự phân công, hướng dẫn.
Mức B:
-
Năng lực điều chỉnh hành vi: Học
sinh ở mức độ này có khả năng nhận diện, phân biệt và nhận xét được tính chất
đúng – sai, tốt – xấu, thiện – ác của một số thái độ, hành vi đạo đức và pháp
luật của bản thân và bạn bè trong học tập và sinh hoạt. Thể hiện được thái độ
đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái
sai, cái xấu. Đưa ra nhận xét, đánh giá về thái độ của đối tượng giao tiếp; một
số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để phân công công việc và hợp
tác.
-
Năng lực phát triển bản thân: Học
sinh ở mức độ này có khả năng nêu được các loại kế hoạch cá nhân; nêu được sự
cần thiết phải lập kế hoạch cá nhân; xác định các loại kế hoạch cá nhân để từ
đó lập được kế hoạch cá nhân của bản thân.
- Năng lực tìm
hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội:
Học sinh ở mức
độ này bước đầu có khả năng
phân tích vấn đề, nêu được cách giải quyết và tham gia giải quyết được các vấn
đề đơn giản, phù hợp với lứa tuổi về đạo đức, pháp luật, kĩ
45
năng sống
trong học tập và sinh hoạt hằng ngày; thực hiện cư xử, thói quen, nền nếp cơ
bản, phù hợp trong học tập, sinh hoạt; tham gia các hoạt động phù hợp với lứa
tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
Mức A:
-
Năng lực điều chỉnh hành vi: Học
sinh ở mức độ này mới chỉ nêu được chuẩn mực hành vi đạo đức trong bài; sự cần
thiết phải thực hiện chuẩn mực hành vi và cách thực hiện chuẩn mực hành vi đó
để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với
bạn bè. Bước đầu nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách
nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản
thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
- Năng
lực phát triển bản thân: Học sinh ở mức độ này mới chỉ có khả năng nhận diện
được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo chỉ dẫn của thầy giáo, cô
giáo và người thân.
- Năng lực tìm
hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Học sinh ở mức
độ này bước đầu nhận diện được
một số vấn đề cơ bản về xã hội như: cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, tốt –
xấu,…; Quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử
trong đời sống hằng ngày với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và người thân.
Nêu được vai trò của tiền; sự cần thiết phải bảo quản, tiết kiệm, sử dụng hợp
lí tiền.
Nhiệm vụ của học viên
1. Nêu khái
niệm đường phát triển năng lực.
2. Trình bày
các yêu cầu cần đạt của từng nhóm năng lực đặc thù trong môn
Đạo đức.
3. Phân
tích các biểu hiện tương ứng với từng mức độ trong đường phát triển năng lực
của mỗi nhóm năng lực đặc thù môn Đạo đức.
3.3. Phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng
lực trong dạy học môn Đạo đức
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có thể:
1. Nêu
được khung tiêu chí đánh giá các năng lực của môn Đạo đức. 46
2.
Vận dụng để thiết kế câu hỏi, bài
tập đánh giá cho một bài đạo đức và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát
triển năng lực.
Thông tin cơ bản
3.3.1. Xây dựng
khung tiêu chí đánh giá các năng lực của môn Đạo đức theo đường phát triển năng
lực
Theo quy định của Bộ giáo dục
và đào tạo về đánh giá kết quả học tập ở trường tiểu học hiện nay, môn Đạo đức
được đánh giá bằng nhận xét. Các kết quả kiểm tra đánh giá trong dạy học môn
Đạo đức được thực hiện thông qua đánh giá định tính.
Các thông tin định tính thu
thập hằng ngày trong tiến trình học tập môn đạo đức của học sinh, việc thu thập
thông tin được thực hiện và đánh giá thông qua nhiều con đường khác nhau: phiếu
quan sát, phiếu thực hành, phiếu bài tập cá nhân,…. do học
sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, phụ huynh đánh
giá, giáo viên đánh giá… Các công cụ đánh giá đó được giáo viên tập hợp và dựa
trên bảng mô tả năng lực với các tiêu chí chỉ báo cụ thể để đưa ra quyết định
đánh giá các mức độ mà học sinh đạt được.
Từ việc mô tả các mức độ trong
đường phát triển các năng lực của môn Đạo đức, có thể xác định và mô tả khung
tiêu chí đánh gía các năng lực của môn Đạo đức với các biểu hiện cụ thể của các
chỉ báo đặc trưng như sau:
Năng lực |
Các chỉ báo |
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
|
|
|
thể hiện rõ nhất chỉ báo |
|
|
|
|
|
1. Năng lực điều chỉnh hành vi |
|
|
|
|
|
|
|
1.1.Nhậnthức |
1.1.1. Nhận
biết được |
-
Nêu được một
số biểu hiện
của |
|
chuẩn mực hành vi |
một số
chuẩn mực hành |
chuẩn mực hành vi. |
|
|
vi đạo đức
và pháp luật |
- Nêu được ý nghĩa của việc thực |
|
|
thường gặp
phù hợp |
|
|
|
hiện chuẩn mực hành vi. |
|
|
|
với lứa
tuổi và sự cần |
|
|
|
-
Nhận diện được
những việc nên |
|
|
|
thiết của
việc thực hiện |
|
|
|
làm và không nên làm liên quan đến |
|
|
|
theo các
chuẩn mực đó. |
|
|
|
chuẩn mực hành vi được học. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.2. Có
kiến thức cần |
-
Nêu được biểu
hiện của việc
tự |
|
|
thiết, phù
hợp để nhận |
nhận thức, quản lí tự bảo vệ bản
thân |
|
|
thức, quản
lí, tự bảo vệ |
và duy trì mối quan hệ hoà hợp với |
|
|
bản thân
và duy trì mối |
bạn bè. |
|
|
|
|
|
|
47 |
|
|
Năng lực |
Các chỉ báo |
|
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
|
|||
|
|
|
thể hiện rõ nhất chỉ báo |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
quan hệ
hoà hợp |
với |
- Nêu được sự cần thiết của việc
tự |
|
|||
|
bạn bè. |
|
|
||||
|
|
nhận thức,
quản lí, tự
bảo vệ bản |
|
||||
|
|
|
|
||||
|
|
|
thân và duy trì mối quan hệ hoà
hợp |
|
|||
|
|
|
với bạn bè. |
|
|
|
|
|
|
|
-
Nhận diện được
những việc cần |
|
|||
|
|
|
làm để tự nhận thức, quản lí, tự
bảo |
|
|||
|
|
|
vệ bản thân và duy trì mối quan hệ |
|
|||
|
|
|
hoà hợp với bạn bè. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
1.1.3. Nhận
biết được |
- Nêu được sự cần thiết của giao
tiếp |
|
||||
|
sự
cần thiết của
giao |
và hợp tác nhóm trong việc đáp ứng |
|
||||
|
tiếp và
hợp tác; trách |
các yêu cầu của bản thân. |
|
|
|||
|
nhiệm của bản thân và |
|
|
|
|
|
|
|
- Xác định được nhiệm vụ chung của |
|
|||||
|
của nhóm trong hợp tác |
|
|||||
|
cả nhóm. |
|
|
|
|
||
|
nhằm đáp ứng các nhu |
|
|
|
|
||
|
– Nhận
ra |
được nhiệm
vụ |
của cá |
|
|||
|
cầu của
bản thân |
và |
|
||||
|
nhân khi |
được nhóm |
phân |
công, |
|
||
|
giải quyết
các vấn |
đề |
|
||||
|
hướng dẫn và vai trò |
của cá
nhân |
|
||||
|
học tập, sinh hoạt hằng |
|
|||||
|
trong nhóm. |
|
|
|
|||
|
ngày. |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– Nhận diện được cách để hỗ trợ
các |
|
|||
|
|
|
thành viên trong nhóm và cùng các |
|
|||
|
|
|
thành viên trong nhóm ra quyết
định |
|
|||
|
|
|
để
giải quyết các
vấn đề học
tập, |
|
|||
|
|
|
sinh hoạt liên quan đến bài đạo
đức. |
|
|||
|
|
|
|
||||
1.2. Đánh giá hành |
1.2.1. Nhận
xét được |
- Liên hệ và mô tả về một số thái
độ, |
|
||||
vi của bản thân và |
tính chất đúng – sai, tốt |
hành vi của bản thân và bạn bè có |
|
||||
người khác |
–
xấu, thiện –
ác của |
liên quan
đến chuẩn mực
hành vi |
|
||||
|
một số thái độ, hành vi |
đạo đức được học. |
|
|
|
||
|
đạo đức
và pháp luật |
- Phân biệt được các hành động
đúng |
|
||||
|
của bản thân và bạn bè |
|
|||||
|
– sai, tốt – xấu, thiện – ác của
bản |
|
|||||
|
trong học
tập và sinh |
|
|||||
|
thân và bạn bè xung quanh liên
quan |
|
|||||
|
hoạt. |
|
|
||||
|
|
đến chuẩn mực hành vi đạo đức và |
|
||||
|
|
|
|
||||
|
|
|
pháp luật. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
48 |
|
|
|
|
|
|
Các chỉ
báo |
|
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
|
|||
|
|
|
|
|
|
thể hiện rõ nhất chỉ báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá và |
|
|
|
|
|
|
|
những đề xuất cải tiến của bản
thân |
|
|
|
|
|
|
|
có
liên quan đến
một số thái
độ, |
|
|
|
|
|
|
|
hành vi đạo đức, pháp luật của bản |
|
|
|
|
|
|
|
thân, bạn bè trong học tập và sinh |
|
|
|
|
|
|
|
hoạt. |
|
|
|
|
|
||||
|
1.2.2. Thể
hiện được |
- Phân biệt được cái thiện, cái
đúng, |
|
||||
|
thái |
độ đồng
tình với |
cái tốt với cái ác, cái sai, cái
xấu; |
|
|||
|
cái thiện, cái đúng, cái |
- Thể hiện được thái độ đồng tình |
|
||||
|
tốt; |
không |
đồng |
tình |
|
||
|
hay không đồng tình với các thái độ, |
|
|||||
|
với |
cái |
ác, |
cái sai,
cái |
|
||
|
hành động có liên quan đến chuẩn |
|
|||||
|
xấu. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
mực hành vi đạo đức được học. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đề xuất những việc làm để phát |
|
|
|
|
|
|
|
huy cái thiện, cái tốt, cái đúng;
tác |
|
|
|
|
|
|
|
động để thay đổi các ác, cái xấu,
cái |
|
|
|
|
|
|
|
sai. |
|
|
|
|
|
||||
|
1.2.3. Nhận
xét được |
– Nhận diện thái độ của người đang |
|
||||
|
thái độ
của đối tượng |
giao tiếp
với mình thông
qua các |
|
||||
|
giao tiếp;
một số đặc |
biểu hiện lời nói, ánh mắt, nét
mặt, |
|
||||
|
điểm nổi
bật của các |
cử chỉ, điệu bộ… |
|
||||
|
thành viên trong nhóm |
- Điều chỉnh và thể hiện được thái
độ |
|
||||
|
để phân công công việc |
|
|||||
|
của mình
phù hợp với
tình huống |
|
|||||
|
và hợp tác. |
|
|
|
|||
|
|
|
giao tiếp. |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nhận diện được ưu, nhược điểm |
|
|
|
|
|
|
|
nổi bật
của các thành
viên trong |
|
|
|
|
|
|
|
nhóm. |
|
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện phân công công việc
phù |
|
|
|
|
|
|
|
hợp cho các bạn trong nhóm. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. Điều chỉnh hành |
1.3.1. |
Tự |
làm |
được |
- Xác định được trách nhiệm và
công |
|
|
vi |
những việc của mình ở |
việc của mình ở nhà, ở trường; |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
49 |
|
|
|
Các chỉ báo |
|
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
thể hiện rõ nhất chỉ báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
nhà, |
ở trường |
theo |
sự |
- Xây dựng thời gian biểu và bước |
|
|||
|
phân công, hướng dẫn; |
|
|||||||
|
đầu nêu được kế hoạch của bản thân |
|
|||||||
|
không dựa |
dẫm, ỷ |
lại |
|
|||||
|
để tự thực hiện các công việc của |
|
|||||||
|
người khác. |
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
mình khi ở nhà và ở trường. |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
- Có ý thức tự giác thực hiện các |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
công việc của bản thân ở nhà và ở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
trường theo sự phân công, có hướng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
dẫn. |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
1.3.2. Bước
đầu biết |
-
Thực hiện được
những việc làm |
|
||||||
|
điều chỉnh và nhắc nhở |
phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo |
|
||||||
|
bạn bè điều chỉnh cảm |
đức, pháp luật và lứa tuổi. |
|
||||||
|
xúc, |
thái |
độ, |
hành |
vi, |
- Đề xuất được việc làm cụ thể để |
|
||
|
thói quen của bản thân |
|
|||||||
|
điều chỉnh |
hành vi
chưa đúng và |
|
||||||
|
phù hợp với chuẩn mực |
|
|||||||
|
phát huy hành vi đúng của bản
thân. |
|
|||||||
|
hành vi đạo đức, pháp |
|
|||||||
|
- Không nói hoặc làm những điều |
|
|||||||
|
luật và lứa tuổi; không |
|
|||||||
|
xúc phạm người khác; |
|
|||||||
|
nói hoặc
làm những |
|
|||||||
|
|
|
|
||||||
|
điều xúc
phạm người |
- Sắp xếp thời gian học tập, sinh
hoạt |
|
||||||
|
khác; không mải chơi, |
và vui chơi phù hợp. |
|
||||||
|
làm |
ảnh |
hưởng |
đến |
- Có ý thức sửa chữa sai sót,
khuyết |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
việc học
hành và các |
điểm để hoàn thiện bản thân trong |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
việc |
khác; |
biết |
sửa |
học tập và sinh hoạt hằng ngày. |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
chữa |
sai |
sót, |
khuyết |
|
|
|
||
|
- Nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm |
|
|||||||
|
điểm trong học tập và |
|
|||||||
|
xúc, thái độ, hành vi, thói quen
của |
|
|||||||
|
sinh hoạt hằng ngày. |
|
|||||||
|
bản thân
phù hợp với
chuẩn mực |
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
hành vi đạo đức, pháp luật và lứa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
tuổi. |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
1.3.3. Thực hiện được |
- Lập kế hoạch, mục tiêu để nhận |
|
||||||
|
một số
hoạt động cần |
thức, phát triển, tự bảo vệ bản
thân; |
|
||||||
|
thiết, phù hợp để nhận |
|
|
|
|||||
|
–
Nhận ra |
được những
bất đồng, |
|
||||||
|
thức, phát triển, tự bảo |
|
|||||||
|
xích mích |
giữa bản
thân với bạn |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50 |
|
|
|
Năng lực |
Các chỉ báo |
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
|
|
|
thể hiện rõ nhất chỉ báo |
|
|
|
|
|
|
vệ
bản thân và thiết lập, |
hoặc
giữa các bạn với nhau. |
|
|
duy trì mối quan hệ hoà |
– Tự xử lý các vướng mắc để điều |
|
|
hợp với bạn bè. |
|
|
|
chỉnh, phát triển các các quan hệ
hòa |
|
|
|
|
|
|
|
|
thuận với người khác (nhận lỗi,
giải |
|
|
|
thích lại). |
|
|
|
–
Trong các tình
huống xung đột, |
|
|
|
biết nhường
bạn hoặc thuyết
phục |
|
|
|
bạn. |
|
|
|
|
|
|
1.3.4. Bước
đầu biết |
- Nêu được biểu hiện, sự cần thiết
và |
|
|
thực hành tiết kiệm và |
những việc làm để tiết kiệm và sử |
|
|
sử dụng tiền hợp lí. |
dụng tiền hợp lí. |
|
|
|
- Nhận xét, đánh giá việc tiết
kiệm |
|
|
|
và sử dụng tiền của bản thân; |
|
|
|
- Bước đầu lập kế hoạch chi tiêu
của |
|
|
|
bản thân; |
|
|
|
- Thực hiện sử dụng tiền vào những |
|
|
|
việc hợp
lí trong cuộc
sống hằng |
|
|
|
ngày. |
|
|
|
|
|
2. Năng lực phát triển bản thân |
|
|
|
|
|
|
|
2.1. Tự
nhận thức |
2.1.1. Nhận
biết được |
- Nêu được điểm mạnh, điểm yếu |
|
bản thân |
một số
điểm mạnh, |
của bản thân. |
|
|
điểm yếu của bản thân |
|
|
|
theo chỉ
dẫn của thầy |
|
|
|
giáo, cô giáo và người |
|
|
|
thân. |
|
|
|
|
|
|
2.2. Lập
kế hoạch |
2.2.1. Nêu
được các |
-
Nêu được các
loại kế hoạch
cá |
|
phát triển bản thân |
loại kế hoạch cá nhân, |
nhân; |
|
|
sự cần thiết phải lập kế |
- Nêu được sự cần thiết phải lập
kế |
|
|
hoạch cá nhân, cách lập |
|
|
|
hoạch cá nhân trong học tập và
sinh |
|
|
|
kế hoạch cá nhân. |
|
|
|
hoạt. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
51 |
|
|
Năng lực |
Các chỉ báo |
|
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
|
|||
|
|
|
|
|
|
thể hiện rõ nhất chỉ báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
Nêu được mục
tiêu của lập
kế |
|
|
|
|
|
|
|
hoạch cá nhân. |
|
|
|
|
|
|
|
- Xác định những điểm mạnh, điểm |
|
|
|
|
|
|
|
yếu của bản thân với việc thực
hiện |
|
|
|
|
|
|
|
mục tiêu của kế hoạch đề ra. |
|
|
|
|
|
|
|
- Lập kế hoạch cá nhân với các
bước |
|
|
|
|
|
|
|
thực hiện cụ thể. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2.2. |
Lập |
được |
kế |
-
Xác định các
loại kế hoạch
cá |
|
|
|
hoạch cá nhân của bản |
nhân; |
|
||||
|
thân. |
|
|
|
|
- Lập được kế hoạch cá nhân của
bản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
thân với những mô tả chi tiết về
mục |
|
|
|
|
|
|
|
tiêu, các hoạt động, công việc,
thời |
|
|
|
|
|
|
|
gian thực hiện và kết quả đạt
được. |
|
|
|
|
|
|
|||
2.3. Thực
hiện kế |
2.3.1. Thực |
hiện được |
-
Xác định những
người có thể |
|
|||
hoạch phát
triển |
các công việc của bản |
hướng dẫn, hỗ trợ để thực hiện
được |
|
||||
bản thân |
thân trong
học |
tập |
và |
kế hoạch đề ra. |
|
||
|
sinh hoạt theo kế hoạch |
- Xác định được thứ tự thực hiện
một số |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
đã
đề ra với sự hướng |
công việc của bản thân theo kế
hoạch |
|
||||
|
dẫn của
thầy giáo, cô |
đề ra; |
|
||||
|
giáo và người thân. |
|
- Có quyết tâm thực hiện kế hoạch |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
đã đề ra. |
|
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện các công việc theo kế |
|
|
|
|
|
|
|
hoạch. |
|
|
|
|
|
|
|||
|
2.3.2. Có ý |
thức học |
-
Tự đánh giá
bản thân và
người |
|
|||
|
hỏi thầy giáo, cô giáo, |
xung quanh liên quan đến thực hiện |
|
||||
|
bạn bè, người khác và |
các công việc của bản thân trong
học |
|
||||
|
học tập, |
làm |
theo |
tập và sinh hoạt. |
|
||
|
những |
gương |
tốt |
để |
- Nêu được bài học và vận dụng noi |
|
|
|
hoàn |
thiện, |
phát triển |
|
|||
|
gương tốt để hoàn thiện bản thân. |
|
|||||
|
bản thân. |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
- Khuyến khích, động viên các bạn |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
52 |
|
|
Các chỉ báo |
Các biểu hiện
cụ thể đặc trưng |
thể hiện rõ
nhất chỉ báo
thực hiện làm theo những tấm gương
tốt.
3. Năng lực tìm hiểu và tham gia các
hoạt động kinh tế- xã hội
3.1. Tìm hiểu các hiện tượng
kinh tế-xã hội
3.1.1. Bước
đầu nhận |
- Nhận diện được một số vấn đề cơ |
|
||
biết được một số khái |
bản về xã hội như: cá nhân, gia
đình, |
|
||
niệm cơ bản về xã hội |
xã hội, đất nước; |
|
||
và quan sát xã hội. |
- Chỉ ra được biểu hiện của các
mối |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
quan hệ giữa cá nhân, gia đình, xã |
|
|
|
|
hội, đất nước. |
|
|
|
|
- Chủ động quan sát, tìm hiểu xã
hội |
|
|
|
|
xung quanh. |
|
|
|
|
- Phát hiện một số hiện tượng,
cách |
|
|
|
|
ứng xử của bản thân xung quanh các |
|
|
|
|
mối quan hệ xã hội trong những
tình |
|
|
|
|
huống cụ thể. |
|
|
|
|
||
3.1.2. Bước
đầu biết |
- Nêu được cách quan sát, tìm hiểu; |
|
||
quan sát, |
tìm |
hiểu về |
- Lập kế hoạch quan sát, tìm hiểu |
|
gia đình, |
quê |
hương, |
|
|
dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của
thầy |
|
|||
đất nước, |
các |
hành vi |
|
|
cô, người thân (nêu được mục đích |
|
|||
ứng xử trong đời sống |
|
|||
quan sát, thời gian quan sát, nhiệm |
|
|||
hằng ngày với sự giúp |
|
|||
vụ, công việc thực hiện và dự kiến |
|
|||
đỡ
của thầy giáo,
cô |
|
|||
kết quả đạt được khi quan sát) |
|
|||
giáo và người thân. |
|
|||
- Thực hiện quan sát, tìm hiểu
theo |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
kế hoạch dưới sự giúp đỡ của thầy |
|
|
|
|
cô và người thân. |
|
|
|
|
- Thu thập, đánh giá và rút ra kết |
|
|
|
|
luận từ quan sát. |
|
|
|
|
|
|
3.1.3. Nhận
biết được |
–
Nêu được vai trò của tiền. |
|
||
|
|
|||
vai trò của tiền; sự cần |
– Biết vì sao phải quý trọng đồng |
|
||
thiết phải bảo quản, tiết |
tiền. |
|
||
|
|
|
|
|
53
Các chỉ báo |
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
|
|
|
|
thể hiện rõ nhất chỉ báo |
|
|
|
|
|
|
kiệm, sử
dụng hợp lí |
-
Nêu được biểu hiện và sự cần thiết |
|
|
tiền. |
của việc sử dụng tiền hợp lí. |
|
|
|
– Biết bảo quản và tiết kiệm tiền; |
|
|
|
mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, |
|
|
|
quà bánh,... đúng mức, phù hợp với |
|
|
|
hoàn cảnh gia đình. |
|
|
|
– Thực hiện được việc sử dụng tiền |
|
|
|
hợp lí và nhắc nhở bạn bè chi tiêu |
|
|
|
tiết kiệm. |
|
|
|
|
|
3.2. Tham
gia hoạt |
3.2.1. Bước
đầu nêu |
- Nhận diện được một số vấn đề về |
|
động kinh tế- xã hội |
được cách giải quyết và |
đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống
nảy |
|
|
tham gia
giải quyết |
sinh trong học tập và sinh hoạt
hằng |
|
|
được các
vấn đề đơn |
ngày; |
|
|
giản, phù
hợp với lứa |
- Phân tích vấn đề, thu thập thông
tin |
|
|
tuổi về đạo đức, pháp |
|
|
|
từ nhiều nguồn để nhận diện rõ vấn |
|
|
|
luật, kĩ năng sống trong |
|
|
|
đề, cách thức giải quyết. |
|
|
|
học tập
và sinh hoạt |
|
|
|
- Nêu được cách giải quyết vấn đề; |
|
|
|
hằng ngày. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tham gia giải quyết được các vấn |
|
|
|
đề đơn giản, phù hợp; |
|
|
|
|
|
|
3.2.2. Có được cách cư |
- Nhận diện cách cư xử, thói quen, |
|
|
xử, thói quen, nền nếp |
nền nếp của bản thân. |
|
|
cơ bản, cần thiết trong |
- Thực hiện một số việc làm phù
hợp |
|
|
học tập, sinh hoạt. |
|
|
|
trong học tập, sinh hoạt; |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2.3. Tham
gia các |
- Nêu được các hoạt động xã hội
phù |
|
|
hoạt động phù hợp với |
hợp với lứa tuổi và tìm hiểu ý
nghĩa |
|
|
lứa tuổi do nhà trường, |
của các hoạt động đó. |
|
|
địa phương tổ chức. |
- Thực hiện một số hoạt động xã
hội |
|
|
|
|
|
|
|
phù hợp lứa tuổi. |
|
|
|
|
|
|
54 |
|
|
Các chỉ báo |
Các biểu hiện cụ thể đặc trưng |
|
|
|
|
thể hiện rõ nhất chỉ báo |
|
|
|
|
|
|
3.2.4. Đề xuất được |
- Đánh giá việc tham gia các hoạt
động |
|
|
phương án phân công |
kinh tế- xã hội của bản thân, bạn
bè và |
|
|
công việc phù hợp; |
người xung quanh; |
|
|
thực hiện được nhiệm |
- Đề xuất được phương án phân công |
|
|
vụ của bản thân; biết |
công việc phù hợp cho nhóm, đội; |
|
|
trao đổi, giúp đỡ thành |
- Có ý thức tự giác và nêu được
cách |
|
|
viên khác để cùng nhau |
|
|
|
làm cụ thể để thực hiện được nhiệm |
|
|
|
hoàn thành nhiệm vụ |
|
|
|
vụ của bản thân. |
|
|
|
trong nhóm theo sự |
|
|
|
- Trao đổi, giúp đỡ thành viên
khác |
|
|
|
phân công, hướng dẫn. |
|
|
|
để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
trong nhóm
theo sự phân
công, |
|
|
|
hướng dẫn. |
|
|
|
|
|
3.3.2. Cách thức
đánh giá và phân tích kết quả đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn Đạo
đức
Giáo viên dựa theo các tiêu
chí, chỉ báo, biểu hiện hành vi của khung năng lực gắn với nội dung cụ thể của
bài Đạo đức (như là khung tham chiếu), kết qủa đánh giá thu thập được qua việc
kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đưa ra nhận định, đánh giá
(nhận xét) điểm mạnh/yếu của mỗi HS theo 3 mức độ (Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT):
Mức không hoàn thành: Chưa thực
hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về
các thành phần năng lực của môn Đạo đức. Như vậy, ở mức độ này, học sinh cơ bản
không đáp ứng đủ yêu cầu của chỉ báo, cần có những giải pháp khắc phục (những
yêu cầu liên quan đến chỉ báo đang ở giai đoạn lên kế hoạch/ các biểu hiện hành
vi cụ thể HS chưa thể hiện được);
Mức hoàn thành: thực hiện được
các yêu cầu học tập của môn Đạo đức và có biểu hiện cụ thể về các thành phần
của năng lực môn Đạo đức. Như vậy, ở mức độ này, học sinh về cơ bản đáp ứng
được đủ yêu cầu của chỉ báo, nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng
tốt được yêu cầu (có minh chứng nhưng chưa đầy đủ/ một số biểu hiện hành vi của
chỉ báo HS thực hiện chưa rõ ràng);
Mức hoàn thành tốt: thực hiện
tốt các yêu cầu học tập của môn Đạo đức và thường xuyên có các biểu hiện cụ thể
về các thành phần năng lực của môn Đạo đức.
55
Như vậy, ở
mức độ này học sinh đáp ứng tốt yêu cầu của chỉ báo (có đủ minh chứng phù hợp
với tiêu chí/ các biểu hiện hành vi của chỉ báo, HS cơ bản thực hiện được);
Các mức độ
này có thể được mô tả chi tiết về định tính và định lượng theo Rubric, và dựa
theo Rubric, giáo viên đưa ra nhận xét và đánh giá kết quả năng lực học sinh.
3.3.3. Minh hoạ xây dựng khung tiêu chí đánh giá và phân
tích kết quả đánh giá bài Thực hiện nội quy trường, lớp (lớp 1)
Với bài Thực
hiện nội quy trường, lớp (lớp 1). Dựa vào yêu cầu cần đạt của chương trình
môn Đạo đức có thể xác định bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực
điều chỉnh hành vi với các mục tiêu cụ thể như sau:
Sau bài học, học sinh:
-
Nêu được một số nội quy của trường, lớp.
-
Xác định được những biểu hiện của việc thực hiện đúng nội
quy trường, lớp.
-
Giải thích được vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường,
lớp.
-
Liên hệ và tự đánh giá việc thực hiện nội quy trường, lớp
của bản thân.
-
Nhận xét việc thực hiện nội quy trường, lớp của người khác.
-
Xử lý các tình huống liên quan đến việc thực hiện nội quy
trường, lớp.
-
Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.
-
Nhắc nhở bạn bè thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
Từ mục tiêu đánh giá trên, xây dựng
khung tiêu chí đánh giá như sau:
Năng lực |
|
Các biểu |
|
Các mức độ |
|
|
|
|
|
biện cụ
thể |
|
|
|
|
|
|
|
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Không hoàn |
|
||
|
đặc trưng
thể |
|
|||||
|
|
|
thành |
|
|||
|
|
hiện rõ
nhất |
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
của các
chỉ |
|
|
|
|
|
|
|
báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1. Nhận |
- |
Nêu |
được |
Nêu đúng được ít |
Nêu đúng được từ |
Không nêu
được |
|
thức chuẩn |
một số nội
quy |
nhất từ 6 nội quy |
3
đến 5 nội
quy |
hoặc chỉ
nêu được |
|
||
mực hành vi |
của |
trường, |
của trường,
lớp |
của trường,
lớp |
1 đến
2 nội quy |
|
|
|
lớp. |
|
đang học trở lên. |
đang học. |
của trường,
lớp |
|
|
|
|
|
|
|
|
đang học. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Xác |
định |
Xác định
đúng, |
Xác định
đúng |
Không xác
định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
56 |
|
|
|
-
Nhận xét, - Nhận xét, đánh - Nhận xét, đánh -
Không đưa ra
đánh |
giá |
việc |
giá và |
giải |
thích, |
giá |
được |
tính |
được |
ý kiến
cá |
|
thực |
hiện |
nội |
phân |
tích |
được |
đúng/sai; |
tốt/ |
nhân |
về |
tính |
|
quy |
trường, |
tính đúng/sai; tốt/ |
xấu… |
của |
việc |
đúng/sai; |
tốt/ |
||||
lớp của
người |
xấu… |
của |
việc |
thực hiện nội quy |
xấu… |
của |
việc |
||||
khác. |
|
|
thực hiện nội quy |
trường lớp đối với |
thực hiện nội quy |
||||||
|
|
|
trường lớp đối với |
các |
nhân |
vật |
trường lớp đối với |
||||
|
|
|
các |
nhân |
vật |
trong |
tình |
huống |
các |
nhân |
vật |
|
|
|
trong |
tình |
huống |
hoặc bạn bè xung |
trong |
tình |
huống |
||
|
|
|
hoặc bạn bè xung |
quanh |
|
nhưng |
hoặc bạn bè xung |
||||
|
|
|
quanh. |
|
|
chưa |
giải |
thích |
quanh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
57 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
được |
hoặc |
giải |
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
thích |
còn |
thiếu, |
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
chưa đầy đủ, rõ ý. |
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
1.3. Điều |
- |
Xử |
lý |
các |
Nêu được ít nhất |
Nêu được phương |
Không |
nêu được |
|||||||
chỉnh hành |
tình huống liên |
một |
phương |
án |
án xử lý đúng cho |
phương án
xử lý |
|||||||||
vi |
quan |
đến việc |
xử
lý đúng cho |
tình huống có liên |
cho tình huống có |
||||||||||
|
thực hiện
nội |
tình huống có liên |
quan |
|
đến |
việc |
liên quan đến việc |
||||||||
|
quy |
trường, |
quan |
đến việc |
thực hiện nội quy |
thực hiện nội quy |
|||||||||
|
lớp. |
|
|
thực hiện nội quy |
trường, lớp nhưng |
trường, lớp
hoặc |
|||||||||
|
|
|
|
|
trường, lớp |
và |
không giải
thích |
nêu được
nhưng |
|||||||
|
|
|
|
|
giải thích rõ lý do |
được lý do đưa ra |
không đúng. |
||||||||
|
|
|
|
|
đưa ra phương án |
phương |
án |
đó |
|
|
|||||
|
|
|
|
|
đó. |
|
|
|
hoặc giải
thích |
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
không |
rõ |
|
ràng, |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
chưa đầy đủ. |
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
- |
Thực |
hiện |
Tự giác thực hiện |
Thực hiện
được |
Còn nhiều
nội |
|||||||||
|
đúng |
nội |
quy |
đúng |
và |
đầy |
đủ |
đúng |
|
nội |
quy |
quy trường
lớp |
|||
|
của |
trường, |
nội |
quy |
trường, |
trường lớp nhưng |
chưa thực
hiện |
||||||||
|
lớp. |
|
|
lớp. |
|
|
|
còn chưa tự giác, |
đúng, |
thường |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
thi thoảng các bạn |
xuyên bị thầy cô |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
và
thầy cô còn |
và
các bạn nhắc |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
phải nhắc |
nhở |
nhở vì chưa thực |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
thực hiện. |
|
|
hiện. |
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
- |
Nhắc |
nhở |
Nhắc nhở, khuyên |
Nhắc các
bạn |
Không |
quan tâm |
||||||||
|
bạn |
bè thực |
nhủ các bạn xung |
xung quanh cùng |
tới việc thực hiện |
||||||||||
|
hiện đúng
nội |
quanh cùng
thực |
thực hiện |
|
đúng |
nội quy trường,
lớp |
|||||||||
|
quy |
trường, |
hiện tốt
nội quy |
nội |
quy |
trường, |
của các bạn xung |
||||||||
|
lớp. |
|
|
trường, lớp. Thực |
lớp |
nhưng |
chưa |
quanh; chưa đưa ra |
|||||||
|
|
|
|
|
hiện các việc làm |
biết |
động |
viên, |
được lời
nói thể |
||||||
|
|
|
|
|
để |
động |
viên, |
giải thích, giúp đỡ |
hiện |
nhắc nhở, |
|||||
|
|
|
|
|
giúp đỡ
các bạn |
các bạn cùng thực |
động viên các bạn |
||||||||
|
|
|
|
|
cùng thực
hiện |
hiện. |
|
|
|
|
cùng thực hiện. |
||||
|
|
|
|
|
đúng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*
Bên cạnh việc đánh giá các nhóm năng
lực đặc thù của môn Đạo đức, GV có thể xây dựng thêm các tiêu chí để đánh giá
việc làm, hành động nhóm và cách xử lý tình huống của học sinh. Phiếu hướng dẫn
đánh giá làm việc nhóm có thể xây dựng
58
theo
các tiêu chí và phân tích kết quả đánh giá năng lực hợp tác và làm việc nhóm
như sau:
Các hoạt |
|
|
|
|
|
Các mức độ |
|
|
|
|
|
|
|
||
động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoàn thành xuất |
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Không hoàn |
|
||||||||||
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
sắc |
|
|
|
|
|
|
|
|
thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
Trong |
khi |
Cả
nhóm tích cực |
Cả nhóm tích cực |
Chỉ có một vài HS |
Cả
nhóm không |
|
|||||||||
thảo luận |
|
chụm đầu thảo luận |
chụm |
đầu |
thảo |
tham gia thảo luận. |
thảo luận chung, |
|
|||||||
|
|
và chia sẻ ý kiến. |
luận và chia sẻ ý |
|
|
|
các |
cá |
nhân |
|
|||||
|
|
|
|
|
kiến. |
|
|
|
|
|
không chia
sẻ ý |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
kiến với nhau. |
|
|||
|
|
|
|
|
|
||||||||||
Đóng vai xử |
- Cả nhóm cùng lên |
-
Phần lớn HS |
- Một vài HS lên |
- Chỉ có một HS |
|
||||||||||
lý tình huống |
đóng vai; |
|
trong |
nhóm |
cùng |
đóng vai; |
|
lên đóng vai hoặc |
|
||||||
trước lớp |
|
-
Thể |
hiện |
được |
lên đóng vai; |
|
- Cách xử lý tình |
không |
đưa |
ra |
|
||||
|
|
|
|
|
cách |
xử |
lý |
tình |
|
||||||
|
|
cách xử lý
đúng, lời |
-
Thể hiện |
được |
huống đúng nhưng |
|
|||||||||
|
|
huống không phù |
|
||||||||||||
|
|
nói thể
hiện |
đóng |
cách |
xử lý |
đúng, |
diễn đạt lời
nói còn |
|
|||||||
|
|
hợp. |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
vai rõ ràng. |
|
lời nói
thể hiện |
chưa rõ ràng. |
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
đóng vai rõ ràng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
||||||||||
Thảo luận cả |
- Nêu được ít
nhất 1 |
- Chưa nêu được ý |
- Nêu được ít nhất |
- Không tham gia |
|
||||||||||
lớp sau đóng |
ý kiến nhận xét về |
kiến nhận xét nào |
1 ý kiến nhận xét |
thảo luận cả lớp |
|
||||||||||
vai |
|
cách đóng vai xử lý |
về
cách đóng vai |
về
cách đóng vai |
và |
không |
nêu |
|
|||||||
|
|
tình huống
của |
xử
lý tình huống |
xử
lý tình huống |
được 1
ý kiến |
|
|||||||||
|
|
nhóm khác và giải |
của nhóm khác và |
của nhóm
khác |
nhận xét nào về |
|
|||||||||
|
|
thích |
rõ ràng
về |
giải thích
rõ ràng |
nhưng |
chưa |
giải |
cách đóng vai xử |
|
||||||
|
|
việc đồng tình hay |
về việc đồng tình |
thích |
rõ ràng |
về |
lý tình huống của |
|
|||||||
|
|
không |
đồng |
tình |
hay |
không |
đồng |
việc đồng tình hay |
nhóm khác. |
|
|
||||
|
|
với cách xử lý của |
tình với cách xử lý |
không |
đồng |
tình |
|
|
|
|
|
||||
|
|
nhóm bạn. |
|
của nhóm bạn. |
với cách xử lý của |
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
nhóm bạn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Có thể phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
bài Thực hiện nội quy trường, lớp được thể hiện qua bảng sau:
Mức độ |
Mô tả |
Phân tích kết quả đánh giá |
đánh giá |
|
|
|
|
|
Hoàn thành tốt |
2/3 số chỉ báo (6 chỉ báo) trở lên ở |
Học hình
đã hiểu rõ chuẩn mực hành vi, |
|
|
|
|
59 |
|
|
mức hoàn thành tốt, không có chỉ |
thực hiện vận dụng chuẩn mực hành
vi |
|
báo nào ở mức không hoàn thành. |
vào trong cuộc sống hằng ngày. |
|
|
|
Hoàn thành |
Có ít hơn 6 chỉ báo ở mức độ hoàn |
Ở mức độ này
học sinh về cơ bản đã hình |
|
thành tốt, không có chỉ báo nào ở |
thành năng lực nhận thức về chuẩn
mực |
|
mức độ không hoàn thành; hoặc có |
hành vi, năng lực đánh giá hành vi
và |
|
1 chỉ báo ở mức độ không hoàn |
năng lực
điều chỉnh hành
vi đã hình |
|
thành, các chỉ
báo còn lại ở mức độ |
thành, tuy còn
một số nhầm lẫn hoặc chưa |
|
hoàn thành và hoàn thành tốt. |
rõ ràng. |
|
|
|
Không hoàn |
Có từ 2 chỉ
bảotrở lên ở mức không |
Ở mức độ này, học sinh bước đầu
mới |
thành |
hoàn thành. |
tiếp cận năng
lực nhận thức về chuẩn mực |
|
|
hành vi nhưng chưa đầy đủ và chưa
có |
|
|
năng lực tự
đánh giá hành vi của bản thân |
|
|
và người khác, chưa có năng lực
điều |
|
|
chỉnh hành vi. |
|
|
|
Nhiệm vụ của học viên |
|
1. Trình bày
khung tiêu chí đánh giá các năng lực của môn Đạo đức.
2. Nghiên cứu
chương trình môn Đạo đức lớp 2 hoặc lớp 3 để:
-
Chọn một mạch nội dung và thiết kế
câu hỏi, bài tập đánh giá cho mạch nội dung đạo đức đó.
- Phân tích
kết quả đánh giá mạch nội dung đó theo đường phát triển năng lực.
3.4. Sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực
để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học đối với môn
Đạo đức
Mục tiêu hoạt động
Sau khi nghiên cứu hoạt động này,
học viên có thể:
1.
Trình bày cách sử dụng kết quả kiểm
tra, đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học
sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
2.
Vận dụng phân tích một ví dụ minh
hoạ việc sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự
tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Đạo đức.
Thông tin cơ bản
Trong dạy
học phát triển năng lực, kiểm tra, đánh giá không chỉ để đánh giá và xếp loại
kết quả học tập học sinh, mà quan trọng hơn là phải phân tích kết quả đánh giá,
sử dụng kết quả đánh giá ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và tìm kiếm những
nguyên nhân để có thể sử dụng biện pháp tác động nhằm phát triển năng lực học
sinh.
60
Về phía giáo
viên, kiểm tra, đánh giá có vai trò quan trọng trong việc giúp GV xác định năng
lực của học sinh trong đường phát triển năng lực, nhìn nhận lại phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học của bản thân và xác định mối tương quan giữa cách
thức tổ chức dạy học với nguyên nhân tác động đến kết quả học tập của học sinh.
Để sử dụng
các kết quả kiểm tra, đánh giá nhằm ghi nhận sự tiến bộ của học sinh, cải tiến
chất lượng học tập và đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể tiến hành
như sau:
-
Sử dụng kết quả để đánh giá học sinh
đang ở mức độ nào trong đường phát triển năng lực, dự đoán các khả năng dẫn đến
sai lầm của học sinh thông qua việc phân tích các câu hỏi có nhiều câu trả lời
sai.
-
Tìm hiểu, xác định nguyên nhân dẫn
đến các câu trả lời sai. Phân tích các nguyên nhân để làm rõ câu trả lời: do
học sinh hay do giáo viên?
- Đề xuất các
biện pháp để có thể khắc phục nguyên nhân.
- Động viên,
khen ngợi và hỗ trợ học sinh đặt ra các kế hoạch học tập phù hợp
để hướng đến mục tiêu đạt được mức
độ cao hơn.
Ví dụ: Trong bài Thực hiện nội
quy trường, lớp (lớp 1).
Sau khi phân
tích kết quả đánh giá (trong ví dụ của 4.3.3), GV có thể tìm hiểu những nguyên
nhân dẫn đến kết qủa đó để có biện pháp tác động điều chỉnh.
Bảng sau
phân tích như là một minh hoạ để giáo viên tham khảo về cách sử dụng kết quả
đánh giá để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học:
Mức độ HS |
Phân tích |
Sử dụng
kết quả đánh giá để ghi nhận sự |
|
đạt được |
kết quả đánh giá |
tiến bộ
của học sinh |
|
|
|
||
|
|
và đổi mới phương pháp dạy học |
|
Hoàn thành |
Học hình đã
hiểu rõ chuẩn |
- GV ghi nhận kết quả học tập của
HS và |
|
tốt |
mực hành
vi, thực hiện vận |
khen ngợi, động viên, khuyến khích
HS tiếp |
|
|
dụng chuẩn
mực hành vi vào |
tục duy trì và thực hiện hành vi
trong học |
|
|
trong cuộc sống hằng ngày. |
tập hằng ngày. |
|
|
|
|
|
Hoàn thành |
Ở mức độ này học sinh về cơ |
- Ghi nhận và khen ngợi HS. |
|
|
bản đã
hình thành năng lực |
- HS về cơ bản đã có kiến thức và
KN của |
|
|
nhận thức về chuẩn mực hành |
|
|
|
bài đạo đức, tuy nhiên có thể còn
chút nhầm |
|
|
|
vi, năng
lực đánh giá hành vi |
|
|
|
lẫn, do đó dự đoán nguyên nhân: |
|
|
|
và năng lực điều chỉnh hành vi |
|
|
|
+ Do thiếu cẩn thận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
61 |
|
Phân tích |
Sử dụng
kết quả đánh giá để ghi nhận sự |
|
|
đạt được |
kết quả đánh giá |
tiến bộ
của học sinh |
|
|
|
||
|
|
và đổi mới phương pháp dạy học |
|
|
đã
hình thành, tuy còn một số |
+ Chưa chú ý quan sát hành vi của
mọi |
|
|
nhầm lẫn. |
|
|
|
người xung quanh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Kĩ năng hợp tác với bạn học để
hoàn |
|
|
|
thành nhiệm vụ học tập còn vướng
mắc. |
|
|
|
+ Có những khó khăn trong việc
thực hành, |
|
|
|
vận dụng bài học đạo đức gắn với
việc học |
|
|
|
tập, sinh hoạt hằng ngày. |
|
|
|
- Dự thảo biện pháp: |
|
|
|
+ Chỉ rõ lỗi sai và nhắc nhở, lưu
ý HS. |
|
|
|
+ Hướng dẫn HS cách quan sát. |
|
|
|
+ Tăng cường các phương pháp dạy
học có |
|
|
|
sự tương tác cao để tạo cơ hội cho
HS được |
|
|
|
tham gia trong nhóm; trao cho HS
những |
|
|
|
vai trò nhất định khi thảo luận xử
lý tình |
|
|
|
huống, đóng vai như: nhân vật đóng
vai, |
|
|
|
nhóm trưởng, thư kí của nhóm… |
|
|
|
|
|
Không hoàn |
Ở
mức độ này,
học sinh |
- Bài đạo đức này gần gũi, gắn bó
với cuộc |
|
thành |
bước đầu mới tiếp cận năng |
sống học
tập, sinh hoạt
của học sinh
ở |
|
|
lực nhận thức về chuẩn mực |
trường, do đó, việc học sinh chưa
có đầy đủ |
|
|
hành vi nhưng chưa đầy đủ |
các biểu hiện nhận thức về CMHV
này cho |
|
|
và chưa có năng lực tự đánh |
thấy nguyên nhân có thể: |
|
|
giá hành vi của bản thân và |
+ Liên quan nhiều đến tâm sinh lí
học sinh; |
|
|
người khác,
chưa có năng |
|
|
|
+ Hứng thú đối với bài học và môn
học. |
|
|
|
lực điều chỉnh hành vi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Dự thảo biện pháp: |
|
|
|
+ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí
học sinh, |
|
|
|
nếu tâm sinh lí của học sinh bình
thường, |
|
|
|
thì có thể xác định, tìm hiểu hứng
thú của |
|
|
|
học sinh với bài học, môn học. Nếu
hứng |
|
|
|
thú và sự chú ý của HS bị ảnh
hưởng bởi |
|
|
|
|
|
|
|
62 |
|
Mức độ HS |
Phân tích |
Sử dụng kết quả đánh giá để ghi
nhận sự |
|
đạt được |
kết quả đánh giá |
tiến bộ của học sinh |
|
|
|
||
|
|
và
đổi mới phương pháp dạy học |
|
|
|
môi
trường học tập (bạn học, cơ sở vật chất) |
|
|
|
thì có thể phối hợp với các HS
khác để tác |
|
|
|
động, điều chỉnh; |
|
|
|
+ Nếu nguyên nhân do phía GV
(phương |
|
|
|
pháp dạy học chưa phù hợp) có thể
điều |
|
|
|
chỉnh phương pháp dạy học để HS
hứng thú |
|
|
|
hơn và thu hút sự tham gia của HS. |
|
|
|
+ Tìm hiểu những khó khăn của HS
trong |
|
|
|
việc thực hiện nội quy ở trường,
lớp; khen |
|
|
|
ngợi thường
xuyên khi HS
thực hiện tốt |
|
|
|
một nội quy bất kì. |
|
|
|
|
|
Nhiệm vụ của học viên |
|
|
|
1. Trả lời câu hỏi: |
|
|
-
Việc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh
giá theo đường phát triển năng lực trong dạy học môn Đạo đức có vai trò như thế
nào?
-
Giáo viên sử dụng kết quả kiểm tra,
đánh giá theo đường phát triển năng lực như thế nào để ghi nhận sự tiến bộ của
học sinh và đổi mới phương pháp dạy học?
2.
Lấy ví dụ minh hoạ và phân tích việc
sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ
của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học trong môn Đạo đức.
63
PHẦN 2. CÁC
VÍ DỤ MINH HỌA CÁC PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
I. Tài liệu minh họa 1
KẾ HOẠCH BÀI HỌC: TRẢ LẠI CỦA RƠI
(2 tiết)
1. MỤC TIÊU:
1.
Học sinh phân tích hành vi và từ đó,
khái quát hóa được kết quả thành bài học yêu cầu và sự cần thiết trả lại của
rơi.
2.
Học sinh đánh giá được hành động,
việc làm của bản thân và của người khác liên quan việc trả lại của rơi.
3. Học sinh
giải quyết được các tình huống liên quan việc trả lại của rơi.
4. Học sinh trả
lại của rơi khi nhặt được ở nhà, trường học, nơi công cộng.
5. Học sinh yêu
mến người biết việc trả lại của rơi; không đồng tình với hành
động tham của rơi.
6. HS
được phát triển một số biểu hiện phẩm chất và năng lực như: tự chủ và tự học
(tự thực hiện các hoạt động học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng, hành vi
liên quan bài học), giao tiếp và hợp tác (chia sẻ, thảo luận, tranh luận với
bạn về các vấn đề học tập qua bài đạo đức), giải quyết vấn đề và sáng tạo (biết
giải quyết các tình huống đạo đức một cách phù hợp liên quan việc trả lại của
rơi), điều chỉnh hành vi (tự giác thực hiện những hành vi trả lại của rơi),
phát triển bản thân (tự đánh giá được những hành động, việc làm của mình liên
quan việc trả lại của rơi)...
2.
TIẾN TRÌNH (những
nội dung được gạch chân thể hiện đánh giá của giáo viên hoặc của
học sinh)
Thời |
Các |
hoạt |
|
Hoạt động
của học |
Thiết bị, |
|
|
Hoạt động của giáo viên |
đồ |
dùng |
|
||||
lượng |
động học |
sinh |
|
||||
|
dạy học |
|
|||||
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
|
(2) |
(3) |
(4) |
|
(5) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 phút |
Hoạt |
động |
Hát bài “Bà còng đi chợ” |
|
|
|
|
|
1 : |
Khởi |
1. Giáo viên đề nghị học sinh hát |
1. Học sinh hát. |
|
|
|
|
động |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
64
Các |
hoạt |
|
|
|
|
|
Hoạt động của học |
Thiết bị, |
|
|
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
đồ dùng |
|
|||||
lượng |
động học |
|
|
|
sinh |
|
||||
|
|
|
|
|
dạy học |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
bài
“Bà còng đi chợ” (tác giả Phạm |
|
|
|
|
|||
|
|
|
Tuyên). |
|
2.
Học sinh trả
lời các câu |
|
|
|||
|
|
|
|
2. Giáo viên lần lượt nêu các câu |
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
hỏi. |
|
|
|||
|
|
|
hỏi: |
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
- Nội dung bài hát có những ai? |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
- Bà còng và tôm tép đi đâu? |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
- Tôm tép đã làm gì khi nhặt được |
|
|
|
|
||
|
|
|
tiền của bà còng? |
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
3. Giáo viên kết luận: Việc làm
của |
|
|
|
|
||
|
|
|
tôm, tép là đúng hay sai, bài học
đạo |
|
|
|
|
|||
|
|
|
đức hôm nay sẽ giúp các em biết
điều |
|
|
|
|
|||
|
|
|
đó. |
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
10 phút |
Hoạt |
động |
|
Kể chuyện theo tranh |
|
|
2 bức tranh |
|
||
|
2: |
Hình |
|
1. Giáo viên đề nghị học sinh quan |
|
1. Học sinh quan sát tranh. |
vẽ. |
|
||
|
thành |
kiến |
|
|
|
|
||||
|
|
sát các tranh sau: |
|
|
|
|
||||
|
thức |
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
- Tranh 1: Một học sinh nam cúi |
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
nhặt chiếc bút
ở sân trường,
nói |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
“Chiếc bút đẹp quá!”; phía trước, hai |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
bạn nữ cầm truyện tranh đang đi vào |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
lớp. |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
- Tranh 2: Một học sinh nam trao |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
chiếc bút cho 2 bạn nữ “Có phải các |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
bạn đánh rơi bút không?”; một trong |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
hai bạn nữ nói “Bút của tớ! Cảm ơn |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
cậu nhé”. |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
Giáo viên giúp các em phân tích |
|
Học sinh trả lời các câu hỏi. |
|
|
||
|
|
|
|
nội dung từng tranh: |
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
- Trong tranh có những nhân vật |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
nào/ ai? |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
- Từng người đang làm gì? |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
2. Giáo viên nêu nhiệm vụ cho các |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
cặp học sinh - kể lại nội dung các |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
tranh thành một câu chuyện. |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
3. Giáo viên quan sát hoạt động
của |
|
3. Học sinh thảo luận và kể lại |
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
các nhóm, giúp đỡ những nhóm gặp |
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
65
Các |
hoạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động của học |
Thiết bị, |
|
|||||||
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
|
|
đồ dùng |
|
|||||||||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
|
|
sinh |
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
dạy học |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
khó khăn
(nếu có) và nắm bắt kết quả |
|
nội dung
theo cặp. |
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
của các nhóm, nhất là những nhóm có |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
kết quả không phù hợp. |
|
|
4. Đại diện một nhóm (nhóm |
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
4. Giáo viên tổ chức cho các nhóm |
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
có cách hiểu |
thiếu |
chính xác, |
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
kể lại nội dung các tranh thành một |
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
chưa |
đầy |
đủ |
trình |
bày trước, |
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
câu chuyện: Giáo viên lắng nghe nội |
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
nếu |
có) kể lại trước |
lớp. Học |
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
dung kể của học sinh; sau mỗi lần |
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
sinh |
lắng |
nghe, đối |
|
chiếu với |
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
học sinh kể,
giáo viên hỏi
lớp: |
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
kết quả nhóm mình. |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
“Nhóm nào có cách hiểu khác?”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
Các nhóm khác tiếp tục kể lại |
|
|
||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
Giáo viên đối chiếu kết quả của các |
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
nội dung các tranh (nếu có cách |
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
nhóm, khẳng định kết quả đúng. |
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
hiểu khác). |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
5. Thảo luận lớp: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
- Qua câu chuyện trên, các em học |
|
5. |
Học |
sinh |
trả lời
các câu |
|
|
||||||||||
|
|
|
|
tập được điều gì? |
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
hỏi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tại sao khi nhặt được của rơi, cần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
trả lại cho người đánh rơi? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
6. Giáo viên
kết luận: Khi
nhặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
được của rơi, bạn nhỏ đã trả lại cho |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
người đánh rơi. Cần trả lại của rơi vì |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
đó không phải là của mình, việc làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
đó mang lại niềm vui cho người đánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
rơi, bản thân mình sẽ được mọi người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
yêu mến. Đây cũng là bài học đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
đức hôm nay. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
Giáo viên ghi tên bài lên bảng. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
10 |
Hoạt |
động |
|
|
Xử lý tình huống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tranh vẽ. |
|
|||||
phút |
3 :
Thực |
|
|
1. Giáo viên đề nghị học sinh quan |
|
1. |
Học |
sinh |
quan |
sát tranh |
|
|
||||||||||
|
hành |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
sát tranh (hoặc videoclip) sau: |
|
(hoặc videoclip). |
|
|
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
Một học sinh đứng giữa sân trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
giơ tờ tiền nói “Tiền ai rơi này?”; hai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
học sinh khác đứng gần đó: một học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
sinh ghé tai nói với bạn Tiến “Cậu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
nhận đi mà
mua đồ chơi!”;
xung |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
quanh, những học sinh khác đang vui |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
chơi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
Giáo viên giúp các em phân tích nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Học sinh trả lời các câu hỏi. |
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
66
Các hoạt |
|
Hoạt động của học |
Thiết bị, |
|
|
Hoạt động của giáo viên |
đồ dùng |
|
|||
lượng |
động học |
sinh |
|
||
|
dạy học |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
dung
tranh: |
|
|
|
|
|
- Trong tranh có những nhân vật |
|
|
|
|
|
nào/ ai? |
|
|
|
|
|
- Từng người đang làm gì? |
|
|
|
|
|
Ngoài ra, giáo viên cần giúp học |
|
|
|
|
|
sinh biết
được nội dung
lời trong |
|
|
|
|
|
tranh. |
|
|
|
2.
Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học sinh:
“Nếu là bạn Tiến trong tranh, các em sẽ làm gì? Vì sao? Các em sẽ thực hiện
nhiệm vụ này theo cặp đôi
cùng bàn”. |
3. Học sinh
thảo luận cặp đôi. |
|
|
|
3. Giáo
viên quan sát hoạt động của các nhóm, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn (nếu có)
và nắm bắt kết quả của các nhóm, nhất là những nhóm có kết quả
không phù hợp.
4.
Giáo viên yêu cầu các nêu kết
quả xử lý tình huống trước lớp; sau |
|
4. Đại
diện một nhóm (nhóm |
|
||||||||
đó, giáo viên hỏi lớp: “Nhóm nào có |
|
|
|||||||||
|
có cách
giải quyết sai, chưa đầy |
|
|||||||||
ý kiến khác/ cách giải quyết khác?”. |
|
|
|||||||||
|
đủ trình
bày trước, nếu có) trình |
|
|||||||||
|
Các nhóm khác tiếp tục nêu kết quả |
|
|
||||||||
|
|
bày trước |
lớp. Học |
sinh |
lắng |
|
|||||
nhóm mình (nếu có cách giải quyết |
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
nghe, đối |
chiếu với |
kết |
quả |
|
||||||
khác). |
|
|
|||||||||
|
nhóm mình. |
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
Giáo viên lắng nghe kết quả thảo |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
luận nhóm của học sinh; sau mỗi lần, |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
giáo viên hỏi lớp: “Nhóm nào có cách |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
giải quyết khác |
?”. |
|
Các nhóm
khác tiếp tục nêu |
|
|||||||
|
|
||||||||||
|
Tiếp
theo, giáo viên
đề nghị học |
|
kết quả
của nhóm mình (nếu có |
|
|||||||
|
|
cách giải quyết khác). |
|
|
|
|
|||||
sinh giải thích
cách giải quyết
của |
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
mình: những nhóm có cách giải quyết |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
sai (nếu có) giải thích trước, nhóm có |
|
Học sinh |
giải thích các |
giải |
|
||||||
cách giải quyết đúng giải thích sau. |
|
|
|||||||||
|
quyết tình
huống của nhóm |
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
||||||
|
Giáo viên
đối chiếu kết quả của các |
|
mình |
|
|
|
|
|
|
||
nhóm, khẳng định kết quả đúng. |
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.
Giáo viên tổng
kết: Bạn Tiến
67
Các |
hoạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động
của học |
Thiết bị, |
|
|||
|
|
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
|
đồ dùng |
|
||||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
|
|
|
|
sinh |
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
dạy học |
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
không được
tự nhận, lấy tiền đó, vì |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
đây là tiền
của người khác,
không |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
phải của Tiến. Tự nhận hay xui bạn |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
lấy tiền, đồ dùng của người khác là |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
sai, không thật thà. Để có đồ chơi, |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
bạn phải xin
bố mẹ mua
cho hay |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
mượn của bạn
khác... Các bạn
cần |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
tìm cách trả lại tiền cho người đánh |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
rơi như nhờ các thầy cô, các anh chị |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
Liên đội... |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
5 |
Hoạt động |
|
Liên hệ thực tế |
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
phút |
4:
Ứng |
|
1. Giáo viên yêu cầu học sinh chia |
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
dụng
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
sẻ trước lớp về một lần mình đã nhặt |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
được của rơi với những câu hỏi sau |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
lần lượt được nêu ra: |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
- Em đã từng nhặt được đồ dùng |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
hay tiền chưa? Đó là cái gì? Ở đâu? |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
- Thứ em nhặt được có thể có ích
gì |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
cho em không? Vì sao? |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
- Em đã làm gì với thứ em nhặt |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
được? |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
- Nếu lại nhặt được đồ dùng hay |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
tiền của người khác, em sẽ làm gì? |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
2.
Giáo viên lắng
nghe nội dung |
|
2. |
Một số học sinh tự đánh giá |
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
hành vi của mình qua việc chia |
|
|
|
||
|
|
|
|
chia sẻ
của học sinh. Sau mỗi lần, |
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
sẻ trước lớp |
(theo các
câu hỏi |
|
|
||
|
|
|
|
giáo viên
khuyến khích học sinh đặt |
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
câu hỏi cho bạn, ví dụ: “Khi bạn nhặt |
|
giáo viên nêu ra). |
|
|
||||||||||
|
|
|
|
được của rơi,
có ai biết
không?”, |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
“Khi nhận được của rơi từ bạn, người |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
đánh rơi có nói gì với bạn không?”... |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
3. Giáo viên tổng kết: Khen ngợi |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
những hành vi trả lại của rơi mà học |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
sinh chia sẻ và bày tỏ sự tin tưởng |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
rằng các em tiếp tục trả lại của rơi khi |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
nhặt được. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
5 |
Hoạt |
động |
|
Giao nhiệm vụ rèn luyện |
|
|
|
|
|
Phiếu rèn |
|
|||||||
phút |
5: |
Ứng |
|
1. Giáo viên nêu các câu hỏi: |
|
1. Học
sinh trả lời
các câu |
luyện. |
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
68
Các |
hoạt |
|
Hoạt động của học |
Thiết bị, |
|
||||
Hoạt động
của giáo viên |
đồ |
dùng |
|
||||||
lượng |
động học |
sinh |
|
|
|||||
|
|
dạy học |
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
dụng
2 |
- Các em
học được điều gì mới qua |
hỏi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
bài đạo đức hôm nay? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Các em
sẽ làm gì nếu nhặt được |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
của rơi? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. GV yêu
cầu HS hằng ngày thực |
2. HS nhận
phiếu rèn luyện, |
|
|
|
||
|
|
|
hiện hành
vi trả lại của rơi nếu nhặt |
|
|
|
|||
|
|
|
có thể nêu câu hỏi cho GV về |
|
|
|
|||
|
|
|
được; giới
thiệu phiếu rèn luyện, |
|
|
|
|||
|
|
|
những vấn
đề |
mình chưa |
rõ |
|
|
|
|
|
|
|
hướng dẫn
các em cách ghi chép và |
|
|
|
|||
|
|
|
(nếu có). |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
yêu cầu
nộp lại phiếu vào tiết học đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
đức tuần
sau; GV phát phiếu cho HS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
và hỏi
“Các em đã hiểu nhiệm vụ của |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
mình chưa?”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 phút |
Hoạt |
động |
Tự đánh
giá việc thực hiện bài |
|
|
|
Phiếu |
rèn |
|
|
6: |
Ứng |
học |
1.
Học sinh |
đặt phiếu |
rèn |
luyện |
ghi |
|
|
dụng
3 |
|
những |
|
|||||
|
1. Giáo
viên nhắc lại nhiệm vụ rèn |
luyện lên bàn. |
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
hành |
vi |
|
||
|
|
|
luyện trả
lại của rơi và đề nghị học |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
học sinh đã |
|
||
|
|
|
sinh đặt
phiếu rèn luyện lên bàn cho |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
thực hiện. |
|
||
|
|
|
cô giáo xem. |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
Giáo viên đi vòng quanh lớp
quan sát, xem xét việc thực hiện bài tập của học sinh để ghi nhận những
em thực
hiện tốt và những em chưa |
|
|
|
|
|
|||
thực hiện. |
|
|
3. |
Học sinh
chia sẻ trước lớp |
|
|
||
|
|
|
|
việc mình thực hiện hành vi trả |
|
|||
3.
Giáo viên đề
nghị |
một số
em |
|
||||||
lại của rơi. |
|
|
||||||
trình bày kết quả rèn luyện trước lớp: |
|
|||||||
|
|
|
|
|
||||
-
Em đã nhặt được của rơi gì? Ở đâu?
-
Em đã làm gì với của rơi nhặt được?
- Tại sao em
lại trả lại của rơi nhặt
được?
- Người
đánh rơi nói gì khi nhận lại của rơi?
Sau
mỗi trình bày
của học sinh,
giáo viên khuyến khích lớp nêu câu
hỏi cho bạn về những điều quan tâm.
69
Các hoạt |
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động
của học |
Thiết bị, |
|
||
|
|
|
|
Hoạt động của giáo viên |
đồ |
dùng |
|
|||||
lượng |
động học |
|
|
|
|
sinh |
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
dạy học |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
4.
Giáo viên kết
luận: Cô thấy, |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
trong tuần vừa rồi, một số bạn trong |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
lớp ta đã
biết trả lại
của rơi nhặt |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
được. Đó là những hành vi tốt mang |
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
lại niềm vui
không chỉ cho
người |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
đánh rơi mà còn cho người biết trả lại |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
của rơi. Cô đề nghị các em tiếp tục |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
thực hiện những hành động, việc làm |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
đẹp đó. |
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
12 |
Hoạt động |
|
Nhận xét hành vi |
|
Các |
tranh |
|
|||||
phút |
7:
Thực |
|
1. Giáo viên giới thiệu các tranh: |
1. Học
sinh quan sát cấc tranh. |
vẽ. |
|
|
|||||
|
hành
2 |
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tranh 1: Tại gia đình, phòng
khách: |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Một em nhỏ (nữ) hai tay cầm tờ tiền |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
đưa cho ông “Cháu nhặt được tiền ở |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
cầu thang nhà mình, ông ạ”; ông đang |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
ngồi uống nước. |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Tranh 2: Tại sân trường: Hai học |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
sinh nam cầm
chiếc khăn ấm
nhặt |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
được, một bạn nói “Tớ chưa có khăn, |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
tớ giữ lấy để dùng”, bạn trả lời “Cảm |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
ơn bạn”; xung quanh xa xa các bạn |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
đang chơi. |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Giáo viên yêu cầu đề nghị học sinh |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
nêu nội dung từng tranh: |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
- Trong tranh có những ai? |
Học sinh
trả lời các câu hỏi. |
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
- Bạn nhỏ đang làm gì, nói gì? |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Ngoài ra, giáo viên cần giúp học |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
sinh hiểu lời của nhân vật trong từng |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
tranh. |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
nối khuôn mặt cười với tranh vẽ hành |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
vi đúng, khuôn mặt mếu với tranh vẽ |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
hành vi sai. |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
2. Giáo viên quan sát, bao quát
lớp, |
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
giúp đỡ những em gặp khó khăn và |
2. Học
sinh làm việc cá nhân. |
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
nắm bắt được kết quả của các em, |
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
70
Các |
hoạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động của học |
Thiết bị, |
|
|||||
|
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
|
đồ dùng |
|
|||||||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
|
|
|
sinh |
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
dạy học |
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
nhất là
những em có kết quả sai. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.
Theo từng tranh,
giáo viên đề |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
nghị một học sinh nêu kết quả (nên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
cho em có kết quả sai trình bày trước, |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
nếu có); sau đó, giáo viên hỏi cả lớp: |
|
|
3. Học sinh nêu kết quả của |
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
“Ai có sự lựa chọn khác với bạn?”. |
|
mình trước lớp; lớp lắng nghe, |
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
quan sát bài làm của bạn, tự đối |
|
|
|||||
|
|
|
|
Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học |
|
chiếu với bài làm của mình. |
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
Những học sinh tiếp tục nêu |
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
sinh giải thích
việc nối của
mình |
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
kết quả việc nối của mình (nếu |
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
(những học sinh có kết quả sai trình |
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
có kết quả khác). |
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
bày trước, nếu có) với những câu hỏi |
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
gợi ý thích hợp. Ví dụ, các câu hỏi |
|
|
Học sinh giải
thích bài làm |
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
đối với tranh
1: |
|
của mình. |
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
- Tại sao em cho rằng hành vi đó |
|
|
Học sinh lắng nghe cách giải |
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
của bạn là đúng/ sai? |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
thích của bạn;
đối chiếu với |
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
- Em thử đoán xem, ông sẽ nói gì |
|
cách hiểu của mình và phản hồi |
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
(nếu khác). |
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
với bạn nhỏ? |
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
Đối với tranh 2, giáo viên yêu cầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
học sinh sửa lại hành vi của các bạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
trong tranh với câu hỏi “Nếu là các |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
bạn nhỏ trong trường hợp đó, em sẽ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
cư xử như thế nào?”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
Giáo viên lắng nghe câu trả lời của |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
học sinh, so sánh các kết quả khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
nhau. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
4.
Giáo viên tổng
kết: Bạn nhặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
được tiền ở nhà, đưa cho người lớn là |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
đúng, các bạn nhặt được chiếc khăn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
định giữ lấy để dùng là sai. Dù nhặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
được của rơi ở nhà, ở trường hay nơi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
công cộng, chúng ta cần tìm cách trả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
lại cho người đánh rơi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
12 |
Hoạt |
động |
|
Trò chơi sắm vai |
|
|
|
|
|
|
|
Tranh vẽ |
|
|||||||
phút |
8: |
Thực |
|
1. Giáo viên đề nghị học sinh quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
hành
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
sát tranh sau: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
Đầu ngõ
phố: Hai học
sinh (một |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
71 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời |
Các hoạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động
của học |
Thiết bị, |
|
|||||
|
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
đồ dùng |
|
|||||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
|
sinh |
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
dạy học |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
nam, một
nữ) đứng cạnh thùng rác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
đầu ngõ, một em chỉ tay vào chiếc ví |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
nằm cạnh thùng rác “Ơ, cái ví!”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Giáo viên giúp các em phân tích
nội |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
dung tranh qua các câu hỏi: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
- Trong tranh có những nhân vật |
|
1.
Học sinh trả
lời các |
câu |
|
|
|||||||||
|
|
|
nào/ ai? |
|
hỏi. |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
- Từng người đang làm gì? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Ngoài ra, giáo viên cần giúp học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
sinh biết được
nội dung lời
trong |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
tranh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
2. Giáo viên nêu nhiệm vụ cho học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
sinh: “Nếu là các bạn Lan và Tuấn, |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
các em sẽ làm gì? Vì sao? Các em sẽ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
thực hiện nhiệm vụ này theo cặp đôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
cùng bàn, rồi sau đó xử lý tình huống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
qua sắm vai”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
3. Giáo viên quan sát, bao quát
lớp, |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(nếu có) và nắm bắt kết quả của các |
|
3. Học sinh thảo luận cặp đôi. |
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
nhóm, nhất là những nhóm có kết quả |
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
không phù hợp. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Giáo viên quan sát việc thực
hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
trò chơi sắm vai của học sinh; sau đó, |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
giáo viên hỏi lớp: “Nhóm nào có ý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
kiến khác/ cách giải quyết khác?”. |
|
4. Đại
diện một nhóm (nhóm |
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
có kết quả
sai trình bày trước, |
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
nếu có)
thực hiện trò chơi sắm |
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
vai trước
lớp; lớp quan sát việc |
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiếp theo, giáo viên đề nghị những |
|
sắm vai của
nhóm bạn, |
|
đối |
|
|
||||||||
|
|
|
|
chiếu với kết quả nhóm mình. |
|
|
|
||||||||||
|
|
|
nhóm có cách giải quyết sai (nếu có) |
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
giải thích trước, nhóm có cách giải |
|
Các nhóm
khác tiếp tục thực |
|
|
||||||||||
|
|
|
quyết đúng
giải thích sau. |
|
hiện trò
chơi sắm vai (nếu có |
|
|
||||||||||
|
|
|
5.
Giáo viên kết
luận: Trong ví |
|
cách giải quyết khác). |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
thường có tiền hay giấy tờ quan trọng |
|
|
Học
sinh giải thích các
giải |
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
đối với
người đánh rơi.
Khi nhặt |
|
|
quyết tình
huống của mình; lớp |
|
|
|||||||||
|
|
|
được
của rơi mà
không biết người |
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
lắng nghe cách
giải thích |
của |
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
72
Các |
hoạt |
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động của học |
Thiết bị, |
|
||||||
|
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
đồ |
dùng |
|
||||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
|
|
sinh |
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
dạy học |
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
đánh rơi,
chúng ta cần đem của rơi |
|
nhóm bạn,
đối chiếu với kết quả |
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
cho người lớn như công an, cha mẹ... |
|
nhóm mình. |
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
để tìm cách trả lại cho người đánh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
rơi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
4 |
Hoạt |
động |
|
Hoạt động ứng dụng: Giao nhiệm |
|
|
|
|
|
|
Phiếu |
rèn |
|
||||
phút |
9: |
Ứng |
|
vụ rèn luyện (tiếp tục) |
|
|
|
|
|
|
luyện. |
|
|
||||
|
dụng
3 |
|
1. Giáo viên nêu các câu hỏi: Các |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
1.
Học sinh trả
lời |
các |
câu |
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
em học được điều gì mới qua bài đạo |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
hỏi. |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
đức hôm nay? |
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
2. GV yêu cầu HS hằng ngày thực |
|
2. HS nhận
phiếu rèn luyện, |
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
hiện hành vi trả lại của rơi nếu nhặt |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
có thể nêu câu hỏi cho GV về |
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
được; phát phiếu cho HS và hỏi “Các |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
những vấn đề
mình |
chưa |
rõ |
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
em đã hiểu
nhiệm vụ của
mình |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
(nếu có). |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
chưa?”. |
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
73
KẾ HOẠCH BÀI HỌC: KÍNH TRỌNG THẦY CÔ
GIÁO
(2 tiết)
1. MỤC TIÊU:
1.
HS giải quyết một vấn đề và từ đó,
khái quát hoá được kết quả thành bài học cần kính trọng thầy giáo, cô giáo.
2.
HS tổng hợp được kinh nghiệm của
mình thành kiến thức sự cần thiết và cách thể hiện lòng kính trọng thầy giáo,
cô giáo.
3. HS tự đánh
giá được bản thân trong việc kính trọng thầy giáo, cô giáo.
4. HS đánh giá
được hành vi của người khác trong việc kính trọng thầy giáo, cô giáo.
5.
HS xử lý được các tình huống và thực
hiện được những hành động, việc làm phù hợp thể hiện lòng kính trọng thầy giáo,
cô giáo.
6.
HS được phát triển một số biểu hiện
phẩm chất và năng lực như: tự chủ và tự học (tự thực hiện các hoạt động học tập
để hình thành kiến thức, kỹ năng, hành vi liên quan bài học), giao tiếp và hợp
tác (chia sẻ, thảo luận, tranh luận với bạn về các vấn đề học tập qua bài đạo
đức), giải quyết vấn đề và sáng tạo (biết giải quyết các tình huống đạo đức một
cách phù hợp liên quan kính trọng thầy giáo, cô giáo), điều chỉnh hành vi (tự
giác thực hiện những hành vi phù hợp thể hiện lòng kính trọng thầy giáo, cô
giáo), phát triển bản thân (tự đánh giá được những hành động, việc làm của mình
thể hiện lòng kính trọng thầy giáo, cô giáo)...
2.
TIẾN TRÌNH (những nội dung gạch
dưới là hoạt động đánh giá của GV và của HS đánh giá lẫn nhau)
Thời |
Các hoạt |
Hoạt động
của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Thiết bị, đồ |
|
lượng |
động học |
dùng dạy học |
|
||
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Hoạt động |
1. Giáo
viên đề nghị học sinh hát |
1. Học sinh hát. |
|
|
phút |
1:
Khởi |
một bài về
thầy giáo, cô giáo (ví dụ: |
|
|
|
|
động |
“Thầy cô
cho em mùa xuân” của tác |
|
|
|
|
|
giả Vũ Hoàng). |
|
|
|
|
|
2. Giáo
viên yêu cầu HS chia sẻ |
|
|
|
|
|
cảm xúc
của mình về bài hát (ví dụ |
2. Học sinh trả lời câu hỏi. |
|
|
|
|
bài
hát trên) qua các câu hỏi sau: |
|
|
|
|
|
- Lời bài
hát cho biết những món |
|
|
|
|
|
quà gì tặng cho thầy cô? |
|
|
|
|
|
- Theo các
em, vì sao thầy cô được |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
74
Các hoạt |
|
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Thiết bị, đồ |
|
||||||||||
lượng |
động học |
|
|
dùng dạy học |
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
tặng những
món quà đó? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
- Em có thích bài hát này không? Vì |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
sao? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
3. GV đặt
vấn đề: Thầy cô giáo là |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
những người làm công tác dạy học. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Vậy, những bông hoa, bài hát tặng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
cho thầy cô có ý nghĩa gì, chúng ta |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
cùng tìm câu trả lời qua bài đạo đức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
hôm nay. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
14 |
Hoạt |
|
1. GV chia
lớp thành các nhóm 4, |
1.
Học sinh |
ngồi |
theo |
Đồ
vật dùng |
|
||||||||
phút |
động |
2: |
giao nhiệm vụ thảo luận để giải quyết |
nhóm được phân chia, lắng |
để sắm
vai: |
|
||||||||||
|
Hình |
thành |
tình huống sau, rồi thực hiện trò chơi |
nghe, tiếp thu |
nội |
dung |
dây, sách... |
|
||||||||
|
kiến thức |
sắm vai. |
thảo luận. |
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
(1) |
|
|
Khi đang
chơi nhảy dây
ở sân |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
trường thì Nga và Lan nhìn thấy cô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
giáo An bê chồng sách đi về phía thư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
viện và vài quyển bị rơi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
Nếu là các
bạn Nga và Lan, các em |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
sẽ làm gì khi đó? Hãy sắm vai để xử |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
lý tình huống trên. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
2. GV quan
sát, bao quát lớp, tiếp |
2.
Các nhóm |
HS |
thảo |
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
cận các nhóm để nắm bắt việc thảo |
|
|
|
||||||||||
|
|
|
luận để xử lý tình huống, |
|
|
|||||||||||
|
|
|
luận và kết quả, giúp đỡ những nhóm |
|
|
|
||||||||||
|
|
|
rồi phân vai cho nhau. |
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
gặp khó khăn (nếu cần). |
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Một
nhóm HS (những |
|
|
|||||
|
|
|
|
3. Giáo
viên tổ chức cho học sinh |
|
|
||||||||||
|
|
|
|
nhóm có cách |
giải |
quyết |
|
|
||||||||
|
|
|
thực hiện trò chơi sắm vai trước lớp. |
|
|
|||||||||||
|
|
|
sai, chưa phù
hợp làm |
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
Giáo viên quan sát trò chơi sắm vai |
|
trước, nếu có) thực hiện trò |
|
|
||||||||
|
|
|
của các nhóm |
. |
|
|
||||||||||
|
|
|
chơi sắm vai trước lớp. Lớp |
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
quan sát việc sắm vai của |
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
nhóm bạn, đối |
chiếu với |
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
kết quả nhóm mình |
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GV hỏi
“Nhóm nào có
cách giải |
|
|
quyết khác?” |
Các nhóm
khác tiếp tục |
|
GV đề
nghị các nhóm
giải thích |
|
|
thực hiện trò
chơi theo cách |
|
|
cách giải
quyết của mình (nên để các |
|
|
giải quyết của mình. |
|
|
|
|
75
Các hoạt |
|
|
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
Hoạt động của học sinh |
Thiết bị, đồ |
|
|||||||||||||||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
|
|
dùng dạy học |
|
||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
nhóm có
cách giải quyết
sai, chưa |
|
Học |
sinh |
giải |
|
thích; lớp |
|
|
|
||||||||||||||||||
|
|
|
phù hợp trình
bày trước): “Tại
sao |
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
lắng |
nghe |
cách |
giải |
thích |
|
|
|
||||||||||||||||||||
|
|
|
các em lại ứng xử như vậy trong tình |
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
của |
nhóm |
bạn, |
đối |
chiếu |
|
|
|
||||||||||||||||||||
|
|
|
huống đó?”. Giáo
viên lắng nghe |
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
với |
kết quả
nhóm |
mình, |
|
|
|
||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
cách giải thích của các nhóm. |
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
tranh luận, bổ sung. |
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||
|
|
|
|
4. Thảo luận lớp: |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
- Trong những cách giải quyết tình |
|
4. |
Học |
sinh |
trả lời
các |
|
|
|
||||||||||||||||||
|
|
|
huống của các nhóm, cách nào là phù |
|
|
|
|
|||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
câu hỏi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
|
|
|
hợp? Vì sao? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
|
- Từ cách giải quyết này, chúng ta |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
rút ra bài học gì? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
5. GV tổng kết:
Hai bạn Nga và |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
Lan cần nhặt sách giúp cô An và giúp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
cô mang sách lên thư viện. Đó là một |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
việc làm giúp đỡ thể hiện lòng kính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
trọng thầy cô giáo mà mỗi học sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
cần thực hiện. Đây chính là bài đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
đức ngày hôm nay (GV ghi bảng tên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
bài “Kính trọng thầy giáo, cô giáo”). |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
12 |
Hoạt |
|
|
1. GV yêu cầu các cặp HS thảo luận |
|
1. |
Học |
sinh |
nhận |
phiếu |
Phiếu |
thảo |
|
|||||||||||||||||
phút |
động 3
: |
|
những nội dung sau, hướng dẫn cách |
|
học tập. |
|
|
|
|
|
|
|
luận nhóm. |
|
|
|||||||||||||||
|
Hình
thành |
|
ghi phiếu thảo
luận nhóm và
phát |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
kiến thức |
|
phiếu cho các em. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
(2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Hãy ghi dấu |
✔ |
vào |
£ trước ý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
phù hợp. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
Vì sao học sinh cần phải kính trọng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
thầy giáo, cô giáo? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
£ |
Thầy cô
giáo là những
người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
giáo dục học sinh trở thành con người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
tốt có ích cho gia đình, xã hội. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
£ |
Thầy cô
giáo thương yêu
học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
sinh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
£ |
Cả hai ý
trên. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
b. Hãy ghi dấu vào những ô trước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
hành vi, việc làm thể hiện lòng kính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
trọng thầy giáo, cô giáo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||||
|
|
|
|
£ |
Vâng lời
thầy cô giáo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
76
Các hoạt |
|
|
|
|
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động
của học sinh |
Thiết bị, đồ |
|
|||||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
|
|
dùng dạy học |
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nói chuyện, làm việc riêng trong |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
£ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
giờ học. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
£ |
Lễ phép
với thầy cô giáo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
£ |
Chúc mừng thầy cô giáo nhân |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
ngày 20-11. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
£ |
Chia sẻ khó khăn với thầy
cô |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
giáo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
£ |
Tự ý lấy
đồ đạc của thầy cô giáo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
2. GV quan sát, bao quát lớp, tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
cận các nhóm để nắm bắt việc thảo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
luận và kết quả, giúp đỡ những nhóm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
gặp khó khăn (nếu cần). |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
3. Giáo viên yêu cầu học sinh báo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
cáo kết quả thảo luận nhóm theo từng |
2. Các
nhóm độc lập thảo |
|
|
|||||||||||||||
|
|
nội dung thảo luận; sau mỗi lần, giáo |
luận. |
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
viên hỏi “Nhóm nào có ý kiến/ kết |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
quả khác?”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
Giáo viên lắng nghe, ghi nhận kết |
|
3. Một
nhóm HS (những |
|
|
|||||||||||||
|
|
quả của từng nhóm. GV làm trọng tài |
|
|
||||||||||||||||
|
|
nhóm có
kết quả sai, chưa |
|
|
||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
“chốt” kết quả đúng. |
|
|
||||||||||||||||
|
|
chính xác
trình bày trước, |
|
|
||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
4. Tổng kết việc thảo luận, GV đố |
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
nếu có)
nêu kết quả nhóm |
|
|
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
HS trả lời các câu hỏi: |
|
|
||||||||||||||||
|
|
mình |
trước lớp;
học |
sinh |
|
|
||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
- Vì sao chúng ta cần kính trọng |
lắng nghe, đối chiếu với kết |
|
|
|
|||||||||||||
|
|
thầy cô giáo? |
quả nhóm mình |
. |
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
- Chúng ta cần thể hiện lòng kính |
Các |
nhóm khác |
tranh |
|
|
||||||||||||
|
|
trọng thầy cô giáo như thế nào? |
luận, bổ sung. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. |
Học |
sinh |
trả |
lời |
câu |
|
|
|
|
|
|
|
|
hỏi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Hoạt động |
|
Giao nhiệm vụ rèn luyện |
|
|
|
|
|
|
Phiếu |
rèn |
|
|
phút |
4
: Ứng |
1. Giáo viên hỏi: |
1. |
Học |
sinh |
trả |
lời |
các |
luyện. |
|
|
||
|
dụng |
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
câu hỏi. |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
- Các em học được điều gì mới qua |
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
bài đạo đức hôm nay? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
-
Các em dự
kiến sẽ thực
hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
77 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời |
Các hoạt |
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
Hoạt động của học sinh |
Thiết bị, đồ |
|
||||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
dùng dạy học |
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
những hành
vi, việc làm gì trong việc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo? |
|
2. HS |
nhận |
phiếu |
rèn |
|
|
|
|||||||
|
|
|
2. GV yêu
cầu HS hằng ngày thể |
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
luyện, |
có thể nêu câu |
hỏi |
|
|
|
|||||||||
|
|
|
hiện |
lòng |
kính trọng
thầy cô giáo; |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
cho GV về những vấn đề |
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
giới thiệu phiếu rèn luyện, hướng dẫn |
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
mình chưa rõ. |
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
các em cách ghi chép và yêu cầu nộp |
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
lại phiếu vào tiết học đạo đức tuần |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
sau; GV phát phiếu cho HS và hỏi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
“Các em đã hiểu nhiệm vụ của mình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
chưa?”. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
5 |
Hoạt |
|
Tự đánh giá việc thực hiện bài học |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phiếu |
rèn |
|
||||
phút |
động
5: |
|
1. GV nhắc
lại nhiệm vụ về việc thể |
|
1. Một số HS chia sẻ trước |
luyện của học |
|
|||||||||||
|
Ứng
dụng: |
|
|
sinh ghi |
nhận |
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
hiện |
lòng |
kính trọng
thầy cô giáo |
|
lớp; sau mỗi chia sẻ; lớp có |
|
||||||||||||
|
|
|
|
những hành vi, |
|
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
được giao ở tiết học trước và yêu cầu |
|
thể hỏi bạn về những điều |
|
||||||||||||
|
|
|
|
việc làm
các |
|
|||||||||||||
|
|
|
một số HS chia sẻ trước lớp theo các |
|
mình chưa rõ. |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
em đã thực hiện |
|
||||||||||
|
|
|
câu hỏi sau: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
. |
|
|
|||||
|
|
|
- Em đã
làm gì để thể hiện lòng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
kính trọng thầy cô giáo? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
- Em đã
thực hiện hành vi đó trong |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
trường hợp nào? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
- Tại sao em làm như vậy? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
- Theo em,
việc làm đó của em có |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
ích lợi gì? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. GV yêu
cầu HS cả lớp nộp phiếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
rèn luyện. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. GV nêu
nhận xét chung về những |
|
2. Học
sinh nộp phiếu rèn |
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
hành động, việc làm (tích cực và tiêu |
|
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
luyện. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
cực) của HS trong việc thể hiện lòng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
kính trọng thầy cô giáo. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Hoạt động |
|
|
|
Nhận xét hành vi |
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy |
tính, |
|
||
phút |
6:
Thực |
|
1. GV giới
thiệu một số hành động, |
|
1.
Học sinh |
nhận phiếu |
máy |
chiếu |
|
|||||||||
|
hành |
|
|
(hoặc phiếu học |
|
|||||||||||||
|
|
việc làm của các bạn nhỏ đối với thầy |
|
học tập (nếu giáo viên dùng |
|
|||||||||||||
|
|
|
|
tậpvới |
tranh |
|
||||||||||||
|
|
|
cô giáo và yêu cầu các cặp HS nhận |
|
để cung cấp nội dung). |
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
minh hoạ |
kèm |
|
||||||||||
|
|
|
xét từng hành động, việc làm đó đúng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
theo) |
|
|
|||||
|
|
|
hay sai và giải thích vì sao. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
a) Trong
giờ ra chơi, các bạn Thuỷ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
và Tân đang nói chuyện với nhau ở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
78
Các hoạt |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Thiết bị, đồ |
|
|
lượng |
động học |
dùng dạy học |
|
||
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
hành lang
lớp học thì
thấy một cô |
|
|
|
|
|
giáo đi tới. Thuỷ liền lễ phép
chào cô. |
|
|
|
|
|
Lát sau, Tân nói: “Cô này có dạy
lớp |
|
|
|
|
|
mình đâu mà chào!”. |
|
|
|
|
|
b) Biết cô giáo dạy mình lớp mẫu |
|
|
|
|
|
giáo bị
ốm, Minh đã
gọi điện hỏi |
|
|
|
|
|
thăm sức khoẻ của cô. |
|
|
|
|
|
c) Trong giờ giải lo, Tâm rủ Dũng |
|
|
|
|
|
sang chơi với cô Nga dạy năm
ngoái. |
|
|
|
|
|
Dũng nói: “Năm ngoái cậu được giấy |
|
|
|
|
|
khen thì sang chơi. Tớ có được
giấy |
|
|
|
|
|
khen đâu, cô Nga không yêu tớ nên
tớ |
|
|
|
|
|
không muốn gặp cô đâu!”. |
|
|
|
2.
GV quan sát, bao quát lớp, tiếp
cận HS để nắm bắt việc thực hiện và
kết quả,
giúp đỡ những cặp gặp khó |
|
2. |
Từng |
cặp |
HS |
thảo |
|
|||||||
khăn (nếu cần). |
|
|||||||||||||
luận. |
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu |
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
kết quả thảo luận nhóm
(theo từng |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
nội dung); sau mỗi lần, giáo viên hỏi |
3. Một nhóm HS nêu ý |
|
||||||||||||
“Nhóm nào
có ý kiến khác?”. |
kiến của mình
trước lớp |
|
||||||||||||
|
Giáo viên đề
nghị học sinh
giải |
(những nhóm có kết quả sai |
|
|||||||||||
|
trình |
|
bày |
trước, nếu |
có); |
|
||||||||
thích kết quả của mình. |
|
|
||||||||||||
học |
sinh |
lắng |
nghe, |
đối |
|
|||||||||
|
Giáo viên lắng nghe, ghi nhận kết |
|
|
|||||||||||
|
chiếu |
|
với |
kết |
quả nhóm |
|
||||||||
quả của học sinh. |
|
|
||||||||||||
mình. |
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
4. GV kết luận theo từng nội dung: |
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
a) Bạn Thuỷ lễ phép chào cô giáo |
Học |
|
sinh giải
thích |
kết |
|
||||||||
dù cô không dạy lớp đó là đúng. Bạn |
|
|
||||||||||||
quả); |
|
|
học |
sinh |
lắng nghe, |
|
||||||||
Tân đã sai khi phân biệt thầy cô giáo. |
|
|
|
|||||||||||
đối chiếu với kết quả nhóm |
|
|||||||||||||
Dù thầy cô giáo có dạy lớp mình hay |
|
|||||||||||||
mình. |
|
|
|
|
|
|
||||||||
không, các em đều phải kính trọng |
|
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
Lớp |
|
nêu ý |
kiến tranh |
|
||||||||||
như nhau. |
|
|
||||||||||||
luận, bổ sung. |
|
|
|
|||||||||||
|
b) Bạn Minh gọi điện hỏi thăm sức |
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
khoẻ của cô giáo cũ là biết thể hiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
lòng kính trọng
cô giáo dù nay cô |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
không dạy mình nữa. Chắc chắn cô |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
giáo rất vui, cảm động khi nhận được |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
điện thoại của bạn Minh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
79
Các hoạt |
Hoạt động
của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Thiết bị, đồ |
|
|
lượng |
động học |
dùng dạy học |
|
||
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
c) Thầy cô
giáo luôn yêu quý mọi |
|
|
|
|
|
học sinh
mà không phân biệt kết quả, |
|
|
|
|
|
thành tích
học tập của từng em. Do |
|
|
|
|
|
đó, bạn
Tâm có ý định tốt, còn bạn |
|
|
|
|
|
Dũng đã
hiểu sai cô giáo của mình. |
|
|
|
12 |
Hoạt |
|
|
Sắm vai xử lý tình huống |
|
|
|
|
|
|
|||||
phút |
động |
7: |
1. GV chia
lớp thành các nhóm 4 |
1.
Học sinh ngồi |
|
theo |
|
||||||||
|
Thực
hành |
|
|
||||||||||||
|
em, yêu
cầu các nhóm sắm vai để xử |
nhóm. |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
lý tình huống sau: |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
Hai bạn Giang
và Ninh đang chơi ở |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
đầu ngõ
thì thấy cô giáo đi tới. Giang |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
liền nói:
“Chắc cô tới nhà cậu gặp bố |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
mẹ đấy,
hôm qua cậu làm hỏng cây |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
hoa ở
trường mà. Cậu liệu mà trốn |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
đi!”. |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
Ninh băn
khoăn chưa biết nên làm |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
thế nào... |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
2. GV quan
sát, bao quát lớp, tiếp |
2. Các
nhóm HS thảo |
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
luận để xử
lý tình huống, |
|
||||
|
|
|
cận các
nhóm để nắm bắt việc thảo |
|
|
||||||||||
|
|
|
luận và
kết quả, giúp đỡ những nhóm |
|
rồi phân vai cho nhau. |
|
|
|
|
||||||
|
|
|
gặp khó khăn (nếu cần). |
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Giáo
viên quan sát học sinh thực |
3. Một
nhóm HS (những |
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
hiện trò chơi sắm vai. |
|
|||||||||||
|
|
|
nhóm có
cách giải quyết |
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
Sau mỗi
lần, giáo viên hỏi “Nhóm |
sai, chưa
phù hợp làm |
|
||||||||||
|
|
|
nào có
cách giải quyết khác?”. Giáo |
trước, nếu
có) thực hiện trò |
|
||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
chơi sắm vai trước lớp; |
học |
|
|||||
|
|
|
viên quan sát học sinh thực hiện
trò |
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
sinh lắng
nghe, đối chiếu |
|
||||
|
|
|
chơi sắm
vai. |
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
với kết quả nhóm mình. |
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
GV đề
nghị các nhóm
giải thích |
Các nhóm
khác tiếp tục |
|
||||||||||
|
|
|
thực hiện trò chơi theo cách |
|
|||||||||||
|
|
|
cách giải quyết của mình “Tại sao các |
|
|||||||||||
|
|
|
giải quyết của mình. |
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
em lại
ứng xử như
vậy trong tình |
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
huống đó?”. |
Các nhóm
giải |
thích |
|
|||||||||
|
|
|
4. GV tổng
kết: Bạn Ninh cùng bạn |
trước lớp cách xử lý |
|
tình |
|
||||||||
|
|
|
huống của
mình; học sinh |
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
80
Các hoạt |
|
|
Hoạt động của giáo viên |
|
Hoạt động của học sinh |
Thiết bị, đồ |
|
|
|||||||||
lượng |
động học |
|
|
|
dùng dạy học |
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||
|
|
|
Giang cần
lễ phép chào hỏi cô giáo. |
|
|
lắng nghe,
đối chiếu với kết |
|
|
|
||||||||
|
|
|
Nếu cô giáo muốn đến nhà thì cần |
|
|
quả nhóm mình. |
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
mời, dẫn cô giáo tới nhà mình. Khi cô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
vào nhà, mời cô giáo uống nước, mời |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
bố mẹ gặp, nói chuyện với cô. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
4 phút |
Hoạt |
|
|
Giao nhiệm
vụ rèn luyện |
|
|
|
|
|
|
|
Phiếu |
rèn |
|
|||
|
động
8: |
|
1. Giáo
viên hỏi: Các em học được |
|
1. |
Học |
sinh |
trả lời |
câu |
luyện. |
|
|
|||||
|
Ứng
dụng |
|
|
|
|
|
|||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
điều gì mới
qua bài đạo
đức hôm |
|
hỏi. |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
|
|
|
nay? |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. GV yêu
cầu HS hằng ngày thể |
|
2. |
HS |
nhận |
phiếu |
rèn |
|
|
|
|||||
|
|
|
hiện |
lòng kính
trọng thầy cô giáo; |
|
|
|
|
|||||||||
|
|
|
|
luyện, có |
thể nêu câu |
hỏi |
|
|
|
||||||||
|
|
|
phát phiếu cho HS và hỏi “Các em đã |
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
cho GV về những vấn đề |
|
|
|
||||||||||
|
|
|
hiểu nhiệm vụ của mình chưa?”. |
|
|
|
|
||||||||||
|
|
|
|
mình chưa rõ (nếu có) |
|
|
|
|
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
81
1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương
trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học (Ban hành kèm
theo Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, NXB Giáo dục, 2006.
2.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương
trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, (Ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo). Hà Nội, 2018.
3.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương
trình giáo dục phổ thông - Môn Giáo dục Công dân, (Ban hành
kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo). Hà Nội, 2018.
4.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định đánh giá học sinh tiểu
học (Ban hành kèm theo
Thông
tư số 27/2020/TT–BGDĐT ngày 4/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
5.
Nguyễn Phương Hoa (Chủ biên), PISA
và những vấn đề của giáo dục Việt Nam, Tập 1 – Những vấn đề chung
về PISA, NXB Đại học Sư phạm, 2015.
6. Nguyễn Hữu
Hợp, Hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh tiểu học (theo Thông tư
22/2016/TT–BGDĐT
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2014/TT– BGDĐT), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2016.
7. Nguyễn Hữu
Hợp, Lí luận dạy học tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, 2015.
8.
Nguyễn Hữu Hợp, Đạo đức và
phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, NXB Đại học Sư
phạm, 2008.
9.
Nguyễn Hữu Hợp, Thiết kế
bài học phát triển năng lực học sinh tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội, 2018.
10.
Nguyễn Công Khanh (Chủ biên),
Đào Thị Oanh, Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB
Đại học Sư phạm, 2015.
11.
Nguyễn Đức Minh (Chủ biên), Đổi
mới đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2015.
12.
Nguyễn Đức Minh (Chủ biên), Hướng
dẫn giáo viên đánh giá năng lực học sinh cuối cấp Tiểu học, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2014.
13.
Nguyễn Đức Minh (Chủ biên), Hướng
dẫn học sinh cuối cấp Tiểu học tự đánh giá năng lực, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2014.
82