Tên sáng kiến: Luyện nói cho học sinh trong dạy học Tiếng Việt 1 theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
II. Nội dung
1. Thực trạng trước khi có sáng kiến
1.1. Thực trạng
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm liền, tôi nhận thấy việc luyện nói cho học
sinh là một nội dung cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển
ngôn ngữ cho học sinh, là tiền đề cho việc dạy - học môn Tập làm văn sau này.
Bản thân cũng xác định đây là một phần quan trọng trong phân môn Học vần và
Tập đọc lớp 1. Song thời gian dành cho nội dung này còn hạn chế (chỉ khoảng 10
phút cuối trong tiết học) nên đôi lúc bị “bỏ qua” hoặc chỉ được tổ chức một cách
sơ sài. Còn đối với học sinh, việc luyện nói trong các giờ học này thường chỉ dừng
lại ở việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc trả lời các câu hỏi của giáo
viên, rất hiếm có học sinh nào biết tự nói một số câu theo chủ đề bài học.
Khi tổ chức hoạt động dạy học phần luyện nói, bản thân tôi còn gặp nhiều
khó khăn trong việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dẫn tới
giờ luyện nói chưa đạt hiệu quả cao.
Bảng thống kê ở giữa Học kì II năm học 2017 – 2018
TSHS Nói được 2 - 3 câu Nói được một câu Chưa nói được thành câu
29
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
5 17,2 % 16 55,2 % 8 27,6 %
Như vậy, số lượng học sinh nói được từ 2 – 3 câu chỉ có 5 học sinh (chiếm
17,2 %), học sinh nói được một câu là 16 học sinh (chiếm 55,2 %), số lượng học
sinh chưa nói được thành câu là 8 học sinh (chiếm đến 27,6 %). Để khắc phục thực
trạng này, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến: “Luyện nói cho học sinh trong
dạy học Tiếng Việt 1 theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp” nhằm nâng
cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt 1.
2
1.2. Nguyên nhân
a. Về phía giáo viên
- Còn xem nhẹ hoạt động luyện nói cho học sinh, chỉ chú trọng rèn kĩ năng
đọc và viết nên trong giờ học Tiếng Việt, thời lượng dành cho hoạt động luyện nói
quá ít.
- Chưa quan tâm đến những học sinh ít nói, nghèo nàn về ngôn ngữ, nói
ngọng vì sợ gọi những em này trả lời sẽ làm mất nhiều thời gian.
- Nêu câu hỏi chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, câu hỏi
dễ lại dành cho học sinh nổi trội, câu hỏi khó đôi khi muốn học sinh chậm trả
lời,…
- Dạy phần luyện nói chỉ đơn giản là gọi học sinh trả lời 2, 3 câu hỏi; chưa
hướng dẫn học sinh biết liên kết các câu thành một đoạn đơn giản đúng chủ đề.
- Chưa sáng tạo, linh hoạt, chưa biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học
trong quá trình lên lớp và điều chỉnh những nội dung cần thiết, phù hợp để phần
luyện nói đạt kết quả tốt.
- Đồ dùng dạy học dành cho phần luyện nói còn chưa phong phú.
b. Về phía học sinh
- Chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực, khi trình bày thường câu trả lời
không đúng mục đích hoặc chưa hết ý. Một số trường hợp chỉ trả lời một tiếng là
“có” hoặc “không” chứ chưa giải thích được là vì sao có, vì sao không ?
- Do tâm lí rụt rè e ngại: Học sinh lớp 1 khả năng giao tiếp, giao lưu trò
chuyện với mọi người xung quanh còn rất ít. Mặt khác, do tâm lí sợ nói sai ý của
giáo viên, sợ bạn bè chê cười khi nói không đúng hoặc nói ngọng nên học sinh
cũng rất ít thể hiện mình, rất ít nói thậm chí đến giờ luyện nói có học sinh còn
không nói được câu nào.
2. Tính mới của sáng kiến
2.1. Giúp học sinh phát triển lời nói
Giáo viên cần tạo ra những tình huống giao tiếp gần gũi và có sức hấp dẫn,
kích thích nhu cầu nói của các em. Khi đã hoà mình vào hoàn cảnh đã nhập vai giao
tiếp thì khi ấy các em sẽ thể hiện hết mình, muốn nói thực sự hết mình.
Hoàn cảnh giao tiếp trong giờ Tiếng Việt chính là điều kiện lớp học trong
giờ luyện nói. Nó gồm: không khí lớp học, tư thế của giáo viên, hoạt động nghe
của học sinh, trật tự lớp học và một số hoạt động khác có ảnh hưởng gián tiếp đến
việc luyện nói của học sinh. Bởi vì học sinh không thể nói trong hoàn cảnh lớp học
ồn ào hoặc các em sẽ khó diễn đạt trước cặp mắt nghiêm khắc của giáo viên. Các
em sẽ tự tin hơn, phấn khởi hơn trước sự chú ý lắng nghe của các bạn, trước ánh
mắt trìu mến hoặc những lời động viên khích lệ của giáo viên.
Khi học sinh đang nói giáo viên không nên ngắt lời một cách tuỳ tiện bởi sự
gián đoạn trong lời nói thường làm các em lúng túng, giáo viên chỉ nên sửa sai
hoặc uốn nắn khi các em đã kết thúc phần nói của mình.
2.2. Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ và phong phú
Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để làm phương tiện
giảng dạy. Ví dụ khi dạy về chủ đề: Dế, cá cờ, bi ve, lá đa tôi có thể chuẩn bị sẵn
những vật thật đó để học sinh có thể quan sát trực tiếp tạo hứng thú cho các em.
3
Từ đó gợi ý các em có thể lấy những đồ dùng đó làm những trò chơi dân gian mà
trẻ em xưa vẫn chơi. Hoặc khi dạy chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang,
chủ đề: Rổ rá, chủ đề: Chuối, bưởi, vú sữa… tôi cũng tiến hành tương tự .
Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin, dạy trình chiếu trên máy vừa
mang lại hiệu quả cao, học sinh tập trung thích thú học, vừa giúp tôi đỡ tốn chi phí
cho việc photo tranh. Các bức tranh đẹp, rõ ràng có thể tìm trên mạng. Ngoài ra,
tôi có thể tìm những đoạn video clip có liên quan cho học sinh xem. Việc làm này
giúp học sinh khắc sâu kiến thức, hào hứng, chủ động và tích cực tham gia vào
quá trình luyện nói.
Ví dụ: đoạn video clip về lễ hội khi dạy về chủ đề Lễ hội, video clip về chủ
đề Gió, mây, mưa, bão, lũ,...
2.3. Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học
2.3.1. Phương pháp dạy học cá thể hóa học sinh
Phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho từng nhóm đối tượng tuỳ nội dung
của từng bài. Tuỳ theo từng chủ đề mà tôi có định hướng cho học sinh khi luyện
nói, khi đặt câu hỏi để giúp các em biết cách nói cho sát nội dung bài và nói một
cách tự nhiên, chủ động không gượng ép. Tôi phải chuẩn bị và dự trù thêm
một số câu hỏi cho từng đối tượng, gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ (Khi các em
lúng túng.)
Ví dụ: Khi dạy bài 24. Chủ đề: Quà quê Sách Tiếng Việt 1, tập 1 trang 51
Tôi xây dựng hệ thống câu hỏi dành cho các đối tượng như sau:
+ Tranh vẽ gì? (tranh vẽ mẹ đi chợ về cho hai chị em quà.) - Dành cho học
sinh còn chậm.
+ Quà của mẹ có những gì? (quà của mẹ có nhãn, mía, hồng) - Dành cho
học sinh còn chậm.
+ Các em thử đoán xem bé đón mẹ hay đón quà? (hai chị em rất vui, bé
chìa hai tay đón mẹ và cả quà mẹ cho nữa.) - Dành cho học sinh nổi trội.
Để tạo nên ấn tượng tốt cho các em khi giảng dạy thì giáo viên phải thực sự
gương mẫu trong việc nói năng, nói đủ ý, diễn đạt ngắn gọn và trong quá trình
luyện nói cho học sinh qua từng câu, từng bài. Phải hết sức nhã nhặn với các đối
tượng trong lớp tạo không khí vui vẻ, phấn trấn giúp các em có cảm giác thoải mái
thì hoạt động luyện nói mới diễn ra một cách tự nhiên.
2.3.2. Phương pháp thảo luận nhóm
Tổ chức luyện nói theo hình thức nhóm đôi, nhóm bốn,…học sinh sẽ tự nói
cho nhau nghe, cùng trao đổi những nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình về nội
dung chủ đề. Các buổi học thảo luận nhóm bao giờ cũng rất sôi nổi. Những học
sinh nhút nhát, ít phát biểu trong lớp sẽ có môi trường tham gia xây dựng bài.
Ví dụ: Bài luyện nói về chủ đề: “Giữ gìn sách vở” Sách Tiếng Việt 1 tập 1
trang 165. Giáo viên chia lớp thành các nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 4).
Câu hỏi thảo luận:
+ Hãy chia sẻ cách giữ gìn sách vở của mình cho bạn.
(Gợi ý: Bạn đã làm gì để giữ gìn sách vở? Để sách vở luôn sạch, đẹp không
bị quăng mép, hư bìa thì bạn cần làm gì?...).
4
Từng cá nhân trình bày trong nhóm cách làm của mình, các thành viên khác
nhận xét góp ý bổ sung cho bạn rồi thống nhất cách làm. Nhóm trưởng lên báo cáo
kết quả làm việc. Các nhóm sẽ giao lưu bổ sung ý kiến. Cuối cùng giáo viên nêu ý
kiến và đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm.
2.3.3. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai nhằm giúp học sinh thể hiện tình huống giao tiếp
bằng cách đóng vai nhân vật giao tiếp, trau dồi trí tưởng tượng, rèn kỹ năng nói
trong hội thoại, biết thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, hành động khi vào vai nhân vật.
Phương pháp này thường dùng khi dạy các bài nói kiểu tình huống giao tiếp, hoặc
trò chuyện, hỏi - đáp về một đề tài.
Ví dụ: Bài “Bác đưa thư" (sách Tiếng Việt 1 tập hai trang 137).
Giáo viên biến đổi tình huống giao tiếp như sau:
“Một bạn trong vai bác đưa thư đến nhà Minh, Minh đi ra” Mời một em đóng
vai bác đưa thư, một em đóng vai Minh. Như vậy, tình huống biến đổi ở chỗ: không
chỉ có lời nói của Minh mà còn có cả lời nói của bác đưa thư đáp lại khi được Minh
chào hỏi và mời nước. Tình huống này có yêu cầu cao hơn, có nhiều em được tham
gia đóng vai hơn.
Sau khi học sinh đóng vai, giáo viên tổ chức cho nhận xét, đánh giá, rút kinh
nghiệm, khen ngợi những em thể hiện vai diễn tốt.
2.3.4. Phương pháp động viên khen thưởng
Trong tiết dạy, tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, đặt câu hỏi dễ
động viên các em cùng tham gia nói. Đối với những em khá giỏi tôi sẽ khuyến
khích, gợi mở bằng những câu hỏi khái quát hơn để giúp các em tự tin, mạnh dạn
trình bày ý kiến, cảm xúc của mình một cách chân thành; tạo không khí lớp học
thân thiện, cởi mở, động viên khen thưởng kịp thời nhằm kích thích sự hứng thú,
ham học hỏi của các em. Trong khi dạy luyện nói tôi thường chú ý đến rèn kĩ năng
nói to, rõ tiếng, nói thành câu, đủ ý diễn đạt, câu nói giàu cảm xúc, ngữ điệu tự
nhiên, chân thành.
Ví dụ: Với những em nhút nhát chưa mạnh dạn nếu các em trình bày đúng
chủ đề nhưng nói còn nhỏ thì tôi có thể khen: Thầy khen con nói đủ ý, đúng chủ đề
nhưng nếu con nói to hơn nữa thì sẽ rất hay. Hoặc với những em nổi trội, tự tin
khi nói tôi có thể khen: Thầy khen con nói đúng chủ đề, rõ ý, to rõ ràng nhưng nếu
con biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ trong khi nói thì thật là tuyệt vời….
2.4. Tham gia hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm được tổ chức cho học sinh vào thời gian ngoài giờ
lên lớp theo bài học, chủ đề, môn học... nhất định. Đây là một hoạt động học tập
nhằm củng cố, trao đổi, rèn luyện nâng cao vốn hiểu biết và khả năng nói cho
học sinh. Các hình thức hoạt động trải nghiệm đa dạng có thể là trò chơi, đóng
hoạt cảnh hoặc trao đổi ý kiến, hỏi đáp về vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề
nói.
Ví dụ : Bài “Cây bàng" (sách Tiếng Việt 1, tập hai trang 127) với chủ đề
luyện nói: Kể tên những cây được trồng ở sân trường em.
Sau khi các em đi quan sát các cây được trồng trong sân trường (Tham gia
hoạt động trải nghiệm lúc giờ ra chơi). Các em sẽ thảo luận theo nhóm đôi:
5
+ Kể tên các cây trồng ở sân trường mình (cây bàng, cây xà cừ, cây phượng,
cây thiên tuế, cây xanh, cây bông giấy, ….). Học sinh trình bày – Nhận xét.
Giáo viên tiếp tục hỏi và cá nhân học sinh trả lời:
+ Cây được trồng để làm gì? (Cây được trồng cho sân trường đẹp, có bóng
mát cho chúng em vui chơi).
+ Em sẽ làm gì để bảo vệ cây trong sân trường? (Em sẽ không hái hoa, không
bẻ cành,… để bảo vệ cây trong sân trường).
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sau khi hoàn thành sáng kiến này, tôi đã trình bày kinh nghiệm của bản thân
để cùng thảo luận với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Được sự đồng ý,
khuyến khích của Ban giám hiệu nhà trường, các anh chị giáo viên lớp 1 đã đưa đề
tài của tôi vào thử nghiệm ở lớp mình và đều thu được kết quả khả quan. Hiện nay
chất lượng dạy học luyện nói trong phân môn Học vần và Tập đọc của học sinh
lớp 1 Trường Tiểu học Tân Dương 1 có rất nhiều tiến bộ.
4. Hiệu quả
Bảng so sánh kết quả trước khi áp dụng ở giữa học kì II năm học 2017-2018
và sau khi áp dụng ở giữa học kì II năm học 2018-2019
Năm học TSHS
Nói được 2 - 3
câu Nói được một câu Chưa nói được
thành câu
Số lượng Tỉ lệ Số
lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
2017 - 2018 29 5 17,2 % 16 55,2 % 8 27,6 %
2018 - 2019 34 20 58,8 % 14 41,2 % 0 0%
Qua bảng so sánh có thể thấy tỉ lệ học sinh nói được 2 - 3 câu rành mạch đã
tăng lên đáng kể (tăng từ 17,2 % lên 58,8 %). Số lượng học sinh chưa nói được
thành câu đã giảm nhiều (từ 27,6% giảm còn 0%). Đến giữa học kì II năm học
2018 – 2019 tất cả học sinh đều mạnh dạn khi giao tiếp; nói to rõ ràng; biết đặt câu
hỏi và trả lời câu hỏi của bạn. Như vậy, sau khi áp dụng các biện pháp trên, hiệu
quả mang lại không chỉ cho học sinh trong hoạt động luyện nói mà còn giúp học
sinh mạnh dạn khi giao tiếp; nói to rõ ràng ở tất cả những tiết học khác.