PHÒNG GD&ĐT CÙ LAO DUNG
TRƯỜNG TH TT CÙ LAO DUNG
*****
GVTH: Phạm Minh Thùy
Năm sinh: 1983
Năm vào ngành : 2007
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Tiểu học
Nhiệm vụ được phân công : Dạy lớp 2A, Tổ khối trưởng khối 2.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học TT Cù Lao Dung.
*****
BÁO CÁO ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
@&?
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài :
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng trong
hệ thống giáo dục, thế nên nền tảng có vững chắc thì đào tạo các bậc học trên
mới đạt hiệu quả cao. Nhưng muốn xây dựng nền tảng vững chắc thì phải có ý thức
xây dưng kiến thức cơ bản cần đạt theo đúng mục tiêu của từng môn học. Trong đó
môn toán là một trong những môn đòi hỏi phải đạt yêu cầu chuẩn về kiến thức cơ
bản.
Giải toán có lời văn là một phần trong bốn
mạch kiến thức của môn Toán lớp 2 gồm: Số và phép tính, Đại lượng và đo đại
lượng, Yếu tố Hình học và Giải toán có lời văn. Nhưng phần giải toán có lời văn
là một trong những nội dung quan trọng
nhất trong các phần của môn Toán, nội dung này chiếm thời lượng nhiều và hầu
như có sự tác động hỗ trợ xuyên suốt cho việc học các nội dung còn lại trong
môn Toán.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay cần
phải đổi mới phương pháp, dạy học môn toán ở tiểu học mang tính phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Toán học là môn học có tính chính xác
cao, toán học còn được xem là chìa khóa để nghiên cứu sâu vào nhiều lĩnh vực
khác.
. Làm thế nào để thực hiện dạy và
học theo hướng đổi mới ở tiểu học nói chung và dạy học toán nói riêng cho tất
cả học sinh ở từng địa phương rút ngắn được khoảng cách chênh lệch về kiến
thức, tạo môi trường thân thiện để ở mỗi nơi khác nhau học sinh đều biết vận
dụng và thích nghi được với môi trường và học đạt hiệu quả? Tôi đã chọn đề tài
sáng kiến kinh nghiệm về “Những vấn đề
cơ bản giúp học sinh học tốt Giải toán có lời văn Toán lớp 2” nhằm góp phần
cải thiện phần nào thực trạng đang có nhiều vướng mắc cần tháo gỡ để từ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng đổi mới hiện nay trong nhà
trường.
- Trong lần thực hiện đề tài này tôi không đề cập nhiều về các phương
pháp dạy học giải toán có lời văn mà tôi chỉ chú trọng vào việc xác định những
nội dung cần chú ý để vận dụng vào việc giải toán. Đó chính là lý do tôi quyết
định chọn đề tài này.
2. Thực tiễn của vấn đề học toán của học sinh và hướng giải quyết
bằng việc nghiên cứu nội dung Giải toán có lời văn
- Khi thực hiện việc nghiên cứu này tôi mong muốn thông qua việc khảo
sát tình hình dạy học thực tế của địa phương mình và cụ thể là học sinh của
chính mình để có thể tìm ra được những nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp
bằng chính những nội dung cần được chú ý nhiều hơn. Với nội dung được hỗ trợ
để góp phần khắc phục phấn nào những tồn tại, khó khăn trong việc dạy học
về Giải toán có lời văn nói riêng và
chất lượng trong học toán nói chung. Yếu tố góp phần thu nhỏ khoảng cách chênh
lệch về trình độ nhận thức giữa những đối tượng học sinh. Có thể những người
giáo viên sẽ chưa tìm được giải pháp tối ưu để giải quyết được ngay vấn đề,
nhưng trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp giáo viên cùng góp ý tạo hướng đi mới
góp phần khắc phục những hạn chế và mở ra một hướng mới để góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học cho cả giáo viên và học sinh.
2.1 Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu:
2.1.1 Đối tượng:
- Học sinh khối 2 trường Tiểu học thị trấn Cù
Lao Dung
- Học sinh lớp 2A
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Tài liệu: Sách giáo khoa,
Sách giáo viên, Báo, Tạp chí giáo dục…nói về chủ đề nghiên cứu.
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của học
sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế:
+ Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung về số và phép
tính.
+ Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
+ Tổ chức và tiến hành thực nghiệm dạy học và lấy kết quả từ thực tế lớp
học.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.- Thực trạng của quá trình dạy học Toán trong chủ đề Giải toán có
lời văn:
Để có thể tìm
ra được một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong chủ
đề nghiên cứu, trước hết ta cần tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Toán
thông qua Chủ đề Giải toán có lời văn.
ü
Ưu điểm:
- Các giáo viên đều nhiệt tình trong công tác
giảng dạy, có chuẩn bị giáo án và đồ dùng trực quan khá chu đáo.
- Tất cả giáo viên đều luôn thực hiện đúng
phương pháp theo hướng đổi mới, trong quá trình dạy học luôn sử dụng những
phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong khi dạy Số và phép
tính nói riêng và dạy Toán học nói chung.
- Luôn quan tâm
đến sự chú chú ý tiếp thu bài của học sinh về kiến thức bài dạy, có ý thức
trách nhiệm cao, hòa đồng giản dị tạo cho học sinh cảm giác thoải mái và hứng
thú trong học tập.
- Về phía học sinh các em đều có ý thức tốt và
phần lớn học sinh thích học về giải toán có lời văn, có chú ý phát biểu xây
dựng bài, luôn có hứng thú muốn tìm hiểu được cái hay cái mới có trong từng yêu
cầu của bài tập…
Bên cạnh những
ưu điểm trên thì trong quá trình giảng dạy theo cải cách giáo dục cả giáo viên
và học sinh vẫn còn có những hạn chế và những khó khăn sau:
ü
Hạn chế:
- Còn nhiều tiết dạy giáo viên chưa tìm ra
được biện pháp tối ưu để kích thích mạnh mẽ tính tích cực của học sinh .
- Vẫn còn giáo viên hay đánh đồng nội dung dạy
học Số và phép tính trong bước hướng dẫn học sinh Giải toán có lời văn
Do ở lớp 1 các em chỉ được học các phép tính
và cách tìm kết quả của những phép tính đó chứ chưa tìm hiểu những con số đó có
tên gọi là gì cách hiểu qui tắc để tìm kết quả nhanh hơn. Nên sang lớp 2 khi
gặp những bài toán tương tự giáo viên dễ dẫn dắt học sinh theo cách giải đã học
trước đó, ngay cả học sinh cũng sẽ thực hiện theo cách hướng dẫn cũ mà quên
khai thác phát hiện kiến thức mới rằng chính số xe đạp buổi sáng và buổi chiều
là những số hạng, kết quả 20 chiếc của cả hai buổi chính là tổng của cả hai số
hạng đó.( kiến thức bài mới ở ngay trong bài toán có lới văn chứ không còn là
phép tính trực tiếp nữa. Chính vì vậy bài giải toán này chính là một trong
những kiến thức nâng cao đầu tiên cho học sinh khi bước vào lớp 2).
- Giáo viên chỉ chú ý đến việc học sinh có
tìm ra được kết quả của bài hay không, chứ chưa thấy được tầm quan trọng của
việc xác định cho học sinh cách phát hiện nhanh các vấn đề toán Ví dụ : Bài tập
3 (Trang 17)
Lớp
2A có 29 học sinh, lớp 2B có 25 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?
Bài giải
Cả hai lớp có số học sinh là:
29 + 25 = 54 ( học sinh )
Đáp số: 54 học sinh
Khi học sinh đặt lời giải cho bài toán chưa đúng
thì giáo viên hay hướng dẫn bằng lời
giải mẫu để hướng dẫn học sinh, nếu học sinh trả lời đúng theo lời giải mẫu thì
giáo viên chấp nhận và đi vào bước thực hiện phép tính chứ chưa khai thác học
sinh còn có thể nêu cách đặt lời giải khác nhưng vẫn giải đáp đúng yêu cầu của
đề toán.
- Bước kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được giáo viên thực hiện triệt
để. Thông thường giáo viên chỉ chú ý đến cách làm đúng hay sai, đủ hay chưa đủ
chứ chưa chú ý đến những vấn đề học sinh hay dễ nhầm lẫn và dễ làm sai ( thường
ở những học sinh yếu), hay từ những cơ sở nào các em có được kết quả đúng,
nhanh và có tính sáng tạo ( đối với học sinh giỏi ). Để qua đó nhằm tạo điều
kiện cho những học sinh khác có điều kiện học hỏi và rút kinh nghiệm.
- Về phía
học sinh vì nội dung Giải toán có lời văn chiếm nội dung khá lớn trong chương
trình toán ở lớp 2 và trong các nội dung kiểm tra khảo sát chất lượng theo định
kỳ các em sẽ thường xuyên gặp lại nội dung giải toán, các em được học nhiều vốn
tri thức và kỹ năng học Giải toán có lời văn ngay từ năm lớp 1, nhưng các em
còn tính máy móc nhiều chứ phần lớn học sinh chưa biết dựa vào những cơ sở đã
được học để vận dụng vào việc ôn tập hay liên hệ kiến thức trước đó để tìm hiểu
nội dung bài mới một cách nhẹ nhàng và khắc sâu kiến thức cũ.
- Khi trả
lời hoặc thực hành các em hay đưa ra kết quả theo cảm tính hoặc nhớ một cách
máy móc, ít khi học sinh đưa ra được cách suy nghĩ để tìm ra được kết quả đúng.
- Còn một
lý do khách quan nhưng rất thực tế là đối với những học sinh học chưa tốt kĩ
năng Tiếng Việt ở lớp 1 thì khi đến lớp 2, khâu tìm hiểu yêu cầu của mỗi đề
toán các em sẽ gặp nhiều khó khăn, đối với những trường hợp này học sinh hay có
tâm lý “ sợ ” học nội dung giải toán có lời văn.
*Kết quả khảo sát chất lượng học
Giải toán có lời văn đầu năm học 2008 – 2009 của lớp 2C
Lớp |
Sĩ số |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
(%) |
|||||
2C |
25 |
04 |
6 |
8 |
7 |
16% |
24% |
32% |
28% |
*Kết quả khảo sát chất lượng học Giải toán có lời văn đầu năm học
2009 – 2010 của lớp 2A
Lớp |
Sĩ số |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
(%) |
|||||
2A |
31 |
10 |
9 |
7 |
5 |
32% |
29% |
22% |
17% |
*Kết quả khảo sát chất lượng học Giải toán có lời văn đầu năm học
2010 – 2011 của lớp 2A
Lớp |
Sĩ số |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
(%) |
|||||
2A |
36 |
18 |
10 |
4 |
4 |
50% |
28% |
11% |
11% |
2.- Những nội dung cần chú ý
khi dạy về Giải toán có lời văn ở môn Toán lớp 2
Dựa vào những thực trạng
về việc dạy và học về Giải toán có lời văn trong môn toán ở lớp 2, để căn cứ
vào đó nhằm đưa ra một số giải pháp vận dụng vào việc dạy học nhấn mạnh được
tầm quan trọng của chủ đề Giải toán có lời văn trong quá trình học. Trước hết
ta đi vào tìm hiểu vị trí và nội dung chương trình của Chủ đề của Giải toán có
lời vtrong môn Toán lớp 2.
2.1.
Vị trí của chủ đề Giải toán có lời văn trong môn toán học lớp 2:
- Giải toán có lời văn là góp phần củng cố
kiến thức đã học từ chủ đề Số và phép tính và qua đó mở rộng cho học sinh biết
cách tìm ra hướng giải quyết của bài toán dựa trên những thông tin mà đề toán
đã cho.
- Giải toán có lời văn là
một phần trong bốn mạch kiến thức của môn Toán lớp 2: Số và các phép tính, Đại
lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học và Giải toán có lời văn. Trong đó chủ đề
Giải toán có lời văn là tuyến kiến thức trong mạch số học của chương trình môn
toán ở tiểu học, các bài dạy về Gải toán có lời văn chiếm phần lớn nội dung
Sách giáo khoa Toán 2. Vì vậy nó được coi là một trong những nội dung trọng tâm
của môn toán lớp 2.
2.2. Nội dung chương trình của chủ đề Giải toán có lời văn thông thường
được gắn với nội dung dạy học Chủ đề Số và phép tính vì mạch kiến thức của 2
nội dung này có sự tác động hỗ trợ qua lại trực tiếp với nhau trong từng bài
học của Sách giáo khoa được phân chia thành các nhóm sau:
+ Các bài dạy về phép cộng có nhớ trong
phạm vi 100
+ Các bài dạy về phép trừ có nhớ trong phạm
vi 100
+ Các bài dạy về phép nhân với 2,3,4,5 và
giới thiệu bảng nhân 2,3,4,5.
+ Các bài dạy về phép chia 2,3,4,5 và bảng
chia 2,3,4,5.
+ Các bài dạy về các thành phần của mỗi
phép tính và tìm thành phần chưa biết của mỗi phép tính.
+ Các bài dạy về cộng trừ không nhớ
trong phạm vi 1000.
2.3. Đặt điểm của chủ đề Giải toán có lời văn :
* Cấu trúc sắp xếp: Cấu trúc có chung với
các chủ đề khác gồm 2 loại bài học:
- Dạy bài mới.
- Dạy học bài luyên tập, Luyện tập chung,
Thực hành ôn tập.
* Thời lượng, số bài :
- 5 tiết / tuần x 35 tuần = 175 tiết.
- Trong đó các bài toán theo chủ đề Giải
toán có lời văn 129 bài.
2.4. Xác định nội dung cơ
bản cần được chú ý vận dụng vào việc dạy và học Chủ đề Giải toán có lời văn
trong Toán lớp 2:
- Việc thực hiện kế hoạch giảng dạy theo
chương trình đổi mới là một việc làm thiết yếu mà các giáo viên tiểu học đều
phải thực hiện, nhưng điều đáng quan tâm hiện nay là làm sao để giải quyết được
thực trạng còn hạn chế. Trong lần nghiên cứu này tôi không nhắc đến những biện
pháp dạy học chủ yếu về chủ đề Giải toán có lời văn trong toán học lớp 2, mà
chủ yếu đi vào tìm hiểu những nội dung cần chú ý trong khi dạy học về Giải toán
có lời văn góp phần cải thiện những vướng mắc cần tháo gỡ về thực trạng dạy và
học toán hiện nay.
- Một nội dung cũng cần chú ý đối với giáo
viên là đối với những học sinh yếu việc đưa ra câu lời giải cho từng bài toán
nếu học sinh nêu được ở mức độ đúng khoảng 70% yêu cầu của lơi giải đúng thì
điều đó hoàn toàn chấp nhận được.
- Khi học sinh
đi vào học về cách giải toán. Ở lớp 1 các em đã được làm quen với phép tính
cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. Sang lớp 2 yêu cầu học toán của các em
được nâng dần lên yêu cầu thực hịên với những đơn vị lớn hơn và đi đến những
bài toán cộng trừ có nhớ ( các bài toán Nhiều hơn – ít hơn), phép nhân và chia
( gấp một số lần và giảm đi một số lần).
- Chú ý những dạng toán về phép cộng sẽ góp
phần gợi mở cho học sinh khi giải toán bằng phép tính nhân, phép trừ sẽ hỗ trợ
cho nội dung giải toán thực hành theo phép tính chia.
Ví dụ: * Giải
toán bằng phép tính cộng:
1/ Tháng trước tổ em được 16 điểm mười, tháng
này tổ em được nhiều hơn tháng trước 5 điểm mười. Hỏi tháng này tổ em được bao
nhiêu điểm mười? ( SGK trang 35)
* Giải toán bằng phép tính nhân:
2/ Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao
nhiêu chân? ( SGK trang95)
* Giải toán bằng phép tính trừ:
3/ Thùng to có 45kg đường, thùng bé có ít hơn
thùng to 6kg đường. Hỏi thùng bé có bao nhiêu ki – lô – gam đường? ( SGK trang
70)
* Giải toán bằng phép tính chia:
4/ Có 40 học sinh chia đều thành 4 tổ. Hỏi
mỗi tổ có bao nhiêu học sinh? (SGK trang120)
-
Giáo viên chú ý nên hướng dẫn học sinh liên Liên hệ cách dạy học sinh nhất là
những học sinh yếu ngay bắng những bài toán miệng với các con số đơn giản, chú
ý cho học sinh chưa biết đọc tốt thì nên hỏi bằng toán miệng trước rồi mới
hường hs là cách tìm vừa rồi chính là đáp án của một bài toán hoàn chỉnh.
Ví dụ: Để giải được bài toán
1/ Tháng trước
tổ em được 16 điểm mười, tháng này tổ em được nhiều hơn tháng trước 5 điểm
mười. Hỏi tháng này tổ em được bao nhiêu điểm mười? ( SGK trang 35)
Giáo viên nên
hướng dẫn học sinh yếu bằng bài toán “miệng” đơn giản như:
Buổi sáng cô
hái được 5 bông hoa, buổi chiều cô hái được nhiều hơn buổi sáng 3 bông hoa. Hỏi
buổi chiều cô hái được bao nhiêu bông hoa?
Khi học sinh
trả lời được kết quả cùa bài này giáo viên sẽ liên hệ với bài tập chương trình
đã yêu cầu để các em thấy rõ được nét tương đồng của từng dạng giải toán.
- Một trong những bước quan trọng trong việc
dạy học chủ đề này là cách hướng dẫn học sinh củng cố phần thuộc nội dung của
bảng cộng, bảng trừ, bảng nhần, bảng chia:
+ Bảng cộng : Dựa trên thao tác hợp hai tập
hợp vật. Cụ thể : Ví dụ có 9 bông hoa thêm 2 bông hoa v.v…Dẫn dắt học sinh tới
công thức…9 + 2 = 11…..
Tiếp tục làm như vậy để có các công thức khác nhằm khắc sâu bảng cộng.
+ Bảng trừ: Cũng dựa trên những thao tác trên
nhóm vật hay đồ dùng. Làm động tác bớt đi, nhưng giới thiệu cách nói “Trừ” thay
vì nói “ Bớt” và ghi ngay dấu trừ
Ví dụ: Có 11 bông hoa bớt đi 2 bông hoa v.v… Dẫn dắt học sinh tới công
thức…
11 – 2 = 9….
- Trong bài dạy về phép cộng trừ (nhân hoặc
chia) sau khi tìm hiểu đề bài, cách đặt lời giải , thực hiện phép. Sau đó rèn
luyện kỹ năng trình bày một bài giải.
- Mỗi một nội
dung giaỉi toán thì đều gắn liền với nội dung về số và phép tính của từng giai
đoạn học khác nhau
- Khi dạy học
phép nhân và phép chia Giáo viên cần phải chú ý các bước cơ bản sau:
+ Giai đoạn
chuẩn bị: Học sinh được làm tính tổng nhiều số hạng bằng nhau. Đây là giai đoạn
hình thành nên khái niệm của phép nhân để áp dụng vào giải toán.
+ Phép nhân
được thực hiện từ tổng các số hạng bằng nhau
- Quan niệm
chung các tinh chất của phép nhân được giới thiệu từ mức độ thấp đến cao.Những
tính chất lúc đầu chỉ tạo điều kiện cho học sinh thấy được việc giải toán học
có liên quan đến những nội dung liên quan gần gũi với cuộc sống của các em.
- Các hướng
thực hiện này được áp dụng chung đối với cách dạy về phép chia chỉ nên điều
chỉnh cho phù hợp với nội dung của bảng chia và yêu cầu của các đề toán.
- Giáo viên chú
ý cần thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh làm các bài tập với các trường
hợp đặc biệt nêu trên, vì học sinh rất hay nhầm lẫn.
- Khi dạy về
Giải toán giáo viên cần phải chú ý quan tâm đến việc rèn cho học sinh kỹ xảo
tính khả năng xác định những vấn đề cho trước và tìm hướng để giải quyết vấn đề
của từng yêu cầu trong bài tập. Đây là một mục tiêu quan trọng của môn toán ở
tiểu học.
Cũng cần hướng
dẫn chu đáo cho học sinh thử lại các phép tính rèn cho học sinh tính cẩn thận
và chính xác.
- Đặc biệt
thông qua các hoạt động trong tiết học bài mới học sinh cần được rèn luyện các
diễn đạt vấn đề và kết quả bằng lời, nhằm phát triển năng lực tư duy cho học
sinh.
- Khi dạy phần thực hành, luyện tập Giáo viên
cần tổ chức mọi học sinh đều tham gia thực hành luyện tập thong qua hệ thống
bài tập. Chấp nhận thực tế có học sinh làm được nhiều hơn, có học sinh làm được
ít số lượng bài tập.
- Tạo sự hỗ trợ
giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh
+ Mỗi hoạt động trong giờ học có hướng tới một
mục đích hoặc yêu cầu của bài học không?
+ Đã vận dụng
tích cực ở những khâu nào?
- Một yếu tố
không kém phần quan trọng khi áp dụng các biện pháp trong dạy học giải toán là
khi hướng học sinh đến những đơn vị hay vật dụng gần gũi với các em thì giáo
viên cũng nên dựa vào những đối tượng này để ra đề toán cho học sinh thực hành
nhiều hơn ( Áp dụng thường xuyên ở lớp dạy 2 buổi/ngày vì có tiết ôn tập)
2.4.1.- Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập:
-
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học
sinh
-
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
-
Hình thành và rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn.
-
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Các hướng phát
huy tính tích cực cần được chú ý.
-
Dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
-
Phương pháp khám phá.
-
Dạy học theo nhóm nhỏ.
-
Sử dụng trò chơi học tập để dạy học tích cực.
-
Giúp học sinh tự phát hiện và khám phá kiến thức mới.
-
Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức
được học.
-
Sử dụng đồ dùng và trang thiết bị dạy học.
2.4.2- Vai trò của đồ dùng học tập trong việc dạy học Giải toán có lời văn:
Đồ dùng dạy học giữ vai trò quan trọng trong việc dạy giải toán góp phần
phát huy tính tích cực của học sinh.
-
Vận dụng đồ dùng học tập đã tạo ra để phát triển được
tư duy trừu tượng cho học sinh khi học về giải toán đạt hiệu quả cao.
-
Chú ý với những cách gợi mở bằng những hình ảnh gần gũi
với các em như : bong bóng, quả cam, hòn bi, bông hoa… để học sinh xác định
được số lượng của những đơn vị cần tìm trong mỗi đề toán cho học
2.4.3- Qui trình dạy học tiết
dạy Giải toán có lời văn trong dạy học Toán lớp 2:
a). Ổn định lớp: Cho học sinh hát vui.
b). Kiểm tra bài cũ : Cho 2 đến 3 học sinh làm một số bài tập vận
dụng kiến thức đã học, các bài tập về nhà hay nêu kiến thức của bài học trước.
c). Dạy học bài mới:
- Giới thiệu bài: Ngắn gọn
dễ hiểu, giới thiệu bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.
- Hướng dẫn học sinh tiếp
thu tri thức mới.
+ Giáo viên dẫn dắt gợi mở
để để học sinh tự phát hiện và tiếp thu kiến thức mới.
+ Yêu cầu học sinh đọc lại
nội dung kiến thức theo cá nhân, nhóm, cả lớp đọc đồng thanh để học sinh khắc
sâu kiến thức đã học.
- Hướng dẫn học sinh thực
hành luyện tập.
+ Học sinh đọc yêu cầu bài
tập, giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh nêu cách thực hiện bài giải.
+ Hướng dẫn học sinh huy
động kiến thức đã học trong mối quan hệ kiến thức mới để thực hiện các yêu cầu
của bài học.
+ Hướng dẫn để lấy được
nhiều ý kiến của nhiều học sinh để phát huy được tính tính cực của học sinh,
đồng thời tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
+ Tạo điều kiện cho học
sinh được lĩnh hội tri thức mới trong việc thực hành qua những bài luyện tập đa
dạng.
+ Gọi một vài học sinh làm
bài trên bảng lớp, làm vào bảng con hay vở bài tập.
+ Gọi học sinh nêu cách
tính và nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của bản than, của bạn.
+ Giáo viên nhận xét chốt
lại ý đúng nhất trong kết quả bài tập.
+ Nếu có điều kiện giáo
viên tổ chức cho học sinh làm bài tập thông qua các trò chơi phù hợp.
d). Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu lại
kiến thức vừa học, lưu ý học sinh luyện tập thường xuyên những phần kiến thức
trọng tâm của bài học.
- Có thể tổ chức trò chơi để
củng cố khắc sâu kiến thức của bài.
-
Dặn học sinh về thực hành luyện tập các bài tập vừa học
và suy nghĩ tìm ra các hướng giải quyết vấn đề của bài tập phù hợp. Nhắc nhở
học sinh chuẩn bị cho bài học sau.
* Qua việc xác
định những nội dung cơ bản của việc dạy học về giải toán có lời văn trong khi
dạy học toán ở lớp 2 và vận dụng vào quá trình dạy học bước đầu lớp tôi đầu
tiên là lớp hòa nhập, lớp có nhiều học sinh lưu ban và chậm phát triển học tập
và sau đó là áp dụng với các lớp dạy học hai buổi/ ngày
- Với hình thức xác định nội dung như trên và
trong quá trình dạy học tôi lồng ghép
trực tiếp với việc rèn học sinh yếu dựa vào những nội dung đã xác định tôi
đã tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh của mình cùng làm việc như
nhau bằng những kiến thức phù hợp trong mỗi tiết học) cùng với sự cố gắng kiên trì của những học trò biết vượt khó (
nhất là những học sinh yếu), sau kết quả kiểm tra cuối năm học, tỉ lệ học sinh
yếu Toán của lớp tôi qua các năm đã được đã được giảm một cách đáng mừng.
-
Kết quả kiểm
tra chất lượng học giải toán có lời văn cuối năm học 2008 - 2009 lớp 2C :
Lớp |
Sĩ số |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
(%) |
|||||
2C |
25 |
13 |
9 |
3 |
0 |
52% |
36% |
12% |
0% |
Kết quả khảo
sát chất lượng học giải toán có lời
văn cuối năm học
2009 - 2010 lớp 2A
Lớp |
Sĩ số |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
(%) |
|||||
2A |
31 |
20 |
7 |
4 |
0 |
65% |
23% |
12% |
0% |
Kết quả khảo sát chất lượng học giải toán có lời văn cuối học kì I năm học 2010 – 2011 lớp 2A
Lớp |
Sĩ số |
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
(%) |
|||||
2A |
36 |
33 |
2 |
1 |
0 |
91.75% |
5.5% |
2.75% |
0% |
PHẦN III. KẾT LUẬN KHÁI QUÁT
1.Ý nghĩa trong việc xác định nội dung cơ bản của Giải toán có lời
văn trong Toán lớp 2:
- Việc chú ý điểm trọng tâm trong
việc dạy về Giải toán có lời văn là một quá trình lâu dài để đổi mới đồng bộ về
mục tiêu, nội dung hình thức trong hệ thống kiến thức toán ở lớp 2 nói riêng và
toán ở tiểu học nói chung.
- Sử dụng cách dạy xác định điểm cơ bản trong dạy học toán góp phần giáo
dục toàn diện học sinh, giúp các em học tập chủ động, tích cực sáng tạo phát
huy tốt cả năng lực giáo viên và của học sinh.
- Bước đầu giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản ban đầu về các
số tự nhiên và các phép tính, hình thành các kĩ năng thực hành giải toán góp
phần phát triển tư duy và khả năng suy luận hợp lý, diễn đạt đúng ( nói và
viết) giúp các em biết phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản , gần gũi
trong cuộc sống
- Khi các em học tốt về Giải toán có lời văn
các em sẽ được củng cố tốt về nội dung Số và phép tính, Hình học, Đại lượng…một
cách dễ dàng vì trong các nội dung khác đều có sự hỗ trợ lẫn nhau.
- Việc xác định điểm trọng tâm trong nội dung dạy học này sẽ giúp giáo
viên sử dụng đúng mức, đúng chỗ các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp
với phương pháp dạy học hiện đại theo nội dung chương trình được đổi mới. Giúp
học sinh tiếp thu tri thức một cách có hệ thống và góp phần tạo cho học sinh có
nhu cầu tự học, tự rèn luyện.
- Xác định đúng hướng và có cách dạy hợp lý sẽ giúp cho học sinh hứng
thú hơn trong học tập, qua đó còn giúp cho học sinh biết tự tin hơn trong quá
trình dạy học, biết thể hiện khả năng của mình và biết tự đánh giá kết quả
trong quá trình học tập.
2. Hướng vận dụng, thực hiện vấn đề trong thời gian tới:
Qua quá trình nghiên cứu và tiến
hành dạy thực nghiệm, tôi đã dần phát hiện ra được những phần mình chưa làm
được trong thời gian trước đây dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao, cũng
chính từ việc nghiên cứu và thực nghiệm dạy học này tôi đã rút ra được một số
kinh nghiệm quý báu cho việc dạy Toán nói chung và dạy về giải toán có lời văn
nói riêng. Vì tôi biết mục tiêu của tiết học bao giờ cũng là những kiến thức
mới cần đạt được. Nhưng để có một tiết học mà cả thầy ( cô) và trò cùng thành
công khi được tiến hành một cách nhẹ nhàng, bởi những phương pháp tổ chức tiết dạy và nguồn kiến thức được đáp ứng đầy
đủ và có cả sự củng cố cái cũ trong việc thực hiện cái mới, trong cái mới sẽ
phát hiện ra được điểm hay, điểm thú vị. Để mỗi giờ học toán là sự chờ đợi của
học trò, là niềm vui của thầy(cô).
Trong thời gian tới tôi không chỉ
yên tâm với những kinh nghiệm mà mình đã có được, tôi sẽ không ngừng học tập và
tiếp thu những tri thức và kỹ năng mới từ những người đồng nghiệp và qua nhiều
phương tiện hỗ trợ khác để có thể nghiên cứu được nhiều hơn, sâu hơn về nội
dung dạy học Toán trong trường Tiểu học mà không chỉ riêng Nội dung Giải toán
có lời văn ở lớp 2.
Thông qua lần nghiên cứu này tôi
cũng rất muốn nhận được sự góp ý chân thành và và hỗ trợ các kinh nghiệm quý
báu của các đồng nghiệp để tôi có thể chia sẻ và trao đổi những nội dung này,
nhằm nêu bật được cái hay, cái đúng trong từng nội dung của chương trình học
Toán ở Tiểu học, vì mỗi người đều có những hiểu biết phong phú khác nhau về
lĩnh vực chuyên môn của mình và tôi đang cần sự trao đổi và giúp đỡ từ những
điều đó của các đồng nghiệp.
Trên đây là một số nội dung và
kinh nghiệm tôi rút ra được qua thực tế giảng dạy và khi nghiên cứu về nội dung
Giải toán có lời văn trong chương trình Toán lớp 2. Rất mong được quí lãnh đạo
cùng các đồng nghiệp góp ý kiến để tôi thực hiên tốt hơn nhiệm vụ nghiên cứu và
giảng dạy của mình góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong thời gian tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cù
Lao Dung ngày 05/10/ 2013
………. ……………………..
Người viết
………………………………
………………………………
………………………………
……………………………. Phạm Minh Thùy
Duyệt của Ban Giám Hiệu trường
……………………………….
……………………………….
………………………………
………………………………
……………………………….