Tên sáng kiến
kinh nghiệm đã đăng ký:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC
SINH
LỚP
5/1
A/ Nội
dung sáng kiến kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ:
I/ Thực trạng và nguyên nhân:
1.
Thực trạng:
Lớp |
Xếp loại vở sạch chữ đẹp |
|||||
5/1 |
Loại A |
% |
Loại B |
% |
Loại C |
% |
8 |
34.78 |
10 |
43.48 |
5 |
21.74 |
Thực tế cho thấy khi
điều tra những HS được xếp loại A, chữ viết của các em chỉ tương đối đẹp, dễ
nhìn, dễ đọc chứ chưa hoàn toàn đúng về độ cao hay khoảng cách,…Còn những HS
được xếp loại B và C thì đều cần phải rèn lại cho chữ viết của các em.
- Một số biện pháp thực hiện đề tài:
+ Giáo viên chủ nhiệm cần phát
động phong trào rèn chữ viết cho học sinh lớp mình ngay từ đầu năm học.
+ Tổ chức bồi dưỡng viết chữ đẹp
cho học sinh cả lớp.
+ Tăng cường cơ sở vật chất phục
vụ ( quy định loại viết học sinh sử dụng )
+ Tiến hành tốt phong trào thi đua
và tổ chức hội thi viết chữ đẹp trong lớp.
2.
Nguyên nhân:
* Về phía giáo viên: Một số giáo viên còn chưa chú trọng đến chữ viết của
mình, viết không đúng mẫu. Trong khi giáo viên là tấm gương phản chiếu để học
sinh noi theo, giáo viên viết thế nào thì học sinh viết theo thế ấy. Một số
giáo viên chỉ quan tâm chữ viết các em khi các em học lớp 1, lên lớp 2 có giáo
viên không quan tâm chữ viết các em, mặc các em viết sao cũng được. Từ đó chữ các
em càng xấu đi.
* Về phía học sinh: Bản thân các em
không được quan tâm chữ viết ngay từ đầu, các em sử dụng viết đủ loại, phần lớn
là loại bút bi đã làm chữ viết các em không còn đẹp như trước nữa mà có chiều
hướng càng xấu đi. Học sinh tiểu học vẫn như những búp măng non nhỏ
bé, các em đang lớn lên với sự uốn nắn của giáo viên, nếu như chúng ta không
thật sự uốn nắn cho các em thì càng lớn lên búp măng non đó sẽ không thể đứng
thẳng được.
* Về phía phụ huynh: Phụ huynh chưa
thực sự quan tâm đến chữ viết con mình mà chỉ chú trọng đến việc con học Toán,
Tiếng việt.
II. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học
sinh lớp 5/1:
1/ Tiến hành khảo sát đầu năm:
Đầu năm học, thường thì chúng ta nhận
lớp sớm khoảng 2 tuần để ổn định lớp, làm quen lớp rồi mới vào chương trình.
Trong thời gian này, chúng ta cần làm quen với chữ viết của mình bằng cách:
- Cho các em viết họ và tên, địa chỉ…sau đó cho các em trình bày một bài
thơ hay một đoạn văn nào đó.
- Giáo viên thu bài, xem lại từng bài viết của học sinh.
- Giáo viên tiến hành phân loại từng bài viết của học sinh.
+ Bài viết có chữ viết đúng mẫu.
+ Bài viết có chữ viết gần đúng
mẫu.
+ Bài viết có chữ viết không đúng
mẫu.
2/ Ôn lại cách viết chữ mẫu theo quy
định của Bộ:
- Do thiếu chú ý, thiếu tập trung, tuy đã học nhiều năm nhưng có một số
học sinh chưa nhớ được, chưa nắm được cách viết của mẫu chữ hiện hành. Do đó
giáo viên phải chịu khó phổ biến lại cách viết về:
+ Những chữ viết có chiều cao 2.5 ô li có nét khuyết trên: l, h, b, k.
+ Những chữ viết có chiều cao 2.5 ô li có nét khuyết dưới: g, y
+ Những chữ viết có chiều cao 2 ô li: d, đ, q, p
+ Những chữ viết có chiều cao 1.5 ô li: t
+ Những chữ viết có chiều cao hơn 1 ô li một chút: r, s
+ Những chữ còn lại có độ cao 1 ô li: a, o, u, ư, n, m…
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ về độ cao của những chữ viết trên.
- Giáo viên thực hành viết mẫu cho học sinh xem về cách bắt bút: bắt đầu
bắt bút từ nửa ô li đối với các âm: h, l, k, m, n, u, ư, v.
- Cách kết bút: Trừ các chữ: o, ơ, q, s, có cách kết bút khác, còn lại
đều kết bút ở nửa ô li.
- Hướng dẫn cách đặt dấu: Tất cả các dấu đều đặt ngay âm chính và chú ý
các dấu đặt trong một hàng phải đều nhau, bằng nhau.
- Hướng dẫn về khoảng cách của các chữ: Bằng khoảng cách của một con chữ
o
( Giáo viên làm mẫu cho học sinh hiểu )
các khoảng cách giữa các chữ phải đều nhau.
- Hướng dẫn cho học sinh hiểu khi viết nét khuyết của các chữ cũng phải
đều nhau, không được viết chữ có nét khuyết lớn, chữ có nét khuyết nhỏ sẽ không
đẹp.
- Cách lia bút của những chữ cần lia cũng phải đều nhau, không được lia
chữ quá xa, chữ quá gần cũng không đẹp.
- Mỗi hướng dẫn giáo viên cần làm mẫu để học sinh hiểu.
3/
Tìm những nét sai của từng học sinh:
- Giáo viên chấm điểm cụ thể của tùng bài học sinh nộp cho giáo viên.
- Gạch chân những nét viết sai, viết chưa đẹp của từng học sinh.
4/
Hướng dẫn cho học sinh nhận ra cái sai của mình và cách sửa:
- Giáo viên gọi từng học sinh lên và hướng dẫn cụ thể những học sinh này
sai ở những phần nào, giáo viên gạch chân bằng bút đỏ từng chỗ sai và sửa cụ
thể cho từng học sinh.
- Yêu cầu từng học sinh ngồi tại chỗ luyện viết lại một bài thơ, một
đoạn văn sau khi đã được giáo viên chỉnh sửa.
- Lần viết thứ nhất, thứ ba có thể chữ viết các em đã có nhiều thay đổi,
tuy chưa đúng mẫu nhưng giáo viên cần dùng lời lẽ khen ngợi, khuyến khích, động
viên để học sinh tiếp tục rèn.
- Những lần viết tiếp trong những ngày sau, giáo viên không cần sửa mà
chỉ gạch chân dưới những chữ viết sai nét và hỏi học sinh xem các em đã viết
không đúng những chỗ nào và yêu cầu các em tự điều chỉnh.
5/
Nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh và học sinh:
a/
Đối với giáo viên:
Giáo viên luôn phải có ý thức rằng chữ viết của giáo viên là hết sức
quan trọng vì nó là mẫu để học sinh học tập và viết theo. Vì vậy, giáo viên
luôn có ý thức rèn luyện để chữ viết của bản thân rõ ràng, đúng mẫu và đẹp.
Giáo viên phải mẫu mực về chữ viết ở bảng lớp, ở lời phê, điểm số trong vở học
sinh.
b/ Đối với phụ huynh:
Phụ
huynh nào cũng muốn con của mình luôn có chữ viết đẹp, luôn học giỏi, nhưng do
công việc và thường là do nhiều bậc phụ huynh không biết mình cần hướng dẫn
những gì và hướng dẫn như thế nào. Hiểu được điều đó nên trong lần họp phụ
huynh đầu tiên tôi sẽ:
- Phổ biến cho các bậc cha mẹ hiểu tầm quan trọng của việc rèn chữ viết.
Ví dụ:
+ Nét chữ sẽ thể hiện nết người, một
học sinh học giỏi hay dở sẽ thể hiện qua chữ viết.
+ Chữ viết đẹp sẽ giúp các em thích
thú khi cầm tập lên học bài.
+ Nếu học tiểu học mà các em có chữ
viết đẹp thì các cấp học sau nhất định các em sẽ học hành chăm chỉ…
- Giới thiệu mẫu chữ viết hiện hành đến từng phụ huynh.
- Hướng dẫn phụ huynh cách viết đúng, cách rèn cho các em.
- Báo cho phụ huynh biết con mình sai ở những nét nào và cách điều
chỉnh.
- Giáo viên hướng dẫn cho phụ huynh hiểu thời gian nhắc nhở học sinh rèn
chữ viết trong ngày, kiểm tra tập vở, chữ viết hằng ngày của các em.
c/ Đối với học sinh:
Lứa tuổi các em là lứa tuổi thích chơi, thích học hỏi, bằng mọi cách
giáo viên nói cho các em hiểu làm sao cho các em phải thật sự ham thích, thật
sự tự giác trong việc rèn chữ viết chứ chúng ta không thể có kết quả như ý muốn
khi ta bắt ép các em. Thường thì tôi:
- Không chê chữ viết các em, dùng lời lẽ tế nhị hướng dẫn cho các em
hiểu viết như thế này là chưa đẹp lắm, phải viết lại như thế này…
- Vui vẻ khen ngợi khi thấy chữ viết của các em khác đi.
- Khích lệ các em thi đua với nhau xem ai viết đẹp hơn.
- Tuyên dương, triển lãm vở của những bạn có chữ viết tiến bộ…
6/
Tiến hành rèn chữ viết cho học sinh:
6.1. Giáo viên hướng dẫn cho các em rèn chữ cái, chữ số:
Mỗi chữ cái có độ cao khác nhau, giáo viên nhắc học sinh cần xác định
đúng độ cao mà giáo viên đã đưa ra ở mục 2 phía trên (Ôn lại cách viết chữ mẫu
theo quy định của Bộ ), chữ số có độ cao 2 ô li, để học sinh viết cho đúng.
Học sinh viết chữ cái, chữ số vào vở 4 ô li, giáo viên nhận xét, chấm,
sửa từng bài, từng chữ cho học sinh.
6.2. Hướng dẫn luyện viết những phụ âm kép:
- Hướng dẫn học sinh viết những
phụ âm kép: tr, ph, nh, ch, qu, gi, ng, gh, ngh cho đúng độ cao, khoảng cách,
viết đúng cách lia bút.
- Học sinh viết vào vở 4 ô li, giáo viên chấm, chửa từng chữ, chỉnh sửa
từng nét cho từng học sinh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại nhiều lượt đến khi học sinh viết
đúng.
6.3. Luyện viết chữ cái viết hoa:
Giáo viên cần nhắc cho học sinh hiểu
mỗi chữ cái hoa đều có độ cao 2.5 ô li ( trừ chữ y, g có độ cao 4 ô li ), hướng
dẫn học sinh luyện viết lại những chữ mà học sinh viết chưa đúng mẫu, chưa
chính xác.
Hướng dẫn học sinh viết ứng dụng vào
vở 4 ô li.
6.4. Hướng dẫn học sinh luyện viết các chữ sai về độ cao, kích thước,
nét chữ:
Sau khi luyện viết nhiều lần, giáo
viên nhận thấy học sinh còn viết sai về độ cao thì hướng dẫn cho các em tiếp
tục rèn, giáo viên tiếp tục quan sát, nhận xét, chỉnh sửa cho các em đến khi
các em viết đúng.
6.5. Luyện tập tổng hợp:
- Giáo viên cho học sinh viết bài văn, bài thơ ứng dụng.
- Chấm bài, nhận xét chữ viết cho từng học sinh.
7/
Một số biện pháp hỗ trợ:
7.1. Sử dụng bảng chữ mẫu và chữ mẫu của giáo viên:
- Khi học sinh rèn chữ viết, giáo viên cần cho học sinh nhìn chữ mẫu để
học sinh trực quan viết chữ đúng hơn, đẹp hơn.
- Chữ viết mẫu của giáo viên cũng
rất quan trọng và cần thiết do đó khi viết bảng, viết vào vở học sinh giáo viên
phải viết đúng mẫu để học sinh học tập theo.
7.2. Uốn nắn, nhắc nhở, động viên, khuyến khích:
- Giáo viên hướng dẫn cho học
sinh rèn chữ viết vào một quyển vở ô li chỉ để rèn chữ viết.
- Giáo viên thường xuyên theo
dõi, chấm bài, động viên nhắc nhở, khen ngợi học sinh mặc dù đó chỉ là những
tiến bộ nhỏ và không nên đánh giá quá khắc khe sẽ dẫn đến tâm lí chán nản cho
các em.
7.3. Triển lãm vở sạch chữ đẹp:
- Các em rất thích được trưng bày chữ viết của mình cho các bạn xem,
giáo viên cần khuyến khích học sinh có thêm phần trang trí để phần bài viết của
mình thêm đẹp, thêm sinh động.
- Tuyên dương những học sinh có chữ viết đẹp, có chữ viết tiến bộ trước
tập thể nhà trường nhằm khuyến khích các em.
7.4. Hướng dẫn học sinh luyện viết trên vở chính tả:
- Giáo viên cần kết hợp chỉnh sửa chữ viết cho học sinh trong những bài
chính tả.
- Giáo viên viết mẫu khi thấy học sinh có những chữ viết chưa đúng mẫu
trong bài chính tả.
B.
Hiệu quả:
1. Kết
quả:
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được qua nhiều năm
tôi áp dụng cho lớp mình, kết quả tôi nhận được sau một thời gian rèn luyện
khoảng 3 tháng là chữ viết của các em hoàn toàn khác, thay đổi rõ rệt, nếu học
sinh rèn đến hết thời gian 3 tháng mà chữ các em chưa đúng mẫu thì chữ viết của
các em cũng đẹp hẳn ra, dễ nhìn, tập vở thì sạch sẽ.
Qua một năm thực hiện các biện pháp rèn chữ viết trên, tôi thấy chữ viết
các em có tiến bộ khả quan. Cụ thể như sau:
Lớp |
Xếp loại vở sạch chữ đẹp |
|||||
5/1 |
Loại A |
% |
Loại B |
% |
Loại C |
% |
14 |
60.86 |
9 |
39.24 |
|
|
Tuy nhiên, trong quá trình rèn luyện, muốn có kết quả tốt thì đòi hỏi
người giáo viên phải hết sức tận tâm, tận lực, có ý chí và lòng kiên trì, lòng
vị tha, sự tôn trọng đối với các em và tình cảm thương yêu thật sự muốn giúp đỡ
các em tiến bộ.
Đối với các em, muốn đạt được kết quả tốt thì đòi hỏi các em phải thật
sự quyết tâm, tự giác và thích thú pha lẫn sự đam mê trong khi rèn luyện thì
các em mới đạt kết quả tốt được .
Các bậc phụ huynh cũng phải hết lòng quan tâm, nhắc nhở, động viên các
em, khen ngợi các em để các em có sự quyết tâm trong khi rèn luyện.
Đối với các cấp lãnh đạo cũng hết sức quan tâm đến chữ viết của học sinh
bằng nhiều hình thức: tổ chức thi viết chữ đẹp ở trường, triển lãm vở sạch chữ
đẹp, tặng quà cho những học sinh có chữ viết đẹp…tạo điều kiện tốt nhất cho học
sinh và giáo viên trong phong trào rèn chữ viết đẹp.
Tôi mong rằng với những kinh nghiệm nhỏ này được sự đóng góp ý kiến của
anh, chị đồng nghiệp để được hoàn hảo hơn, áp dụng rộng ra hơn, áp dụng rộng ra
hơn, ít nhiều góp một phần nhỏ trong sự nghiệp giáo dục của chúng ta.
Đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ bé do dạy, áp dụng nhiều năm mà tôi đúc
kết được. Tuy nhiên, hiệu quả cũng rất khả quan.
Tôi mong muốn rằng, khi những kinh nghiệm này được phổ biến thì được các
anh, chị đồng nghiệp áp dụng vào lớp của mình nhất là cho khối 4, 5.
2. Khả năng áp dụng:
Đề tài này tôi nghiên cứu trong phạm vi hẹp, chỉ trong lớp 5/1 của
Trường Tiểu học Bình Thành 2. Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn rằng, những kinh
nghiệm mà tôi đưa ra có thể áp dụng trong toàn trường và những trường có hoàn
cảnh tương tự.