Tên SKKN đã đăng ký: Sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong phân môn học vần lớp Một/1 trường TH Bình Thành 2
A. NỘI DUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ:
I. Thực
trạng và nguyên nhân:
1/ Thực trạng:
Bước vào học lớp 1, cuộc sống của trẻ có nhiều biến
đổi to lớn. Thứ nhất, từ đây, trẻ phải làm quen với một môi trường mới, bạn bè
mới, thầy cô mới và đặc biệt là những môn học mới đem lại cho các em những hiểu
biết về tự nhiên, xã hội. Trong đó, có môn Tiếng Việt với rất nhiều phân môn
như Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, …. Với nhiệm vụ chiếm lĩnh và làm chủ
một công cụ mới sử dụng trong học tập và giao tiếp, phân môn Học vần có vị trí
đặc biệt quan trọng.
Nếu như ở mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo thì ở tiểu
học, hoạt động học lại là hoạt động chủ đạo. Đây chính là biến đổi thứ hai
trong đời sống của trẻ. Việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học là một
rào cản rất lớn đối với học sinh lớp 1. Các em thường khó tập trung trong một
thời gian dài, học theo cảm hứng. Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa cao.
Với phân môn Học vần, trẻ có thể nhanh chóng nhớ được mặt chữ nhưng cũng rất
nhanh quên. Người giáo viên phải có biện pháp giúp trẻ có hứng thú học tập, học
với niềm thích thú, say mê với tất cả các môn học nói chung và phân môn Học vần
nói riêng. Để làm được điều đó, người GV phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp
dạy học, với nhiều hình thức khác nhau để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ vào bài học.
Trò chơi là một giải pháp có tính hiệu quả cao.
2/ Nguyên
nhân:
Hiện nay, giáo viên thường chú trọng
tới việc dạy kiến thức, kĩ năng cho học sinh chứ ít quan tâm đến việc học sinh
có thích học hay không. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tiết học
Học vần rất nhàm chán, đơn điệu, hiệu quả không cao.
+
Qua khảo sát chất lượng môn Học vần đầu năm học, kết quả điểm:
Tổng số học sinh |
Điểm giỏi |
Điểm khá |
Điểm trung bình |
Điểm yếu |
||||
15 |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
4 |
26,7 |
4 |
26,7 |
2
|
13,3 |
5 |
33,3 |
Bản thân tôi là giáo
viên trực tiếp giảng dạy lớp Một/1 và qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng
nghiệp, tôi nhận thấy học sinh không hướng thú học môn Tiếng Việt, các em cảm
thấy mệt mỏi và lóng ngóng mong cho hết giờ. Còn giáo viên thì bị áp lực nặng
nề vì chưa dạy hết bài và cố gắng o ép cho đọc được bài. Từ đó, tôi đã nghiên
cứu và sử dụng Phương pháp trò chơi để thay đổi tình trạng trên, làm cho học
sinh hứng thú trong giờ học, hiểu bài nhanh, nhớ lâu. Sau khi học xong các em
cảm thấy tinh thần thoải mái, còn giáo viên không bị áp lực.
Từ những lí do trên, tôi
quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong
phân môn Học vần cho học sinh lớp Một/1 trường Tiều học Bình Thành 2”.
II. Các biện pháp thực hiện:
1/ Phương hướng chung:
Lớp 1 là lớp chuyển giao giữa mẫu giáo và tiểu học. Do
vậy, học sinh lớp 1 vẫn còn nhiều đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo – nhu cầu
thích vui chơi cao.
Học sinh lớp 1 giàu cảm xúc, khả năng kiềm chế tình cảm
chưa cao, tình cảm dễ nảy sinh nhưng không bền vững. Các em dễ dàng nảy sinh
tình cảm với những cái mới lạ, tạm quên hoặc quên hẳn những cái cũ.
Ý chí của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói
riêng chịu sự chi phối của tình cảm, tình cảm có thể thúc đấy hoặc kìm hãm ý
chí. Các em ít khi tự mình giải quyết được nhiệm vụ mà thường phải có sự trợ
giúp của người khác. Tính bộc phát và ngẫu nhiên trong hành động của các em còn
nhiều.
2/ Các biện pháp, giải pháp:
- Công việc
quan trọng là giáo viên phải dành nhiều thời gian để sưu tầm và thiết kế nhiều
trò chơi phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó trò chơi phải thỏa mãn nhu cầu được
chơi, được giải trí của các em vừa góp phần phát triển các chức năng tâm lý và
hình thành nhân cách của học sinh.
* Cụ thể giáo viên sẽ :
-
Giảm thời gian luyện viết chữ trong phần dạy viết trong tiết học vần
-
Giảm phần luyện đọc phát âm nếu như âm, vần có hầu hết học sinh không gặp khó
khăn, dành thời gian đánh vần đọc trơn.
-
Dành thêm thời gian cho học sinh đánh vần, đọc trơn hoặc đọc nhẩm kết hợp viết
trên không các vần, tiếng đã học.
-
Tăng cường hoạt động nhận diện âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng
cố bài học.
Ví dụ 1: Dạy bài 41 kiểm tra bài cũ bài
40- iu, êu
Chuẩn bị :
- Học sinh có thẻ ghi vần iu, êu ( HS có thẻ
trắng, HS tự ghi vần iu, êu )
-
Giáo viên : thẻ từ ngữ: mếu máo, bĩu môi, kêu gào, thiu thối
Cách thực hiện:
Giáo viên đọc các từ ngữ trên ( mếu máu,
....... )
HS nghe và chọn bảng giơ vần ( iu, hay êu ) và
đọc trơn tiếng có vần ấy (êu – mếu ) giáo viên đính thẻ từ lên cho học sinh
đọc.
Ví dụ 2: củng cố bài 41 bài vần iêu, yêu
Chuẩn bị :
-
Học sinh có thẻ ghi vần iêu, yêu.
-
Giáo viên: thẻ từ ( củ kiệu, yếu đuối, hủ tiếu, yểu điệu )
Cách thực hiện: tương tự như ở ví dụ 1.
Ví dụ 3: giáo viên đọc bài thơ ngắn , truyện ngắn vui, câu văn dí dỏm trong đó
chứa tiếng mang âm vần đã học.
-
Tìm tiếng có vần ong ( sau khi dạy bài vần ong )
Con cò có cái cổ cong cong
Ví dụ 4: giáo viên đưa ra một chủ đề như:
trái cây, rau, cá... yêu cầu học sinh nêu ra các từ về chủ đề .
Dạy bài vần ua.
Kể tên con vật sống dưới biển
có vần ua ( cua, rùa ... )
Giáo viên giới thiệu bằng câu đố
Con gì tám cẳng hai càng ( con cua )
Dạy bài vần uôi, ươi.
Kể tên các loại trái cây có chứa vần vừa học ( chuối,
bưởi...)
Ví dụ 5 : Trò chơi ôn tập âm vần
Dạy bài 59 : Ôn tập.
Chuẩn bị cho học sinh phiếu trò chơi
Tìm các cặp tương tự và ghi vào phiếu
cộng |
sông |
bỏng |
long |
xuồng |
chuông |
trắng |
măng |
vàng |
sáng |
sương |
thưởng |
chiêng |
siêng |
nhanh |
lạnh |
bình |
kính |
cung |
thùng |
|
|
|
1. bướm |
4. chim |
2. bò tót |
5. nhím |
3. tôm |
6. hùm |
B.
HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
1/
Hiệu quả:
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm bản thân vào dạy môn Học vần nhằm gây
hứng thú học tập đối với các em học sinh nằm nâng cao kết quả học tập của các
em, tôi đã thu được kết quả như sau:
Kết quả điểm môn Tiếng Việt cuối học kì I:
Tổng số học sinh |
Điểm giỏi |
Điểm khá |
Điểm trung bình |
Điểm yếu |
||||
15/6 |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
13/6 |
86,7 |
2 |
13,3 |
|
|
|
|
- Các em đã
tham gia vào giờ học tích cực hơn, lớp học sinh động hơn nhờ vào việc các em
hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Kết quả
cuối HK1 các em học sinh đã bước đầu có tiến bộ, học sinh yếu không còn nữa.
2. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến này áp dụng
trong đơn vị có hiệu quả rõ rệt, có thể áp dụng và nhân rông cho tất cả các
trường Tiểu học.