Một số biện pháp rèn chữ viết đúng ô li cho học sinh lớp 1

 



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

_______________________________________

 

BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2018 - 2019

______________________

 

 

Mã số

16

 

I. Sơ lược bản thân

Họ và tên: NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI  Năm sinh: 1979

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: cử nhân sư phạm

Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp 1. Kiêm Tổ trưởng tổ 1

         Đơn vị: Trường tiểu học Bình Hàng Tây 2

Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn chữ viết đúng ô li cho học sinh lớp 1

II. Nội dung

1. Thực trạng trước khi có sáng kiến

1.1. Thực trạng

Lớp học khá đông có 32 học sinh trong đó có 21 học sinh nam và 11 học sinh nữ. Đa số các em đọc viết chậm quá nhiều. Bên cạnh đó có nhiều học sinh không nhớ mặt chữ thì thường viết xấu, không đúng nét chữ, thậm chí có em không biết viết, và không biết cách cầm bút, tay cầm bút yếu, mồ hôi tay ra nhiều, khi viết dẫn đến việc cầm bút trơn khó viết, hoặc cầm bút quá chặc vì sợ rớt viết,... làm chữ viết các em xấu đi và tập vở lại không sạch sẽ.

Một số gia đình ít quan tâm đến việc rèn chữ viết của con cái.

Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của chữ viết.

Một việc không kém phần quan trọng là học sinh có ảnh hưởng bởi chữ viết của giáo viên, bởi các em tiếp xúc hằng ngày, đây là phương tiện trực quan.

Qua việc kiểm tra đầu năm cho thấy.

Học sinh

Sĩ số

Đạt

          Chưa đạt

Học sinh cả lớp

32/11

       6/1

   18,75 %

   26/10

   81,25%

 

1.2. Nguyên nhân        

       - Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kỹ năng cơ bản nghe- nói- đọc- viết.

        - Vào đầu năm học chữ viết của các em  rất hạn chế, đa số các em ở vùng sâu con nhà nghèo, nhiều gia đình phải đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà chăm sóc nên việc quan tâm đến con cái chưa tới nơi tới chốn, cứ giao phó cho giáo viên.

        - Tuy các em có qua mẫu giáo nhưng các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết, do đó chưa có ý thức và quyết tâm rèn luyện chữ viết.

        - Chữ viết là yếu tố hàng đầu không thể thiếu được. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 thì việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho hoc sinh là vô cùng quan trọng, nó là nền móng cho chữ viết của học sinh ở các lớp trên.

2. Tính mới của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)

2.1. Tính mới của sáng kiến:

       - Tổ chức được phong trào rèn chữ viết ở lớp 100%

       - Tổ chức được phong trào thi viết chữ đúng, đẹp, chọn vở sạch chữ đẹp theo từng tháng trong lớp và có những phần quà nho nhỏ để khích lệ, cổ vũ các em.

       - Học sinh viết thành thạo chữ cái đúng và đẹp.

Đặc biệt là các em tiến bộ nhiều biết cách viết liền nét giữa các con chữ trong cùng một tiếng và biết viết đúng khoảng cách giữa các chữ trong cùng một từ, một câu (cách nhau độ rộng bằng một con chữ o)

        - Từ tiến bộ trên nhà trường mở các cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường cho giáo viên và học sinh trong đó số lượng học sinh viết đúng và đẹp trong đó có nhiều học sinh lớp tôi.

        - Tôi cũng tự rèn luyện cho mình kỹ năng viết đúng, đẹp ở mọi lúc mọi nơi, khi viết trên bảng, chấm bài, phê lời nhận xét…

       - Phụ huynh quan tâm đến việc học của con mình hàng ngày. Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, dự họp đầy đủ để nắm tình hình học tập của con mình.

      - Học sinh có ý thức hơn trong việc giữ gìn tập vở, không xé giấy, không bỏ giấy trống.

      - Bao bìa và dán nhãn tập vở cẩn thận, không làm vở cuốn mép.

      - Không dùng bút xóa, không vẽ và gạch xóa lung tung vào tập. Có thể nói việc sử dụng biện pháp rèn chữ viết đúng ô li thật sự giúp học sinh lớp tôi hình thành được kĩ năng viết đúng và đẹp.Tập vở của các em biết giữ cẩn thận và sạch sẽ hơn, các em hăng say hơn trong quá trình rèn chữ viết, các em biết được các kỹ thuật viết như: viết liền mạch, kỹ thuật rê bút, kỹ thuật lia bút và nắm được 13 nét cơ bản.

       - Hiểu được khái niệm dòng kẻ tương ứng với ô li. Biết cách đặt bút và dừng bút.

       - Bản thân thêm nhiều kinh nghiệm và bài học trong việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 và các năm tới.

2.2. Các biện pháp thực hiện.

Từ những nguyên nhân trên, tôi quyết định đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao việc rèn chữ viết đúng cho các em.

        - Ngay đầu năm học tôi đã lập ra kế hoạch tham mưu với Ban Giám Hiệu, Tổ chuyên môn và sự đồng tình của các bậc phụ huynh học sinh, tôi quyết định họp phụ huynh lớp và yêu cầu phụ huynh trang bị đầy đủ dụng cụ học tập cho các em, và khi họp phụ huynh tôi cũng đã giúp phụ huynh nắm được việc rèn chữ viết là giúp các em rèn tính cẩn thận và óc sáng tạo. Từ đó thông qua phụ huynh học sinh tôi đã nắm được đặc điểm tâm sinh lí từng đối tượng học sinh của lớp mình, để thuận tiện cho việc áp dụng biện pháp thực hiện. Phối hợp chặc chẽ với phụ huynh học sinh để thường xuyên nhắc nhở các em trong quá trình luyện viết vào những buổi tăng cường, có thể khi ở nhà, qua các bài viết của giáo viên giao và khâu chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.

Nắm được hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến việc các em viết chưa đúng các con chữ, tôi tiến hành cho học sinh nắm vững các dòng kẻ và phân loại các con chữ và giúp các em thuộc độ cao từng con chữ như sau:

·        Mẫu chữ cái viết thường :

-  Các chữ cái  b, g ,h, k ,l, y được viết với độ cao 2,5 đơn vị.

-  Chữ cái t  được viết với chiều cao 1,5 đơn vị .

- Chữ cái r, s  được viết với chiều cao 1,25,đơn vị.

- Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị .

-  Các chữ cái còn lại o, ô, ơ, a, ă , â, e, ê ,i , u, ư, n, m,v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị.

- Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị.

Khi thực hiện xong việc hướng dẫn độ cao từng con chữ,  tôi tiến hành phân nhóm đối tượng còn viết sai cho các em thực hành luyện viết lại  20 phút vào những buổi chiều thứ 2 và thứ 4 hàng tuần. Giáo viên sẽ nhận xét từng bài viết của học sinh và đánh giá sự tiến bộ  và còn hạn chế của từng đối tượng mà giáo viên nắm được để tiến hành rèn kĩ năng viết đúng và đẹp. Bên cạnh đó tôi luôn luôn nhắc nhở động viên học sinh phải kiên trì trong việc rèn chữ viết, kịp thời khuyến khích khen thưởng khi các em tiến bộ, nhằm tạo sự hăng say, phấn khởi hơn trong học tập. Có như thế kết quả rèn luyện của học sinh mới thật sự có hiệu quả.

+ Đối với giáo viên chủ nhiệm:

Phải nắm được mẫu chữ viết trong trường tiểu học theo quyết định số 31/ 2002/QĐ- BGD và ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng BGD và ĐT.

- Nắm các tiêu chí đánh giá, xếp loại “ Vở sạch, chữ đẹp’’ do SGD và ĐT quy định.

- Chữ viết giáo viên phải đẹp đúng mẫu, không chỉ chữ viết trên bảng mà cả chữ viết trong sổ, sách, đặc biệt là sổ liên lạc, lời phê trong tập vở của học sinh cũng vậy và điểm số cần đẹp đúng mẫu .

- Giáo viên khắc sâu biểu tượng cho các em bằng nhiều con đường “ kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay viết.”giúp các em chủ động hình dáng kích thước chữ mẫu, luôn nhắc nhở học sinh giữ tay sạch sẽ trong khi viết, biết  cách viết từ câu ứng dụng.

- Nhắc nhở và khen thưởng những em viết chữ đẹp và biết giữ vở sạch khi các em có tiến bộ giáo viên nên kịp thời biểu dương, khen thưởng trước lớp, để khích lệ tinh thần viết đúng, viết đẹp của các em.

-Thường xuyên xem vở của học sinh kịp thời phát hiện và sửa chữa

Phát hiện những lỗi sai phổ biến để hướng dẫn lại làm như thế dần dần các em sẽ giảm lỗi sai về các nét và chữ viết.

Trong các giờ luyện viết cần chia lớp ra làm 2 đối tượng: nhóm chậm tiến bộ cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn.

+ Về phụ huynh học sinh:

Trang bị cho con mình đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết ngay từ đầu năm học, như bộ đồ dùng học toán, tiếng việt, tập viết... được thống nhất trong cả lớp.

+ Về học sinh:

Học sinh có ý thức giữ gìn tập vở cẩn thận, thường xuyên rèn chữ viết theo sự hướng dẫn của giáo viên quy định.

3. Khả năng áp dụng của sáng kiến

Bản thân mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ qua sáng kiến này, trước tiên tôi có chia sẻ cùng  bạn đồng nghiệp trong tổ áp dụng. Bên cạnh đó là đóng góp một công sức nhỏ vào việc đẩy mạnh hơn trong phong trào rèn chữ viết cho học sinh và giáo viên trong toàn đơn vị.

     4. Hiệu quả

     Nội dung rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 đã mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình công tác của tôi, cũng như cải thiện được chữ viết cho mình và học sinh, cũng như ông bà ta từ xưa đã có câu “ nét chữ, nết người ” chính vì vậy chữ viết là yếu tố hàng đầu không thể thiếu được, đặc biệt là đối với lớp 1 là vô cùng quan trọng, nó là nền móng cho chữ viết của học sinh ở các lớp trên. Giúp học sinh viết đúng ,viết cẩn thận, óc sáng tạo, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn bè.  Thông qua việc rèn luyện chữ viết cho học sinh bản thân tôi đã nắm được nhiều kiến thức và kỹ năng về việc rèn chữ viết.

       Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến      

Học sinh

Sĩ số

Đạt

            Chưa đạt

Học sinh cả lớp

32/11

       30/12

  93,75  %

       2/0

  6,25 %

 

     -  Đến thời điểm này thì nhà trường đánh giá đạt trên 90% học sinh của lớp đạt vở sạch chữ đẹp.

-         Tuy nhiên khi thực hiện người giáo viên phải thực hiện đúng theo một trình tự nhất định và phải có sự kiên nhẫn sửa chữa cho từng em. Tuyệt đối không được chê trách học sinh, mà phải lấy động viên làm kim chỉ nam cho mọi lời nhận xét.

Quá trình thực hiện giải pháp tương đối ngắn gọn học sinh tiếp thu kiến thức nhanh và vận dụng thực hành có hiệu quả.

Đây là kết quả thật khả quan mà trong thời gian qua cô trò chúng tôi làm được.          Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, của bản thân tôi trong năm học này.

Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở.

 

 

               Bình Hàng Tây, ngày 22 tháng 03 năm 2019

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

                           Người viết

 

 

 

                                                                                Nguyễn Thị Tuyết Mai

Post a Comment

Previous Post Next Post