Xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỉ luật tốt cho học sinh lớp Một/1 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4.

 



Tên sáng kiến: Xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kỉ luật tốt cho học sinh lớp Một/1 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4.

Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Lan

II. Nội dung

1. Thực trạng trước khi có sáng kiến

1.1. Thực trạng

Thăm dò 22 học sinh của lớp Một/1 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4 về tinh thần đoàn kết, tính kỉ luật trong lớp học thu được kết quả như sau:

Bảng 1. Ý thức trong lớp (đoàn kết, kỉ luật)

Nội dung

Rất có ý thức

Có ý thức

Chưa có ý thức

Ghi chú

SL

%

SL

%

SL

%

 

Đoàn kết

4

18.2

7

31.8

11

50

 

Kỉ luật

3

13.6

6

27.3

13

59.1

 

Qua bảng 1 cho thấy học sinh chưa có ý thức đoàn kết chiếm 50% và chưa có tính kỉ luật chiếm 59.1%. Quan sát, tìm hiểu những em này có chung biểu hiện như: Thích là làm, bất chấp nội quy của lớp, của trường, không quan tâm lợi ích người khác, ít lắng nghe và lãng quên giá trị của chính mình.

1.2. Nguyên nhân

- Do học sinh chuyển từ mầm non lên tiểu học nên chưa quen với môi trường học mới. Lứa tuổi các em còn cái tôi lớn, bướng bỉnh, khó hòa nhập, khó thích nghi. Các em trò chuyện tự do trong giờ học, ít hòa đồng, thường xử lí mọi chuyện một mình dẫn đến không khí lớp học nhiều lúc buồn chán thiếu tính kỉ luật.

- Học sinh tự chia rẽ chơi theo nhóm riêng, có cùng sở thích hoặc gần nhà hoặc điều kiện gia đình tương đương nhau. Học sinh bất đồng quan điểm ở một số chỗ hoặc sức học chênh lệch nhau dẫn đến các em chơi nhóm riêng. Một số học sinh có thái độ nóng nảy, thiếu kiềm chế, thích thể hiện, cãi nhau để thắng dẫn đến trong lớp mất đoàn kết, gắn bó. Một số em có tính ích kỉ không muốn chia sẻ với bạn bè, với tập thể về đồ dùng học tập, kiến thức. Một số em rụt rè, ngại ngùng trước tập thể.

- Hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh khác nhau, phụ huynh ít quan tâm, gần gũi, giáo dục nên tác động tâm lí dẫn đến hành vi sai lệch của từng em.

- Giáo viên thiếu quan tâm, ít tâm sự, ít nói chuyện với các em, không nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sức học cũng như hoàn cảnh gia đình của các em. Chỉ chú trọng đến truyền thụ kiến thức mà không chú ý đến các vấn đề thực tiễn của học sinh.

- Trường thiếu các phong trào, thiếu tổ chức các cuộc thi, thiếu các sân chơi cho học sinh lớp 1: Thể thao, văn hóa văn nghệ, cắm trại, dã ngoại.

2. Tính mới của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)

- Chung tay giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn như góp tiền, đồ dùng học tập, hỏi thăm sức khỏe khi bạn ốm. Các em sẽ hiểu giá trị chia sẻ, động viên, cùng nhau vượt qua khó khăn. Giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp phải là những người có năng lực và có một thành tích học tập tốt, kỉ luật tốt, có như thế mới có thể là tấm gương tốt cho các thành viên lớp noi theo, mới có thể quản lý các bạn được. Nêu cao tinh thần “Chúng tôi cần các bạn” và làm cho các thành viên trong lớp thấy được sự tiến bộ và những lợi ích khi một tập thể lớp biết đoàn kết, kỉ luật trong học tập và trong các phong trào. Mỗi thành viên cần có trách nhiệm với tập thể, đề ra phương hướng kỉ luật khi thành viên cố ý không chấp hành. Cần có biểu quyết và sự đồng thuận cũng như cứng rắn nhất định. Đồng thời cần có hình thức biểu dương, khen thưởng cho cá nhân có thành tích học tập tốt, đoàn kết tốt, kỉ luật tốt trong mọi hoạt động.

- Kết hợp thường xuyên với phụ huynh thông báo kịp thời kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Nêu rõ công việc cần sự hỗ trợ của phụ huynh để có sự theo dõi và kiểm tra khi học sinh ở nhà.

- Giáo viên cần quan tâm lớp hơn, thường xuyên nói chuyện, tâm sự để hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, cũng như sức học của các em ở tất cả các môn. Cần quan tâm sâu sát lớp học, hiểu được các thành viên, nắm bắt được nguyên nhân chính gây mất đoàn kết, kỉ luật trong lớp mình để tháo gỡ. Cần đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi học sinh, phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể lớp, để giải quyết một cách khách quan, không nghiêng về bên nào.

- Tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp như: trò chơi đoàn kết, gió thổi, cá lớn cá bé, giới thiệu tên. Trò chơi luôn mang đến cho học sinh giây phút thư giãn, vui tươi, giúp cho các em gần nhau, thân thiện, cỡi mở hơn.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: dã ngoại, đi chơi, làm bánh, tổ chức sinh nhật cho bạn. Giáo viên hướng dẫn, đôn đúc các em học sinh tham gia các hội thi hội thao, văn nghệ do trường tổ chức như làm đèn trung thu, ca hát. Những buổi hoạt động như thế các em có cơ hội xích lại gần nhau hơn, có cơ hội tâm sự với nhau để hiểu nhau hơn, từ đó các em đoàn kết hơn, kỉ luật hơn.

3. Khả năng áp dụng của sáng kiến

Những biện pháp trong sáng kiến này có thể vận dụng triển khai thực hiện ở các khối lớp học khác nhau trên mọi địa bàn và đạt hiệu quả tốt cho các cấp học tiếp theo.

4. Hiệu quả

Sau khi thực hiện những việc làm trên, tập thể lớp Một/1 có sự thay đổi rõ như sau:

Bảng 2. So sánh ý thức trong lớp (đoàn kết, kỉ luật)

Nội dung

Rất có ý thức

Có ý thức

Chưa có ý thức

Ghi chú

SL

%

SL

%

SL

%

 

Trước khi sử dụng biện pháp

 

Đoàn kết

4

18.2

7

31.8

11

50

 

Kỉ luật

3

13.6

6

27.3

13

59.1

 

Sau khi sử dụng biện pháp

Đoàn kết

20

90.9

2

9.1

 

 

 

Kỉ luật

19

86.4

3

13.6

 

 

 

Bảng 2 cho thấy ý thức đoàn kết, kỉ luật của học sinh được nâng cao hơn so với ban đầu chưa áp dụng các biện pháp cụ thể: đoàn kết chiếm 90.9 % và kỉ luật chiếm 86.4%.

Sau khi sử dụng các biện pháp, học sinh thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể nhau khi gặp khó khăn hơn như ủng hộ sách, tập, viết cho học sinh hộ nghèo trong lớp, nuôi heo đất góp tiền cho các bạn gặp khó khăn của trường. Học sinh không có những lời nói, việc làm gây mâu thuẫn và chia rẽ nội bộ trong lớp, trường học. Sống hòa nhập, hợp tác với bạn bè trong và ngoài lớp, biết phụ giúp công việc vừa sức ở nhà.

Học sinh trung thực trong học tập, chủ động chuẩn bị bài học ở nhà, giúp đỡ nhau học theo nhóm  đôi bạn cùng  tiến, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, hướng dẫn bạn học tốt cùng mình. Thực hiện tốt các phong trào do trường đề ra và luôn đạt thành tích cao.

Học sinh không tự chia rẽ chơi theo nhóm riêng, không còn thái độ nóng nảy, thiếu kiềm chế, thích thể hiện, cãi nhau mà lớp trở nên đoàn kết, gắn bó.

Phụ huynh và giáo viên thường xuyên trao đổi kịp thời về hoạt động học, hành vi của học sinh để giáo dục các em toàn diện.

 

Post a Comment

Previous Post Next Post