Rèn nếp học tập tốt, lao động tốt cho học sinh lớp Một/3 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4.

 



Tên sáng kiến: Rèn nếp học tập tốt, lao động tốt cho học sinh lớp Một/3 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4.

II. Nội dung

1. Thực trạng trước khi có sáng kiến

1.1. Thực trạng

Học sinh chưa chủ động, tự giác học tập, phụ huynh chưa hỗ trợ cùng giáo viên rèn luyện học sinh sau giờ học ở trường. Bên cạnh đó, thái độ học tập của học sinh cũng rất quan trọng, nhưng qua việc gần gũi trò chuyện, tiết dạy trên lớp thì hứng thú học tập của học sinh chưa cao. Kết quả thu được như sau:

Bảng 1. Hứng thú học tập của học sinh lớp Một/3

Học sinh

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

Ghi chú

SL

%

SL

%

SL

%

 

Lớp Một/3

4

17.4

7

30.4

12

52.2

 

Bảng 1 cho thấy 52.2 % số học sinh chưa xác định đúng động cơ, thái độ học tập và chăm chỉ học tập. Qua quan sát, những học sinh này thụ động phát biểu ý kiến, không viết đủ bài học, ít tham gia lao động tập thể, thường bỏ quên dụng cụ học tập ở nhà, không chú ý nghe giảng và làm việc riêng trong tiết học.

1.2. Nguyên nhân

Học tập chưa tốt vì do muốn hài lòng bố mẹ, tự hào hãnh diện với bạn bè khi được khen thưởng, bị thầy (cô) ép học, tránh bị phạt nên học sinh học tập mang tính đối phó, miễn cưỡng mà chưa ý thức rõ về mục đích học tập hoặc ý thức được nhưng không có nghị lực vượt qua các khó khăn, trở ngại về hoàn cảnh gia đình, chưa hiểu bài nhưng không hỏi giáo viên, chỉ thích chơi một mình.

Vì giáo viên chậm thay đổi phương pháp dạy học khi học sinh không hứng thú và chưa chú ý tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập nên thái độ học tập trên lớp của học sinh mang tính thụ động như  ít phát biểu ý kiến, không chăm chú nghe giảng và ghi chép bài học thiếu, không chăm chỉ, cần cù tìm hiểu kiến thức nên không vận dụng được kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.

Phần lớn do phụ huynh không hỗ trợ cùng giáo viên quan tâm, kiểm tra, hướng dẫn học sinh ôn tập và chuẩn bị trước khi đến lớp. Mặc khác, giáo viên chưa dặn dò học sinh về nhà xem lại bài hoặc dặn dò chưa cụ thể rõ ràng nên học sinh không dành thời gian tự học kết quả là đến lớp không thuộc bài và bỏ quên dụng cụ học tập như sách, tập, viết.

Lao động chưa tốt do bản thân học sinh không biết giá trị và thành quả của lao động, không tự giác, không tự nguyện lao động, không làm việc và không tuân theo những quy định khi lao động nên cây xanh trong lớp thường xuyên bị khô héo, sân trường, lớp học nhiều rác, bàn ghế có dấu vết mực.

2. Tính mới của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)

Để lớp học tập tốt, lao động tốt mỗi học sinh phải luôn học hỏi thêm kiến thức mới, phải chung tay góp sức lao động, làm việc để lớp học ngày một đi lên. Nhiệm vụ của học sinh là đồng thuận, đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động trong một tập thể, trước hết ban cán sự lớp điều hành cho phù hợp, luôn thống nhất ý chí, hành động và mục tiêu chung. Đặc biệt, người cán sự lớp không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh lớp, xây dựng tốt các mối quan hệ thân ái trong lớp, khoan dung, tương thân, tương ái, thương yêu, tin cậy lẫn nhau,...tạo bầu không khí luôn ấm áp tình bạn bè, luôn đi đầu gương mẫu trong học tập, sinh hoạt và là trung tâm gắn kết từng thành viên với nhau.

Giáo viên thường xuyên sâu sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng thành viên trong lớp để động viên kịp thời cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần đồng thời quan tâm, giúp đỡ và động viên kịp thời học sinh khi có hành vi sai lệch hoặc khi học sinh gặp khó khăn. Đảm bảo thực hiện tốt nội quy Nhà trường. Từ đó mỗi thành viên mới thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với tập thể, luôn tôn trọng và đặt lợi ích của tập thể lên trên hết và có động cơ học tập tốt như ở nhà chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo. Đến lớp chú ý nghe thầy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ. Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tạo không khí sinh động, tự nhiên. Khuyến khích thói quen đọc sách mỗi ngày, học cùng bạn bè, học thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Bây giờ thời đại công nghệ thông tin phải học qua internet, qua google, zalo, zoom. Luôn phối kết hợp thường xuyên cùng phụ huynh kiểm tra, giúp đỡ học sinh ôn luyện kiến thức đã học kịp thời và lớp đã thực hiện tốt trong thời gian nghỉ dịch Covid – 19.

Giáo viên cần quan tâm giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức. Tạo điều kiện học sinh tham gia hoạt động học tập vui chơi nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân và có hành vi ứng xử phù hợp để học sinh học tập ngày càng có chất lượng và hiệu quả hơn. Động viên khuyến khích học sinh tham gia tích cực học tập và phong trào thi đua như biết yêu lao động, biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết lao động vừa sức, tích cực tham gia lao động cùng tập thể như chăm sóc tốt bồn hoa, cây xanh trong lớp học. Ở nhà giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tùy theo sức của mình. Lao động giúp nâng cao sức khỏe, sự kiên trì, nhẫn nại và hình thành thói quen tốt. Hàng tuần, có kế hoạch phân công nhiệm vụ rõ ràng phù hợp từng nhiệm vụ, khả năng mỗi học sinh. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát kết quả phần việc phân công. Biểu dương, khuyến khích học sinh nhưng cũng nghiêm túc nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm những tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ngay từ đầu năm tiến hành xây dựng kế hoạch công tác cụ thể và chia từng đợt thi đua theo chủ điểm năm học để phát động trong toàn thể học sinh và tiến hành cho đăng kí giao ước thi đua. Duy trì trực báo hàng tuần nhằm kịp thời đánh giá kết quả hoạt động tuần qua và đôn đốc, triển khai những nhiệm vụ trọng tâm cho tuần đến. Kết thúc đợt thi đua, tiến hành sơ kết đánh giá và xét, bình chọn những học sinh điển hình và có thành tích xuất sắc để khen thưởng và biểu dương kịp thời việc học tập tốt, lao động tốt. Trên quy định nội quy của Nhà trường và thực tiễn tại lớp. Giáo viên cần xây dựng nội quy lớp học riêng để quán triệt, triển khai thực hiện. Thực hiện nghiêm kỉ cương nề nếp, nội quy Nhà trường.

3. Khả năng áp dụng của sáng kiến

Những biện pháp trong sáng kiến này có thể vận dụng triển khai thực hiện ở các khối lớp học khác nhau trên mọi địa bàn và đạt hiệu quả tốt cho các cấp học tiếp theo.

4. Hiệu quả

Sau khi thực hiện những việc làm trên, tập thể lớp Một/3 có sự thay đổi lớn như sau:

Bảng 2. So sánh mức độ hứng thú học tập của học sinh lớp Một/3

 

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

Ghi chú

SL

%

SL

%

SL

%

 

Trước khi sử dụng biện pháp

4

17.4

7

30.4

12

52.2

 

Sau khi sử dụng biện pháp

21

91

2

9

 

 

 

Bảng 2 có 91% số học sinh xác định đúng động cơ, thái độ học tập, học sinh có ý thức chủ động, tự giác học tập, phụ huynh thường xuyên gặp gỡ giáo viên để trao đổi về cách giáo dục cho con em lúc ở nhà để học sinh ngày càng tiến bộ trong học tập và nâng cao kĩ năng sống của bản thân.

Qua quan sát, những học sinh này có thành tích học tập, phong trào sinh hoạt, lao động sôi nổi, đạt kết quả cao, biết giá trị và thành quả của lao động nên cây xanh trong lớp xanh tốt, các buổi lao động giữ vệ sinh sân trường, lớp học sạch, đẹp.

Tập thể năng động, tích cực, biết giúp đỡ nhau trong học tập theo khuynh hướng cá nhân học tốt, đôi bạn học tốt, tập thể học tốt. Cá nhân từng thành viên trong lớp không còn thụ động, e dè, không ngừng học tập, không ngừng nêu lên suy nghĩ, luôn làm việc nhóm, sẵn sàng đối diện với những mặt hạn chế của bản thân để mạnh dạn thay đổi. Lớp trở nên đoàn kết, ban cán sự lớp hoàn toàn biết cách quản lý và có trách nhiệm hơn khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Lớp nghiêm chỉnh chấp hành nội quy Nhà trường, quy định lớp học.

Post a Comment

Previous Post Next Post