A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO
CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo
dục Tiểu học với mục tiêu đào tạo những con người có tư duy sáng tạo, có tính
tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực
của cá nhân, làm chủ tri thức, khoa học công nghệ hiện đại cần phải không ngừng
nâng cao chất lượng dạy học. Song học sinh đầu năm lớp 1 đọc còn yếu, chưa có
một phong cách làm việc độc lập, tự tin, sáng tạo bởi phương pháp dạy học một
chiều, không tương tác của giáo viên. Nhằm giúp giáo viên, học sinh khai thác,
sử dụng kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và
phục vụ cho việc dạy học, cần tăng cường phương pháp trực quan để giúp học sinh
lớp 1 đọc tốt hơn.
Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng kênh hình trong việc rèn
luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một/3 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4” để áp dụng vào thực tế lớp Một /3,
mà tôi đang giảng dạy năm nay.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các năng lực đọc của học sinh lớp Một/3 khi khai thác kênh hình
trong sách giáo khoa, thẻ ghi nhớ và trò chơi củng cố, từ đó đề xuất các biện
pháp sư phạm để bồi dưỡng năng lực đọc cho học sinh thông qua ứng dụng kênh
hình trong việc rèn luyện kĩ năng đọc, góp phần năng cao chất lượng dạy học môn
Tiếng Việt lớp 1 trong trường tiểu học.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các cơ sở lí luận về tâm lý học, giáo dục học, lí luận dạy học môn
Tiếng Việt để phân tích các năng lực và xây dựng các biện pháp dạy học nhằm rèn
luyện kĩ năng đọc cho học sinh.
- Phương pháp điều tra, quan sát:
Quan sát việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh, thăm dò các ý kiến của
giáo viên về các vấn đề nghiên cứu liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành thực nghiệm đối với học sinh lớp Một/3 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4 để
kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu các năng lực đọc của học sinh lớp Một/3 trong quá trình khai
thác kênh hình, thẻ ghi nhớ, trò chơi củng cố; nghiên cứu các biện pháp bồi
dưỡng năng lực đọc cho học sinh thông qua ứng dụng kênh hình trong việc rèn
luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một/3.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Xác định cụ thể nguyên nhân thực trạng, đề ra giải pháp phù hợp nhất khắc
thực hiện: 12/10/2015 đến 31/10/2015
- Tiến hành những biện pháp khắc phục
hạn chế: 01/11/2015 đến 25/02/2016.
- Rút kinh nghiệm, đánh giá:
25/03/2016 đến 05/3/2016.
- Hoàn chỉnh sáng kiến: 05/3/2016 đến
15/3/2016.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Kênh hình là một dụng cụ trực quan hóa vô cùng hữu hiệu trong việc giảng
dạy, giúp học sinh vận dụng tối đa các giác quan còn lại trong việc học tập, vì
thế nó có những vai trò vô cùng quan trọng:
- Kênh hình có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi sách
giáo khoa chưa trình bày đến nó.
- Giúp giáo viên tăng năng suất làm việc, giảm thiểu
tính chất giảng dạy mang tính thông báo một chiều.
- Học sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ
trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức.
- Cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên và thay
đổi hình thức học của học sinh theo hướng tích cực.
- Kênh hình có tác dụng hỗ trợ và phát huy mọi giác
quan của người học. Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức.
- Giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Học
sinh đầu năm lớp 1 đọc còn yếu, cần tăng cường phương pháp trực quan để giúp
học sinh lớp 1 đọc tốt.
Bên cạnh đó, thực trạng sử dụng kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy
phân môn Tiếng Việt tại trường tiểu học còn nhiều tồn tại như:
- Với Giáo viên: Kiến thức chuyên môn của giáo viên còn chưa sâu nên sự
tìm tòi và khai thác chưa hết tác dụng của kênh hình. Giáo viên sử dụng kênh
hình chưa đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp sử dụng. Không có sự chuẩn bị
kỹ càng về bài giảng trước khi lên lớp, hoặc bỏ qua kênh hình chỉ chú ý đến
kênh chữ.
- Với học sinh : Tình trạng học sinh không biết cách phân tích kênh hình,
không quan tâm đến kênh hình trong lúc học do giáo viên chưa đề cao được vai
trò của kênh hình trong giảng dạy.
- Và mặc dù sự thường xuyên sử dụng kênh hình trong giảng dạy của giáo
viên còn ít nhưng phản ứng từ phía học sinh khi được học bằng kênh hình thì rất
tích cực và các em cũng đánh giá việc học khi có sử dụng kênh hình hiệu quả
hơn, gây hứng thú hơn.
III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN
- Việc sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy vẫn chưa được chú trọng và
quan tâm đúng mức trong khi ý nghĩa của nó lại rất tốt.
- Kênh hình giúp học sinh thấy hứng thú với việc học môn Tiếng Việt nói
chung và phân môn học vần và tập đọc nói riêng.
- Hình ảnh trong sách giáo khoa bám
sát vào chương trình học tuy nhiên chưa được khai thác hợp lí.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Phương
pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa.
Khai thác kiến thức từ hình ảnh minh họa
- Giáo viên sử dụng nhiều câu hỏi phát hiện để gợi ý cho học sinh nhìn và
quan sát trên hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Khi hình ảnh không nêu rõ được đặc điểm, chi tiết của đối tượng thì
giáo viên phải kết hợp với việc bổ sung các hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu.
- Hình ảnh nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì mới phát huy được hết tác
dụng không làm cho học sinh giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng.
Khai thác kiến thức từ các bài thực hành
- Trước hết giáo viên trước hết phải nắm được yêu cầu của
bài thực hành, các bước tiến hành, biết lồng ghép các phần kiến thức đã học vào
trong bài thực hành giúp học sinh nhớ lại và có thể nhớ lâu, và sâu sắc về
những phần kiến thức đã học.
- Giáo viên nên để tự học sinh làm tất cả các bước thực hành, mình chỉ là
người hướng dẫn để học sinh quen dần với cách vừa học vừa hành, không lệ thuộc,
ỷ lại vào giáo viên, chỉ biết xem kết quả chứ không biết làm.
2. Khai thác kênh hình dựa vào
thẻ ghi nhớ, trò chơi củng cố
Khai thác kênh hình dựa vào thẻ ghi nhớ
Giáo
viên có thể tự làm ra thẻ ghi nhớ. Chọn những mảnh bìa cứng, cắt vuông vức tầm
một quân bài. Vẽ một mặt là chữ cái hoặc từ, mặt còn lại là hình ảnh. Cho học
sinh ôn luyện đọc với những tấm thẻ này hàng ngày vào đầu giờ học, trước khi ra
chơi hoặc sau khi ra về, có tác dụng ghi nhớ và kích thích não học sinh.
Khai thác kênh hình dựa vào trò chơi củng cố
Mỗi buổi học, tôi dành 10 phút chia học sinh thành từng nhóm nhỏ, mỗi
nhóm 5 học sinh, đứng xung quanh một cái bàn, rồi chọn một bạn tổ trưởng hướng
dẫn cho 4 thành viên xem 5 thẻ từ có âm, vần, tiếng, từ trong 2 phút. Sau
đó trong nhóm cùng hát chung một bài hát bất kì. Sau khi hát xong, bắt một
thành viên trong nhóm đó kể lại liền. Nhưng mà không được kể tên
âm, vần, tiếng, từ, mà phải liệt kê đặc điểm, cho tới khi mọi
thành viên đều nêu được hết. Ví dụ: học sinh không được nêu “ô”. Học sinh phải
nêu là: tròn tròn như quả trứng, hoặc đó là một nét cong kín, có đội mũ.
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
- Trong quá trình một năm rèn luyện. Do thực hiện tốt biện pháp trên,
cùng sự năng động, kiên trì, không ngại khó, năng lực đọc của học sinh tiến bộ
rõ nét. Các em hứng thú, say mê đọc sách, đoàn kết với bạn bè trong lớp.
- Học sinh được rèn luyện trí nhớ trong thời gian ngắn, nâng cao năng lực
nhận thức, mở rộng vốn từ vựng nhiều hơn cho học sinh.
- Học sinh vừa được hình thành năng lực đọc vừa được cung cấp những hiểu
biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người về văn hóa, văn học Việt Nam.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
Việc thực hiện đề tài sáng kiến “Ứng dụng kênh hình
trong việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một/3 Trường Tiểu học Phong
Mỹ 4” là việc làm rất cần thiết trong công tác giảng dạy và cần thực hiện xuyên
suốt trong cả năm học nhằm giúp học sinh cả lớp đạt được kết quả tốt trong học
tập và có đạo đức tốt, tinh thần tập thể cao.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Tôi thấy đề tài nghiên cứu có kết quả tốt nên trong các lần họp tổ chuyên
môn của trường, tôi nêu ra những kinh nghiệm mà mình thực hiện để góp phần giúp
đồng nghiệp trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nếu giáo viên tiểu học nắm được các năng lực đọc của học sinh lớp Một khi
khai thác kênh hình, đồng thời biết cách phân tích và sử dụng các phương pháp
khai thác thích hợp thông qua ứng dụng kênh hình trong việc rèn luyện kĩ năng
đọc cho học sinh, từ đó chất lượng dạy học Tiếng Việt sẽ tốt hơn.
IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Về phía
giáo viên
- Cần giúp giáo viên ý thức tốt hơn về ý nghĩa của việc sử dụng kênh
hình trong bài giảng.
- Cần giúp giáo viên chủ động tiếp cận với khoa học công nghệ để dễ dàng
sử dụng kênh hình hơn.
- Giáo viên cần thường xuyên sử dụng kênh hình trong việc giảng dạy hơn
nữa.
Về phía nhà trường
- Tạo mọi điều kiện để giáo viên có thể áp dụng kênh hình vào việc giảng
dạy.
- Tạo điều kiện để giáo viên có thể tham gia các lớp bồi dưỡng về phương
pháp giảng dạy mới.
- Thường xuyên tham khảo ý kiến của
cả giáo viên và học sinh về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học trong nhà trường.
Trên đây là kinh
nghiệm của tôi về ứng dụng kênh hình trong việc rèn luyện kĩ năng đọc cho học
sinh lớp Một/3 Trường Tiểu học Phong Mỹ 4 đạt kết quả tốt.