Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy học toán nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1.

 


       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

 

BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2019 - 2020

______________________

 

 

Mã số

05

 

    I. Sơ lược bản thân

 Họ và tên:  NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI        Năm sinh: 28/04/1979

 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành giáo dục Tiểu học.

 Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp Một 1. Kiêm tổ trưởng tổ 1

         Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bình Hàng Tây 2

         Tên đề tài sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:  Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong dạy học toán nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1.

  Đối tượng: học sinh lớp 1

    II. Nội dung

       1.Thực trạng trước khi có sáng kiến

     1.1 Thực trạng

      Năm học 2019 – 2020, tôi được phân công dạy lớp Một/1. Lớp học khá đông có 35 học sinh trong đó có 18 học sinh nam và 17 học sinh nữ. Đa số các em đọc viết chậm quá nhiều. Bên cạnh đó có nhiều học sinh không nhớ mặt chữ số.

    Do các em còn nhỏ mới 6 tuổi chưa ý thức trong học tập cũng như chưa tập trung cao trong khi cô giảng bài, tiếp thu bài chậm hay quên. Với địa bàn trường tiểu học Bình Hàng Tây 2 thì đa số học sinh ở vùng sâu gia đình khó khăn,  nhiều gia đình phải đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà chăm sóc nên việc quan tâm đến con cái chưa tới nơi tới chốn, cứ giao phó cho giáo viên, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em nên các em học còn rất chậm, đặc biệt là môn toán thật khó để giúp các em nhớ các số, các hình, thực hiện các phép tính...Có thể nói môn toán là môn học có vai trò rất quan trọng đối với học sinh. Nó góp phần không nhỏ về sự tính toán hằng ngày cũng như về việc đánh giá học sinh lên lớp hay ở lại. Chính vì vậy thời gian qua bản thân tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Qua việc kiểm tra chất lượng đầu năm cho thấy

Học sinh

Sĩ số

        HTT (T)

         HT (H)

          CHT (C)

Học sinh cả lớp

35/17

4/3

11,43

18/8

51,43

13/6

37,14

 

   1.2 Nguyên nhân Sự chênh lệch về điều kiện và hoàn cảnh sống cũng như khả năng tiếp thu bài của một số học sinh  đã gây không ít khó khăn cho giáo viên trên lớp...

   

Bản thân và đồng nghiệp đều nhận định phương pháp trò chơi là phương pháp tốt nhất giúp học sinh có hứng thú trong học tập và đã được tăng cường sử dụng trong những năm học vừa qua. Tuy nhiên, qua quá trình vận dụng, đa số giáo viên đều chưa thực hiện đạt hiệu quả phương pháp này. Qua trao đổi cùng đồng nghiệp, tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan. Bản thân rút ra được một số giải pháp để khắc phục những hạn chế hiện nay và sử dụng có hiệu quả trong thời gian thực nghiệm vừa qua.

    2. Tính mới của sáng kiến (các biện pháp thực hiện)

           Phương  pháp trò chơi bên cạnh nhiều ưu điểm vốn có của nó thì cũng mang theo một số hạn chế nhất định như:

 +Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

 + Học sinh dễ sa vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của trò chơi.

 +Phương pháp này khiến giáo viên khó quản lý lớp học, lớp ồn ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.

2.1 Để khắc phục những hạn chế trên bản thân đã thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng mục tiêu trò chơi cụ thể, rõ ràng. Đó cũng chính là mục tiêu cuả hoạt động. Từ mục tiêu cụ thể của hoạt động trò chơi giáo viên sẽ hướng dẫn luật chơi theo mục tiêu đề ra. Từ đó giáo viên sẽ dễ dàng nhận xét trò chơi theo mục tiêu của bài.

        - Cần thực hiện tốt nề nếp chơi ở tuần làm quen, trong những tuần làm quen, chúng ta triển khai một số trò chơi phổ biến cho học sinh, hướng dẫn luật chơi, những quy định khi chơi, dạy cho học sinh học thuộc các bài đồng dao, bài hát thường dùng trong trò chơi như: trồng cây, tập tầm vông, gọi đò… cho học sinh chơi.

2.2 Lựa chọn nội dung chơi phù hợp với nội dung bài học

           Khi thiết kế tiết dạy bản thân luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài học, hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp. Hoạt động nào có thể sử dụng phương pháp trò chơi? Trò chơi nào phù hợp với bài tập đó? Sao cho trò chơi được các em chơi tự tin, thoải mái, hứng thú và hiểu được nội dung bài.

         Thực hiện đúng qui trình trong đó bước nêu thể lệ và nhận xét trò chơi, giáo dục đạo đức thông qua trò chơi là quy trình hiệu quả cần được thực hiện tốt. Khi tổ chức  trò chơi giáo viên cần phải thực hiện các bước sau:

              + Bước 1: Giáo viên giới thiệu: tên gọi, luật chơi rõ ràng phù hợp, mục đích của trò chơi...

    + Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi:

            Tổ chức người tham gia trò chơi, số người tham gia, số đội tham gia.

Các dụng cụ dùng để chơi (giấy bìa, quân bài, thẻ từ, cờ...)

             Cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…

            Cách xác nhận kết quả và  cách tính điểm chơi( nếu có)

        Trong bước này giáo viên cần nói chậm và rõ, kiểm tra sự tiếp thu của học sinh đã nắm luật chơi chưa, để các em chơi đúng luật tránh sự tranh cải sau khi chơi. Dẫn đến tác dụng ngược của giáo dục. Không ít giáo viên vì sợ mất thời gian nên thường nói rất nhanh bước này làm cho các em không nắm vững dẫn đến chơi không đúng yêu cầu, không đúng mục tiêu, từ đó giáo viên lại tiếp tục hướng dẫn…Vừa làm mất thời gian hơn vừa làm học sinh lúng túng ảnh hưởng đến quá trình chơi của các em.

     + Bước 3: Thực hiện trò chơi.

     + Bước 4: Giáo viên nhận xét sau khi học sinh tham gia trò chơi. Bước này gồm những việc sau:

          Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm của các đội để rút kinh nghiệm.

           Rút ra kết luận của hoạt động trò chơi và mục tiêu của bài học.

              Trong bước này cần lưu ý: giáo viên phải hết sức khéo léo để hướng học sinh đến với nhận xét nhẹ nhàng, khách quan trung thực. Giúp các bạn rút kinh nghiệm và cố gắng cho những lần chơi tiếp theo. Tránh việc nhận xét mang tính chê bai làm cho học sinh dễ chán nản. Trong trường hợp kết quả chơi mang rõ nét thắng thua thì chúng ta mới kết luận đội thắng. Trong trường hợp giữa các đội có sự chênh lệch không nhiều, mỗi đội ưu điểm và hạn chế riêng thì nên khen chung cho tất cả các đội để động viên các em.

           Tuy nhiên trò chơi được sử dụng tùy vào cách tổ chức của từng giáo viên. Có thể tổ chức cho học sinh chơi vào lúc kiểm tra đầu giờ để xem học sinh có nắm vững kiến thức không, cũng có thể tổ chức cho các em chơi để củng cố bài…Đây là một số trò chơi được sử dụng trong giờ học toán lớp 1:

       - Trò chơi: “xếp số theo thứ tự”

          Mục đích: Học sinh nhận biết được các số theo thứ tự và rèn tính nhanh nhẹn chính xác trong khi làm bài.

         Chuẩn bị: Các tấm bìa có số in sẳn.

         Hình thức: Cá nhân.

             Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi em tham gia một tấm bìa có  ghi sẳn số để các chuẩn bị. Khi nghe giáo viên hô 1,2,3 lập tức mỗi em cầm tấm bìa có sẵn số lên đứng vào vị trí của mình. Khi nghe hô dừng thì các em không được thay dổi vị trí nữa.

 Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.

-Trò chơi “ Bác đưa thư” (dạy bài phép cộng phạm vi 9)

 Mục  đích: giúp học sinh thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 9 và kết hợp thói quen nói cảm ơn khi được người khác giúp việc gì đó.

          Chuẩn bị: Một số thẻ mỗi thẻ ghi 1 số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 là kết quả của phép tính trừ để làm số nhà.

              Một số thẻ ghi phép trừ: 9- 6; 9 -5; 9 -3; 9-2...

              Một tấm đeo làm: nhân viên bưu điện.

             Cách chơi: Gọi 1 số em lên bảng chơi, phát mỗi em một thẻ làm số nhà. Một em vai nhân viên bưu điện

         Một số em đứng trên bảng lần lượt 1 em nói: bác đưa thư ơi cháu có thư không ? Đưa dùm cháu số nhà là 8.

Khi nói số nhà là 8 thì em đó phải giơ thẻ ghi 8 của mình cho lớp xem. Nhiệm vụ bác đưa thư là phải tính nhanh để chọn lá thư có phép tính 9 – 1 giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói cảm ơn. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và bác đưa thư lại tiếp tục đưa thư cho các nhà khác. Nếu bác đưa thư đưa nhầm thì không được đóng vai bác đưa thư nữa. Nếu các lần đưa thư đều đúng thì được cô giáo tuyên dương.

      2.3 Bản chất của sáng kiến

   Qua trò chơi học sinh thể hiện được khả năng tư duy của mình. Hứng thú trong khi chơi, mạnh dạn trước tập thể và thể hiện óc sáng tạo, từ đó các em mới có tinh thần học tập tốt.

   Sáng kiến này nhằm giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và  giáo dục học sinh tính thật thà, biết đánh giá chính xác kết quả học tập của mình và bạn  qua trò chơi.

           3. Khả năng áp dụng của sáng kiến

             Sáng kiến này áp dụng trong những giờ dạy học toán của lớp một/1 Trường Tiểu học Bình Hàng Tây 2.

          - Sáng kiến rất dễ nhân rộng trong toàn trường, toàn cụm, huyện khi giáo viên tận tụy và hết lòng yêu thương học sinh.

           4. Hiệu quả:

         Qua gần một năm nghiên cứu và áp dụng, phương pháp trò chơi được bản thân sử dụng hiệu quả và thành thạo hơn.

          Học sinh học tập tích cực. Tiết học vui, từ đó dễ tiếp thu bài và khắc sâu kiến thức. Cảm thấy tự tin hơn trong học tập, thích thú học tập hơn và sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo đà cho các lớp tiếp theo.

          Khắc phục tình trạng học sinh học chậm, thụ động, dẫn đến mất kiến thức và bỏ học trong những năm tiếp theo hay kể cả những bậc học tiếp theo.

          Trong quá trình chơi, đã tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, góp phần giáo dục đạo đức và ý thức tính tự giác cho học sinh. Sự đoàn kết, cộng tác, chia sẻ và đồng cảm không chỉ được tạo lập trong tổ nhóm của mình mà phải rộng ra cả lớp.

       Bên cạnh đó người giáo viên có cơ hội động viên, khích lệ học sinh hăng say học tập, tất cả các em tham gia chơi nhiệt tình. Nhờ vào việc “học mà chơi, chơi mà học.” từ đó tạo cho các em một tinh thần thoải mái và thích thú học toán hơn.

     Đến thời điểm này thì Ban giám hiệu đánh giá đạt trên 90% học sinh của lớp biết đặt tính và làm tính đúng.   

Học sinh

Sĩ số

        HTT (T)

         HT (H)

          CHT (C)

Học sinh cả lớp

  35/17

   25/9

71,43

   10/8

  28,57

     0

    0

 

     Đây là kết quả thật khả quan mà trong thời gian qua cô trò chúng tôi làm được.

     Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, của bản thân tôi trong năm học này.

  Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở.

 

  Bình Hàng Tây, ngày 28  tháng 5  năm 2020  

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Người viết

 

 

 

                    Nguyễn Thị Tuyết Mai                                                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

 

 

 

 

                                                                             

 

Post a Comment

Previous Post Next Post