Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC
TRONG PHÂN MÔN HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN DƯƠNG 1,
HUYỆN LAI VUNG
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến Chức vụ: Tổ trưởng Tổ 1 Dạy lớp: 1/1
Nội dung
sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân
1.
Thực
trạng
Nâng cao chất lượng giáo dục
một cách toàn diện là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, mỗi học sinh có
trình độ nhận thức khác nhau dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không đồng đều.
Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh với năng lực khác nhau là chuyện
bình thường. Vì thế để chất lượng giảng dạy các môn học nói chung và môn Học
vần nói riêng được tốt, đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải quan tâm và có biện
pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh.
Năm học
2016 - 2017 bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp 1/1 có 28 học sinh (15
nữ). Qua thực dạy ba tuần đầu
năm học, nhất là giờ Học vần tôi nhận thấy năng lực đọc bài của học sinh có một
số biểu hiện hạn chế sau: nhiều em còn lơ là, ít tập trung, không chú ý học, phát
âm sai,… dẫn đến việc các em không chủ động khi phát âm và đọc nhỏ; khả năng diễn đạt còn kém. Bên cạnh đó còn
một số em hay quên, mới dạy thì đọc được, viết được nhưng khi về nhà hay qua hôm sau các em không nhớ hoặc nhớ
lẫn lộn dẫn đến đọc sai, viết sai. Một số em có thể đọc khi nhìn tranh nhưng
lại không nhớ được mặt chữ.
Bởi vậy
mà tôi đã tiến hành khảo sát cụ thể lớp mình để nắm bắt tình hình đọc của lớp
từ đó xây dựng kế hoạch và biện pháp
giúp đỡ các em. Kết quả khảo sát như sau:
Tổng
số HS |
Đọc
tốt đảm bảo tốc độ |
Đọc
đúng, rõ
ràng |
Đọc
còn chậm |
Đọc
chưa được, học trước quên sau |
28 |
5 |
5 |
10 |
8 |
2. Nguyên nhân
* Về phía giáo viên
+
Việc dạy cá thể hóa học sinh còn hạn chế.
+ Hệ
thống câu hỏi chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa gợi mở cho học sinh.
+ Còn
nặng nề về cung cấp các kiến thức, chưa vận dụng linh hoạt các hình thức tổ
chức dạy học, chưa chú ý đến việc tạo điều kiện giúp học sinh tự tìm tòi tiếp
thu kiến thức; việc động viên học sinh mạnh dạn, tích cực học tập chưa kịp
thời.
* Về phía học sinh
Các em đang quen với nếp vui chơi tương
đối tự do, thoải mái tùy theo hứng thú của mình khi học mẫu giáo. Nhưng
khi học tiểu học, các em phải làm việc trong một tập thể có nội quy, kỉ luật; có
hướng dẫn học tập; có trách nhiệm, nghĩa vụ rõ ràng. Các em còn hay đãng trí,
khó tập trung chú ý lâu, nhất là với các đối tượng trừu tượng, ít hấp dẫn. Một
số em tư duy còn hạn chế, phụ huynh thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia đình khó khăn
cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Trong đó có một em, nói chuyện ngọng nghịu, mới biết nói hơn một
năm.
II. Các biện pháp đã thực hiện
1. Biện pháp phối hợp giáo
dục
Giáo dục học sinh không chỉ là nhiệm vụ riêng
của giáo viên hay của nhà trường mà nó
là nhiệm vụ chung của Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Do đó ngay phiên họp phụ
huynh học sinh đầu năm tôi đã đề nghị và yêu cầu phụ huynh những nội dung sau:
- Thông báo tình hình học tập ở lớp của các em cho phụ
huynh biết.
- Cho các em đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ
dùng học tập theo thời khóa biểu.
- Nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học ở nhà của học sinh
- Nhờ phụ huynh tạo điều kiện cho các em đi học hai buổi/
ngày
- Gợi ý một số cách dạy học các
em ở nhà như: cách hướng dẫn đọc bài, cách đánh vần, phân tích, đọc trơn, mẫu
chữ viết mới.
Ví dụ: Thống nhất
cách đánh vần tiếng bé: đánh vần là “bờ-e-be-sắc-bé”
- Tạo góc học tập và thời gian
biểu cho các em ở nhà.
-
Báo cáo tình hình lớp và tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để giáo viên có
đủ đồ dùng tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ
dùng học tập, sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Xây dựng đôi bạn cùng tiến: Đọc đúng,
rõ ràng, lưu loát - Đọc chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Ổn định nề nếp lớp, khắc phục trở ngại về mặt tâm
lý khi các em mới vào lớp 1
Sự
chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ yếu ở Mẫu giáo sang hoạt
động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu học làm cho các em gặp
những khó khăn về tâm lí. Khi ở nhà hay đến nhà trẻ các em chủ yếu tham gia các
hoạt động hát, vui chơi, vận động nên khi vào lớp 1 các em phải học, phải trật
tự, không quay tới quay lui làm các em mệt mỏi và mau chán. Vì vậy trong quá
trình giảng dạy tôi hướng các em vừa chơi vừa học, tạo sự tập trung chú ý của
tất cả học sinh. Thường xuyên gần gũi trò chuyện với các em nhất là những em
chưa mạnh dạn.
Ví
dụ: Khi dạy Bài 11: Ôn tập, thay vì tôi đặt câu hỏi cho 1 học sinh nêu những âm
các em đã học rồi tôi hình thành bảng ôn cho học sinh luyện đọc. Tôi đã uyển
chuyển bằng cách chơi trò chơi truyền điện: đầu tiên tôi gọi học sinh nêu một
âm, em này sẽ gọi một em khác nêu âm khác nhưng không trùng với âm đã nêu trước
và không được chậm quá 5 giây nếu không
bạn có quyền gọi bạn khác. Tiếp tục như thế đến khi đủ các âm đã học thì thôi.
Để
khuyến khích các em mạnh dạn phát biểu ý kiến ngoài việc khen ngợi, tuyên dương
những ý đúng, sáng tạo thì tôi còn động viên, khuyến khích các em chưa mạnh
dạn, rụt rè dù là tiến bộ nhỏ nhất.
3. Phát huy tính chủ động, tự giác, hợp tác của
học sinh
Xu
hướng của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên
không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học
sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
vào việc chiếm lĩnh kiến thức mới. Muốn như vậy giáo viên cần lựa chọn các biện
pháp và hình thức học tập nhằm phát huy tính chủ động, tự giác, hợp tác của học
sinh như: cá nhân, nhóm, cả lớp. Tôi xây dựng kế hoạch bài dạy sát với trình độ
của các em, làm sao cho tất cả học sinh chú ý vào bài giảng bằng các câu hỏi gợi
ý, bằng các câu lệnh ngắn gọn, dễ hiểu.
Ví dụ: Ở đầu mỗi tiết học tôi cho học sinh tự
sắp xếp đồ dùng học tập của mình theo tiến trình tiết học. Sau đó tôi kiểm tra
và yêu cầu ở các tiết học đều tự mình sắp xếp theo hướng dẫn.
Hay
ở tiết 2 của môn Học vần ở bước luyện đọc và củng cố bài tôi thường cho học
sinh mở sách giáo khoa đọc theo nhóm đôi, chứ không gọi từng em đọc cá nhân
giúp tất cả các em đều được đọc và có sự hợp tác, đoàn kết giữa học sinh. Đối
với những em đọc chậm hướng dẫn cách đánh vần.
Ví
dụ: bé có vở vẽ
Đầu tiên hướng dẫn đánh vần tiếng bé: bờ-e-be/be-sắc-bé
Tiếng có: cờ-o-co-sắc-có
Tiếng
vở: vờ-ơ-vơ-hỏi-vở
Tiếng
vẽ: vờ-e-ve-hỏi-vẽ
Sau đó, tôi kiểm tra lại và cho học
sinh đọc trơn tiếng khoảng 3 - 5 lần, lần sau nhanh hơn lần trước. Nếu
học sinh chưa đọc trôi chảy thì cho đánh vần lại và có thể cho học sinh
đọc ngược từ cuối câu lên đầu câu để học sinh nhớ âm, vần chắc chắn hơn,
linh hoạt hơn. Bên cạnh đó tôi thường xuyên phân công các em đọc tốt kèm cặp và
động viên kịp thời để các em có động lực vươn lên.
4. Vận dụng một số biện pháp dạy học vần vui và
hiệu quả
Để củng cố lại kiến thức về từ ngữ (điền âm, vần, tiếng thích hợp, …),
câu văn (có các âm, vần đã học) và để tránh sự đơn điệu trong các bài học trong
sách. Ở hoạt động kiểm tra bài cũ và củng cố bài tôi thường tổ chức theo
hình thức trò chơi học tập.
Việc vận dụng một số biện pháp dạy học vần vui và hiệu quả trong quá
trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng, bớt đi sự khô
khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của học
sinh; rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin,... do đó hiệu quả học tập của học
sinh cao hơn.
* Một số biện pháp vui và hiệu quả trong
giờ học vần tôi đã sử dụng:
Hoạt động: Kiểm tra bài cũ
Ví dụ 1: Dạy bài 41, kiểm tra bài cũ bài 40: iu – êu
Giáo
viên đọc các từ ngữ: (mếu máo, bĩu môi, kêu gào, thiu thối)
Học sinh nghe và chọn bảng giơ vần (iu hay êu) và đọc trơn tiếng có vần
ấy (êu – mếu). (GV đính thẻ các từ
ngữ có vần iu – êu lên bảng cho HS đọc).
Ví
dụ 2: Dạy bài 31, kiểm tra bài cũ bài 30: ua – ưa
Giáo viên trình chiếu trên màn
ảnh hoặc đính tranh: con rùa, quả dừa, con ngựa,... ( Học sinh viết: rùa, dừa, ngựa,...)
Ví
dụ 3: Dạy bài 42, kiểm tra bài cũ bài 41: iêu – yêu
Giáo viên đọc một câu, đoạn thơ,
câu văn dí dỏm, một câu hát,... Học sinh nghe và viết tiếng.
Vần iêu ( Tìm viết tiếng có vần iêu trong câu sau: Tú biếu chú Thái sáu
trái bí).
Hoạt động: Giới thiệu bài
Giáo viên đưa ra một chủ đề
Ví dụ 1: Vần ua
Kể tên các con vật sống dưới biển (bể). (.....cua)
Ví
dụ 2: Vần uôi – ươi
Kể tên các loại trái cây mà em biết. (.....chuối, bưởi)
Ví dụ 3: Vần ua
Con gì tám cẳng hai càng?
(cua)
Giáo viên dừng lại và nhấn mạnh vào tên một con vật, loại trái cây,...
Từ đó giáo viên giới thiệu âm vần cần học.
Hoạt động: Củng cố
Trò chơi thi ghép tiếng mới có vần vừa học:
Ví dụ Bài 44: on - an
Sau khi học xong bài ở tiết 1 đến phần củng
cố tôi cho học sinh ghép tiếng ngoài bài có chứa vần on, vần an vào bảng gài
(lượt 1: vần on; lượt 2:vần an). Chia lớp làm 3 đội (đặt tên đội), trong thời gian 1 phút 30 giây đội nào tìm
ghép nhiều tiếng có vần on, an đội đó sẽ được khen. Học sinh ghép xong gọi vài em đọc lại những tiếng tìm được. Đội
nào ghép được nhiều tiếng đúng sẽ được khen. (Giáo viên nên khen sự cố gắng của
tất cả các thành viên của 3 đội).
Nên
tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học âm, vần mới
ở cuối tiết 1 và các bài ôn tập.
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng
1. Hiệu quả
Với việc áp dụng thường xuyên các biện
pháp trên, kĩ năng đọc của học sinh lớp 1/1 đã tiến bộ rõ rệt, tiết học đạt
hiệu quả hơn thể hiện qua một số điểm sau:
- Học sinh hăng hái giơ tay phát
biểu ý kiến trong các tiết học.
- Các em hào hứng, tự tin, mạnh
dạn trong các tiết học; tích cực tham gia các hoạt động.
- Biết tự giác học tập, biết giúp
đỡ, nhắc nhở nhau cùng học tốt.
-
Hết phần học âm (chữ ) hầu hết học sinh khó khăn về đọc lớp tôi dạy đều nắm
vững âm, chữ và đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn.
- Đến phần vần học sinh nắm vần và cấu tạo của
vần, số học sinh khó khăn về đọc bước đầu đã tiến bộ.
- Hiện
nay, qua phần Luyện tập tổng hợp đa số các em đều đọc đúng to rõ, phát âm đúng
và hiểu được bài đọc.
- Tuy nhiên vẫn còn 2 em đọc chậm; còn một em học
trước quên sau đòi hỏi giáo viên cần tăng cường rèn đọc, phụ đạo cho em này.
* Kết quả cụ thể:
Giai
đoạn |
Tổng
số HS |
Đọc
tốt đảm bảo tốc độ |
Đọc
đúng, rõ
ràng |
Đọc
còn chậm |
Đọc chưa được, học trước quên sau |
Hết phần âm |
28 |
17 |
6 |
4 |
1 |
Vần |
28 |
20 |
4 |
3 |
1 |
Hiện nay |
28 |
22 |
3 |
2 |
1 |
2.
Khả năng áp dụng
Các biện pháp này đã được triển
khai và tổ chức thực hiện khá hiệu quả ở trường Tiểu học Tân Dương 1, đây là
tiền đề tôi sẽ tiếp tục đưa vào áp dụng cho những năm học tiếp theo.
Tôi nhận thấy việc tích lũy kiến thức cho các em là cần thiết, nó tạo
tiền đề cho sự phát triển trí thức của các em tạo một "cái
móng" chắc chắn, đồng thời
sẽ tạo bàn đạp và đà để tiếp tục học lên lớp trên và hỗ trợ các môn học khác.
Khi
làm một việc có kết quả như mình mong muốn đòi hỏi phải có sự kiên trì và
thời gian không phải một tuần, hai tuần là học sinh sẽ có khả năng đọc tốt, mà
đòi hỏi phải rèn luyện trong một thời gian dài trong suốt cả quá trình học tập
của các em. Giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, đưa ra phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt
động tích cực tìm ra tri thức và lĩnh hội nó và biến nó là vốn tri thức của bản
thân.