Tên sáng kiến: “Nâng cao vai trò công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp và đẩy
mạnh việc triển khai công tác thu phí bảo hiểm y tế học sinh của lớp
1/1 Trường Tiểu học Mỹ Hoà 2 đạt hiệu quả cao”
Báo
cáo tóm tắt nội dung sáng kiến:
1. Thực trạng trước khi có sáng kiến:
Chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân nói chung, đặc biệt là sức khoẻ
học đường nói riêng là hết sức quan trọng. Nó mang ý nghĩa chiến lược,
là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước. Trong đó, chính sách Bảo hiểm y tế
(BHYT) đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, Trong những năm qua, công tác
thu phí BHYT và Bảo hiểm tai nạn gọi chung là Bảo hiểm học sinh
(BHHS) là một trong những công tác mà các trường trong huyện thường
gặp rất nhiều khó khăn. Tỉ lệ thu BHHS thường rất thấp, không đạt
chỉ tiêu của cấp trên giao. Trường TH Mỹ Hoà 2 là một trường thuộc
vùng ven của huyện, Đời sống kinh tế cũng như nhận thức của người
dân thấp nên công tác thu bảo hiểm y tế của trường cũng không đạt
hiệu quả cao. Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ hết sức
khó khăn đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp của đơn vị.
Có giáo viên để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được tỉ lệ thu BHHS cấp
trên giao hằng năm phải tự bỏ tiền túi ra để mua cả bảo hiểm cho học
sinh nếu phụ huynh không chịu đóng bảo hiểm.
Qua nhiều
năm làm công tác chủ nhiệm lớp, là người trực tiếp tuyên truyền vận động phụ
huynh học sinh (PHHS) tham gia BHHS cho con em họ tôi cũng gặp rất nhiều khó
khăn, tỉ lệ thu chưa đạt cao bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất là sự nhận thức của người dân về BHHS
nói chung và BHYT nói riêng. Đa phần phụ huynh chưa hiểu rõ ý nghĩa
sâu sắc và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế mang lại cũng như trách nhiệm và quyền lợi về việc tham gia BHHS cho con
em họ.
Đa phần PHHS (Phụ huynh học sinh)
chưa nắm được các quy định về luật BHYT. PHHS cứ cho rằng BHYT học
sinh là bảo hiểm tự nguyện. Nên ai có nhu cầu thì tham gia, còn ai
không có điều kiện thì không cần phải tham gia và cũng không sao cả.
Thứ hai là do ý thức của một
số phụ huynh về việc tham gia BHYT. Một số phụ huynh có điều kiện
nhưng cũng không tham gia BHYT cho con em mình với lí do: Phụ huynh cho
rằng, con em họ bệnh họ đưa đi khám và chữa bệnh ở bác sĩ tư bên
ngoài chứ đến bệnh viện khám bệnh thì phải làm các thủ tục rườm rà
tốn thời gian. Vả lại họ còn cho rằng khám và chữa bệnh theo bảo
hiểm trong bệnh viện không được chăm sóc chu đáo, … nên đâu cần phải
tham gia BHYT làm chi.
Thứ ba là đời sống kinh tế của
người dân còn nhiều khó khăn, vì thế khả năng tham gia BHYT cho con em
họ là rất thấp.
Một
số gia đình kinh tế khó khăn nhưng không thuộc diện hộ nghèo nên cũng
không được cấp thẻ BHYT theo diện chính sách xã hội. Còn mức phí
bảo hiểm thì quá cao so với điều kiện kinh tế gia đình họ nên phụ
huynh không có điều kiện tham gia BHYT cho con em mình.
Thứ tư
là công tác tuyên truyền, vận động của nhà trường nói chung và giáo
viên chủ nhiệm, người trực tiếp tuyên truyền vận động nói riêng còn lơ
là, hạn chế. Chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình đối với công
tác thu BHHS tại đơn vị.
Thứ năm
là giáo viên chưa huy động được các lực lượng xã hội khác tham
gia hỗ trợ mình như: Ban đại diện Cha mẹ học sinh; các mạnh thường quân,
các nhà hảo tâm, …
Bảng thống kê từ
các nguyên nhân chính ở phụ huynh cụ thể như sau:
TS PH |
Nội dung |
Tích cực tham gia |
Tham gia nhưng không tự nguyện |
Không muốn tham gia |
|||
TS |
TL% |
TS |
TL% |
TS |
TL% |
||
24 |
- Có hiểu biết về Luật BHYT |
3 |
12,5 |
12 |
50 |
9 |
37,5 |
- Ý thức về việc tham gia BHYT |
6 |
25 |
8 |
33,33 |
10 |
41,67 |
|
- Do điều kiện kinh tế gia đình |
15 |
62,5 |
4 |
16,67 |
5 |
20,83 |
Nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên, tôi đề xuất một số kinh nghiệm, giải pháp và
đưa ra cách làm hiệu quả trong việc triển khai công tác thu bảo hiểm y
tế học sinh của lớp mình tại đơn vị. Đẩy mạnh vai trò của giáo viên
chủ nhiệm lớp.
2. Tính mới của sáng kiến:
Từ những nguyên nhân nêu trên, tôi đã đưa các giải pháp
cơ bản sau:
- Thứ
nhất: Tôi trích dẫn và triển khai một số nội dung về Luật
BHYT có liên quan để phụ huynh hiểu rằng BHYT là hình thức bảo hiểm
bắt buộc. Mà đã là bắt buộc thì phải thực hiện theo đúng quy định
của Luật.
Nội dung trích dẫn:
“Theo
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 thì
nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm: Người thuộc hộ gia đình
cận nghèo; Học sinh, sinh viên.
Thứ
nhất, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các
đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích
lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Như
vậy, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối
tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi
nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Thứ
hai, căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung
năm 2014 thì học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.
Như
vậy học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và sẽ được ngân
sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Học sinh, sinh viên tham gia BHYT được hưởng các quyền lợi như: Được cấp
thẻ BHYT; được đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) ban đầu vào đầu mỗi quý;
được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học và được quỹ BHYT chi trả chi
phí KCB theo các mức sau: Hưởng 100% chi phí khi KCB tại tuyến xã hoặc tổng chi
phí của một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở ở mọi tuyến điều trị.”
Như
vậy BHYT là loại hình bảo hiểm bắt buộc chứ không phải là bảo hiểm
tự nguyện như phụ huynh đã nghĩ. Nên đã là bắt buộc thì phụ huynh
phải thực hiện đúng theo quy định. Đã đưa con em mình đến trường đi
học thì phải đóng đầy đủ các khoản thu theo quy định của Nhà trường
cũng như tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT.
- Thứ hai: Giải
thích để phụ huynh hiểu thấu đáo về trách nhiệm cũng như quyền lợi
khi tham gia bảo hiểm.
- Thứ ba: Tạo điều
kiện cho những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế vẫn có
thể tham gia được BHYT cho con em mình.
Sau
thời gian thực hiện và trải nghiệm thực tế, tôi xin chia sẻ các giải pháp cụ
thể như sau:
·
Các giải
pháp, biện pháp thực hiện sau:
Cụ
thể là, ở phiên họp PHHS đầu năm học, ngoài việc triển khai kế hoạch
năm học của Nhà trường, của lớp cũng như bầu Ban Đại diện cha mẹ
học sinh của lớp ra, tôi còn dành một thời gian nhất định để triển
khai công tác thu phí BHYT cũng như phí bảo hiểm tai nạn (BHTN) đến
với phụ huynh. Để phụ huynh nắm rõ hơn về Luật BHYT đối với học
sinh, tôi trích dẫn một số nội dung của Luật BHYT có liên quan và đọc
cho phụ huynh nghe, đồng thời giải thích để PHHS hiểu rõ hơn những quy
định về luật BHYT đối với học sinh cũng như quyền lợi và trách
nhiệm của người tham gia BHYT.
-
Ngoài ra, nhằm vận động phụ huynh tích cực tham gia BHYT và cả BHTN
cho con em mình. Tôi còn giải thích để thuyết phục họ như: “Trong tất
cả chúng ta, không ai muốn con em mình được hưởng bảo hiểm cả. Nhưng
có ai chắc rằng con em mình sẽ không bệnh hoặc không gặp bất kì tai
nạn nào trong cuộc sống không? Bởi vì, bệnh tật, tai nạn là những
rủi ro mà ta không thể lường trước được. Đặc biệt là lứa tuổi tiểu
học của các em, lứa tuổi mà các em rất hiếu động. Nếu phụ huynh
chỉ bỏ ra vài trăm ngàn trong một năm mà con em mình không bệnh tật
hay gặp tai nạn gì thì đó là điều rất may mắn và tuyệt vời. Tiền
phụ huynh tham gia bảo hiểm coi như là một sự chia sẻ với những người
khó khăn hơn mình trong cộng đồng vậy. Chỉ đơn giản như con em mình bị
sốt phải nằm viện trong vài ngày, mà nếu không có bảo hiểm thì phụ
huynh phải chi trả tiền viện phí còn nhiều hơn tiền phụ huynh phải
đóng BHYT trong một năm. Nhưng nếu có bảo hiểm thì sẽ bớt đi rất
nhiều gánh nặng cho gia đình mình.
-
Với BHTN thì đây là bảo hiểm tự nguyện nhưng quyền lợi rất tốt. Nếu
học sinh nằm viện thì bảo hiểm cũng sẽ chi trả mỗi một ngày nằm
viện là 50.000 đồng và chi trả hoàn toàn phí chích ngừa tai nạn
hoặc chi trả bảo hiểm theo tỉ lệ thương tích đã quy định. Trong khi
đó phí tham gia BHTN chỉ có 120.000 đồng trên năm.
Tôi
còn đưa ra một vài trường hợp của các em học sinh ở những năm học
trước để minh chứng cụ thể cho phụ huynh thấy được lợi ích mang lại khi
tham gia BHYT cũng như BHTN.
-
Còn đối với một số phụ huynh có suy nghĩ là đưa con em mình đi khám
và chữa trị ở bác sĩ tư bên ngoài nên không muốn tham gia BHYT cho con
em mình thì tôi giải thích rằng: Không phải bệnh nào bác sĩ tư cũng đảm
bảo và có thể chữa trị được cả. Có một số bệnh cần phải vào
bệnh viện mới điều trị được.
-
Tạo điều kiện đối với một số gia đình học sinh có hoàn cảnh khó
khăn về kinh tế cũng vẫn có thể tham gia được BHYT cho con em mình như:
Với
những gia đình kinh tế khó khăn, tôi yêu cầu phụ huynh chia nhỏ phí
bảo hiểm ra nhiều lần đóng (có bao nhiêu đóng bấy nhiêu) cho đến hạn
cuối thì đóng dứt điểm.
Bên
cạnh đó, có một số gia đình rất khó khăn, có đến hai ba em đi học.
Tôi vận động các mạnh thường quân cũng như nhờ Ban Đại diện cha mẹ
học sinh của lớp vận động hỗ trợ một phần phí bảo hiểm để phụ
huynh có thể tham gia được bảo hiểm đầy đủ cho con em mình. Tuy nhiên,
để phụ huynh không ĩ lại là đã có người khác hỗ trợ và thấy được
trách nhiệm của mình đối với việc tham gia bảo hiểm cho con em họ,
tôi chỉ vận động hỗ trợ một phần phí bảo hiểm chứ không hỗ trợ
100% phí bảo hiểm, phần còn lại thì phụ huynh phải tự đóng.
Điều quan trọng hơn tất cả các giải pháp là công tác
tuyên truyền, vận động của nhà trường nói chung và giáo viên chủ nhiệm, người
trực tiếp tuyên truyền vận động nói riêng phải thực sự phát huy hết vai
trò, trách nhiệm của mình đối với công tác thu BHHS tại đơn vị. Phải
thật sự thuyết phục và tạo được lòng tin đối với PHHS.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến này tôi đã
được thực hiện rất hiệu quả ở lớp 1/1 mà tôi làm chủ nhiệm tại đơn vị Trường TH Mỹ Hòa 2 và có thể nhân rộng trong
toàn cấp tiểu học ở huyện Tháp Mười cũng như ở
bậc học cao hơn. Hay những người làm công tác trực tiếp tuyên truyền,
vận động tham gia bảo hiểm học sinh áp dụng cũng rất có hiêu quả.
4. Hiệu quả của
sáng kiến mang lại:
Bảng thống kê kết quả sau khi thực hiện các
giải pháp:
TS PH |
Nội dung |
Tích cực tham gia |
Tham gia nhưng không tự nguyện |
Không muốn tham gia |
|||
TS |
TL% |
TS |
TL% |
TS |
TL% |
||
24 |
- Có hiểu biết về Luật BHYT |
18 |
75 |
6 |
25 |
0 |
0 |
- Ý thức về việc tham gia BHYT |
21 |
87,5 |
3 |
12,5 |
0 |
0 |
|
- Do điều kiện kinh tế gia đình |
19 |
19,17 |
4 |
16,67 |
1 |
4,17 |
- Số liệu từ bảng thống kê trên cho thấy giải pháp đã mang
lại hiệu quả rất tích cực. Tạo
được sự chuyển biến mạnh mẽ từ
việc nhận thức đến ý thức của người dân trong cộng đồng về việc tham gia BHYT cho con
em mình.
- Từ sáng kiến này đã giúp cho việc
thu phí BHYT và cả BHTN của lớp tôi trong năm học 2017-2018 đạt tỉ lệ
rất cao (tỉ lệ 100 %). Hoàn thành tốt chỉ tiêu cấp trên giao. Góp phần
nâng cao tỉ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y tế trong đơn vị.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác
thu phí bảo hiểm cũng như việc tuyên truyền vận động như thế nào để
phụ huynh hiểu được thấu đáo trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia
bảo hiểm cho con em họ thì đòi hỏi người giáo viên phải hết sức
khéo léo, chân thành và tế nhị trong cách tuyên truyền, vận động;
phải nắm bắt được tâm lí, sự mong muốn của phụ huynh để thuyết phục
họ tích cực tham gia bảo hiểm.