ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ 7 HỌC CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP HẠNG II




Chương 1:

Giáo viên hiệu quả:

- Hiểu rõ ràng, rành mạch mục tiêu của môn học.

- Làm việc hướng đến mục tiêu lâu dài.

- Có thể sống mà không cần phải có sự đáp trả ngay lập tức

- Biết khi nào cần lắng nghe học trò khi nào không cần thiết phải làm điều đó

- Luôn có thái độ tích cực

- Luôn tin tưởng vào sự thành công của người học.

- Luôn hài hước.

- Luôn khen học sinh một cách có hiệu quả.

- Biết làm như thế nào để vượt qua thử thách.

- Luôn kiên định và thống nhất

- Luôn tự suy ngẫm

- Luôn tự tìm cho chính mình những người thầy

- Biết cách giao tiếp với phụ huynh

- Cảm thấy yêu công việc của mình

- Luôn đáp ứng nhu cầu của người học

- Chịu khó dành thời gian tìm hiểu những phương tiện dạy học mới.

- Khiến học sinh có cảm giác lắng nghe và chia sẻ

- Cảm thấy thoải mái trước những điều không đoán được

- Không lo sợ trước phụ huynh có quyền lực

- Mang đến niềm vui cho lớp học

- Luôn nổ lực phá đi giới hạn bản thân

 

Chương 2:

Hãy phác hoạ mẫu hình GV tiểu học theo yêu cầu đổi mới GDPT

=> Người giáo viên tiểu học cần có những phẩm chất, nhân cách sau:

- Tự nhiên, chân thật, luôn vui vẻ nhưng không suồng xã với HS;

- Niềm nở, dễ gần, khoan dung, công bằng

- Quan hệ tốt với học sinh: nhanh chóng tiếp cận với HS, quan tâm HS, khuyến khích động viên khen ngợi HS trước tập thể, nhưng không lạm phát lời khen.

- Khéo ứng xử sư phạm trong những tình huống phức tạp; không nên lấy mình làm thước đó để phán xét hay áp đặt HS, mà cần cho HS quyền bày tỏ ý kiến

- Xây dựng được uy tín thật trước HS và PH. UY tín ấy được xây dựng bằng phẩm chất, năng lực chuyên môn và lòng yêu nghề của GV.

=> Năng lực sư phạm của GV tiểu học gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt.

* Năng lực chung gồm:

- Năng lực chẩn đoán: Phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác, kịp thời sự phát triển của HS.

- Năng lực đáp ứng: Đưa ra những nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục và nhu cầu HS

- Năng lực đánh giá

- Năng lực thiết lập quan hệ thuận lợi với người khác, đặc biệt là với HS;

- Năng lực kết hợp các lực lượng xã hội và thực hiện mục tiêu giáo dục.

* Năng lực chuyên biệt gồm:

- Năng lực dạy học: năng lực hiểu HS, năng lực lựa chọn và phát triển nội dung dạy học, năng lực tổ chức hoạt động học tập của HS.

- Nhóm năng lực giáo dục: năng lực hiểu nhân cách của HS tiểu học, năng lực cảm hóa, năng lực vạch dự án, năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.

- Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm.

Chương 4:

Câu 1: Nêu ý kiến của anh (chị] về việc bồi dưỡng HS giỏi ở tiểu học hiện nay.

Việc bồi dưỡng HS giỏi ở tiểu học hiện nay như: Chỉ đạo từng giáo viên đưa vào kế hoạch giảng dạy và phụ trách lớp bồi dưỡng học sinh giỏi đã trờ thành công việc thường xuyên ở tất cả các lớp là trách nhiệm của mỗi giáo viên đứng lớp. Đầu năm trường chủ động làm công tác tư tưởng cho phụ huynh kế hoạch bồi dưỡng. Ban giám hiệu cùng tổ khối chuyên môn, xây dựng nội dung, chọn tài liệu bồi dưỡng sao cho phù hợp và hiệu quả với công tác bồi dưỡng học sinh theo các hướng:

- Bồi dưỡng theo nhóm tương đồng về năng lực, thành tích, năng khiếu, hứng thú hoặc động cơ và các nhóm này sinh hoạt mỗi tuần 1 buổi hoặc 2 buổi.

- Bồi dưỡng trong lớp học bình thường, giáo viên lựa chọn, điều chỉnh nội dung dạy học trên lớp để có sự phân hóa, phù hợp nhu cầu nhận thức của học sinh.

Câu 2: Chia sẻ kinh nghiệm phát hiện HS có năng khiếu và bồi dưỡng HS giỏi

* Phát hiện học sinh có năng khiếu dựa trên các biểu hiện cơ bản như:

- Ngôn ngữ phát triển hơn so với trẻ cùng lứa.

- Đọc nhiều và có khả năng đọc sách không dành cho lứa tuổi.

- Luôn muốn tự giải quyết công việc riêng và luôn đạt kết quả cao.

- Không bằng lòng với kết quả và nhịp điệu làm việc, muốn đạt tới sự hoàn hảo.

- Quan tâm nhiều đến những vấn đề của người lớn: tôn giáo, kinh tế, chính trị,lịch sử, giới tính,....không chấp nhận quyền uy, co tinh thần phê phán.

- Có xu hướng tìm bạn ngang bằng năng lực,thường là hơn tuổi.

- Tinh thần trách nhiệm cao, không muốn bằng mọi giá để có sự đồng thuận.

* Bồi dưỡng học sinh giỏi:

- Bồi dưỡng hứng thú và vốn sống cho học sinh.

- Chọn những kiến thức quan trọng cần bồi dưỡng cho HS và hướng dẫn HS học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng.

- Hướng dẫn học sinh cách tư duy và giải quyết vấn đề.

- Đưa các kiến thức bài học vào thực tiễn để hình thành năng lực tương ứng với kiến thức bài học

Câu 3: Xây dựng nội dung và lập kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi một môn học ở trường tiểu học.

Nội dung

Đối với các em có năng khiếu ở môn Toán và Tiếng Việt: Bồi dưỡng kiến thức ở tất cả các môn để các em có một mặt bằng kiến thức chung vững vàng. Bên cạnh đó, GV cần chú ý, quan tâm bồi dưỡng, nâng cao các bài tập ở môn Toán và Tiếng Việt nếu nhận thấy ở các em có thiên hướng đặc biệt về một trong hai môn ( hoặc cả hai môn) nhằm có hướng đi đúng và phát huy đúng và vừa sức năng lực vốn có của các em.

Đối với các em có năng khiếu ở các môn Nghệ thuật và Thể dục Thể thao: Cần phát hiện và KH bồi dưỡng cho các em có năng khiếu sẽ ngày càng hát hay, múa đẹp, vẽ tốt, có kiến thức cơ bản về môn thể thao mà các em yêu thích và có năng khiếu.

Đối với các em có năng khiếu môn Tiếng Anh: Có kế hoạch bồi dưỡng cho các em theo khả năng như viết truyện, hát

Đối với các em có năng khiếu môn Tin học:  Nâng cao kiến thức ICP3 để học sinh có cơ hội tham gia các kì thi quốc tế.

Kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi một môn học ở trường tiểu học

Học kì 1: 

- Những tuần học đầu tiên, GVCN từng lớp (kết hợp cùng GV bộ môn) nắm danh sách những HS có năng khiếu để có kế  hoạch bồi dưỡng kịp thời.

- Học sinh được bồi dưỡng trong từng tiết học, hoạt động bằng cách được làm thêm một số bài tập khó, có nội dung và yêu cầu nâng cao hơn so với các yêu cầu cơ bản.

- Đối với môn Tiếng Việt cần có yêu cầu cao hơn về cách hành văn. Cụ thể là  cách dùng từ, đặt câu và dựng đoạn. Lời văn các em diễn đạt phải thật sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc, mang tính sáng tạo cao. Mở rộng, cung cấp thêm vốn từ, ngữ cho các em qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện

- Đối với môn Toán: cho HS làm thêm những bài tập dạng nâng cao sau khi các em đã nắm vững các bài tập cơ bản; cho các em giải quyết các bài tập đòi hỏi tính tổng hợp, liên hệ cao; ngoài ra còn có bài tập yêu cầu HS có những cách giải ngắn gọn, chính xác.

- Đối với các môn Tự nhiên- Xã hội: GV cần hướng dẫn HS liên hệ thực tế qua các hệ thống thông tin ,báo đài, mở rộng thêm vốn kiến thức đã học, tăng khả năng quan sát, so sánh, từ đó tạo cho các em có một kỹ năng sống cao nhạy với môi trường chung quanh

- Đối với các em có năng khiếu ở các môn Nghệ thuật và Thể dục Thể thao: GV kết hợp với GV Thể dục và liên hệ với Phụ huynh để có kế hoạch cho các em tham gia vào các lớp học năng khiếu , CLB ở trường hay Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên của địa phương để các em được đào tạo bài bản, mang tính chuyên môn cao hơn.

- Hướng dẫn và rèn luyện cho các em thói quen tự học, tự rèn .

- Cần tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và hỗ trợ từ phía PHHS để việc bồi dưỡng có hiệu quả và mang lại kết quả cao.

- GVCN báo cáo kết quả việc bồi dưỡng với Tổ trưởng CM, Ban giám hiệu.

- Có có KH khen thưởng, tuyên dương  động viên kịp thời

Lưu ý : GVCN các lớp căn cứ vào tình hình thực tế của lớp để đề ra biện pháp bồi dưỡng phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Học kì 2:

- Thực hiện các đợt kiểm tra để chọn lọc để hình thành đúng chất lượng tránh được sự quá tải cho những em chưa thực sự có năng khiếu

- GVCN tiếp tục đầu tư, bồi dưỡng cho số HS còn lại.

- Tổng kết kế hoạch

- GVCN các lớp báo cáo kết quả cho Tổ trưởng CM, Tổ trưởng CM tổng hợp và báo cáo về cho Ban giám hiệu

- Rút kinh nghiệm về việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HS năng khiếu. 

Thời gian thực hiện : Cả năm học

 

Post a Comment

Previous Post Next Post