BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 4: ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC (học chức danh nghề nghiệp hạng II)

 



CHUYÊN ĐỀ 4:

ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1. Hãy cho ví dụ và phân tích vai trò của động lực lao động mà anh (chị) nhận thấy ở bản thân hoặc ở các đồng nghiệp của mình.

Bản thân giáo viên khó có động lực làm việc cao nếu họ không có nhận thức và có hành vi tích cực. Để có động lực cao trong công việc thì GV cần có thái độ hợp tác trong công việc, cải tiến hành vi của chính bản thân. Do đó, bản thân họ cần: Có tinh thần, ý thức và trách nhiệm cao: chính bản thân GV phải có ý thức làm việc tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao và hợp tác. Luôn cố gắng và nỗ lực trong công tác giảng dạy để trở thành một người GV xuất sắc trong tập thể nhà trường, được đồng nghiệp và cấp trên đánh giá cao thì chính họ sẽ thấy mình có động lực làm việc hơn rất nhiều. GV phải luôn yêu nghề, tận tụy, quan tâm đến các mối quan hệ tốt hơn dựa trên thái độ sẵn sàng hợp tác trong công việc, luôn thể hiện là một người ham học hỏi, ghi nhận những lời khuyên có kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp. Chính như vậy, mới cảm thấy tư tưởng thoải mái, tâm lý ổn định để phát huy hết khả năng trong công việc, phát triển bản thân và đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường. Nâng cao đạo đức nghề giáo: Đạo đức của nhà giáo có ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của người học. Đảm trách sứ mệnh quan trọng và thiêng liêng đó không ai khác chính là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vậy, nâng cao phẩm chất của nhà giáo vô cùng quan trọng Nhà giáo cần có đạo đức nghề nghiệp: “tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo”, có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học, đồng nghiệp và chung cả cộng đồng. Cần “công bằng trong giảng dạy”, “chống bệnh thành tích”, luôn thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Để nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung, nhà trường cùng với cán bộ GV đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, rèn luyện có phẩm chất chính trị vững vàng, có lối sống và ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo. Đây là yếu tố khá quan trọng giúp người GV ý thức rõ vai trò của mình, tự tạo thêm động lực lao động cho bản thân trong quá trình làm việc tại nhà trường. GV cần có đủ sức khỏe để làm việc Khi có sức khỏe tốt con người có thể làm được tất cả mọi việc thành công và tốt đẹp hơn. Trong thời đại phát triển như hiện nay, bất kỳ một ngành nghề nào cũng đều có áp lực cao, sức khỏe của người lao động cần đảm bảo để hoàn thành tốt công việc. Khi có sức khỏe tốt, tâm lý cũng như vẻ mặt khi làm việc của GV cũng vui vẻ - đó chính là sức hút của họ khi đứng trên bụt giảng. Bên cạnh đó, cần luyện tập thể thao đều đặn để rèn luyện sức khỏe tốt nhất vừa giảm sức ép trong công việc, lựa chọn môn thể thao yêu thích và phù hợp với bản thân mình. Ngoài ra, còn giúp họ có cơ hội giao lưu với bạn bè, học hỏi thêm từ những người bạn vì thể thao dẽ làm mọi người xích lại gần nhau hơn

2. Hãy chỉ ra các yếu tố thúc đẩy và cản trở anh (chị) và đồng nghiệp làm việc trong nhà trường. Từ đó đề xuất các cách thức khắc phục.

* Các yếu tố thúc đẩy và cản trở làm việc trong nhà trường:

- Sự thành đạt trong công việc.

- Sự thừa nhận thành tích từ cấp trên và đồng nghiệp.

- Chính sách và chế độ quản lí của tổ chức.

- Tiền lương, tiền thưởng, các nguồn phúc lợi khác.

- Quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp.

- Các điều kiện làm việc như: phương tiện, thiết bị, môi trường không khí, nhiệt độ, ánh sáng.

* Để tạo động lực cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần chú ý tạo ra các yếu tố thỏa mãn các nhu cầu cơ bản đến nâng cao đồng thời cải thiện các yếu tố duy trì. Một số cách tạo động lực như:

- Tạo động lực thông qua việc cải thiện điều kiện làm việc

- Tạo động lực thông qua tiền lương, tiền công, tiền thưởng.

- Tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

3. Vận dụng các lí thuyết về tạo động lực để đánh giá công tác tạo động lực cho GV trong trường anh (chị) làm việc.

Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác phân tích công việc, bằng cách tiến hành xây dựng và quy định tiêu chuẩn chức danh công việc cho đội ngũ GV nhà trường. Về yêu cầu đối với người thực hiện công việc, có nội dung khá đơn giản, chưa chi tiết cụ thể.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho đội ngũ GV nhà trường được tiến hành khá đều đặn. Bên cạnh đó, nhà trường còn tạo điều kiện cho đội ngũ GV đi học tập chương trình đại học, các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức.

Tạo cơ hội thăng tiến cho giáo viên: Với triết lý “con người là cội nguồn”, lãnh đạo nhà trường luôn có chính sách trọng dụng người tài, luôn tạo điều kiện cho GV có cơ hội học tập, phát triển tốt nhất.

Môi trường và điều kiện làm việc: Tạo những điều kiện thuận lợi cho giáo viên làm tốt công việc được giao chính là góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Vì vậy, trường luôn quan tâm tới việc điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ GV. Văn phòng làm việc của GV đều được trang bị máy quạt, máy nóng lạnh, hệ thống thông tin liên lạc, có hệ thống wifi phủ khắp toàn trường nên thuận lợi cho công tác truy cập. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trong lớp học chưa đủ tốt nên GV không thể tập trung toàn tâm toàn lực cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học, điều này sẽ ảnh hưởng đến động lực làm việc của GV.

 

4. Với tư cách người quản lí (hoặc GV có uy tín trong nhà trường), anh (chị) có thể làm gì để tạo động lực làm việc cho các đồng nghiệp của mình trong nhà trường?

Để tạo động lực làm việc cho các đồng nghiệp của mình trong nhà trường, cần:

- Bên cạnh việc tạo điều kiện phát huy năng lực giảng dạy của giáo viên, cần có chính sách khích lệ, tạo động lực lao động cho đội ngũ nhà giáo như giáo viên phải được giao quyền và được có trách nhiệm. Cần có những đánh giá thường xuyên và công bằng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng người giáo viên, tạo động lực để giáo viên làm việc và cống hiến.

- Quan tâm, xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển, qua đó làm cơ sở để phát huy được đội ngũ giáo viên toàn diện về tài năng sư phạm, phong cách và hành vi sư phạm.

- Đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi cho giáo viên. Đây là động lực thúc đẩy đội ngũ giáo viên tập trung trí lực vào các hoạt động chuyên môn của mình. Cần quan tâm đầu tư, hiện đại hóa hệ thống lớp học, thư viện, phòng bộ môn để có điều kiện tập luyện, trau dồi kỹ năng, tay nghề sư phạm. Mặc khác, thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động quản lý giáo dục, đào tạo của nhà trường, kể cả quản lý nội dung, chương trình đào tạo và quản lý toàn diện đội ngũ giáo viên. Quan tâm, chú trọng xây dựng văn hóa trường học tích cực, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, tạo ra sự gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau của các giáo viên nhằm phát triển chuyên môn, có sự ghi nhận, đánh giá công bằng, công khai, dân chủ với thành tích của giáo viên. Tạo môi trường làm việc tích cực còn thể hiện qua tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, được trao đổi, bàn bạc công khai các hoạt động của trường học, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sắp xếp thời gian giảng dạy hợp lý, tạo môi trường cảnh quan sư phạm thân thiện.

- Đảm bảo các chính sách lương, thưởng, chính sách về bảo hiểm xã hội, chính sách về các khoản phụ cấp.

- Tạo điều kiện các giáo viên thăng tiến trong công việc – đây là sự phát triển trong nấc thang nghề nghiệp, thể hiện nhu cầu được công nhận, được khẳng định.  Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho đội ngũ giáo viên, khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn trong nghiên cứu.

5. Hãy xác định và phân tích các yếu tố gây trở ngại đối với việc tạo động lực cho GV trong nhà trường?

- Những trở ngại tâm lý – xã hội từ phía giáo viên: Tính ì khá phổ biến khi giáo viên đã được vào biên chế làm cho GV không còn ý thức phấn đấu. Tư tưởng về sự ổn định, ít thay đổi của nghề dạy học cũng làm giảm sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên. Nghề dạy học nhìn chung, còn được coi là nghề không có cạnh tranh, do vậy sự nỗ lực khẳng định bản thân cũng phần nào còn hạn chế. Từ phía các nhà quản lí giáo dục: ý thức về việc tạo động lực cho GV chưa rõ hoặc không coi trọng việc này. Quản lí chủ yếu theo công việc hành chính.

- Những trở ngại về môi trường làm việc: Môi trường làm việc có thể kể đến là môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Nhiều trường học do không được đầu tư đầy đủ nên phương tiện, thiết bị dạy học thiếu thốn, phòng làm việc cho GV cũng không đầy đủ cũng dễ gây chán nản, làm suy giảm nhiệt tình làm việc. Môi trường tâm lí không được quan tâm và chú ý đúng mức, các quan hệ cấp trên – cấp dưới đồng nghiệp không thuận lợi xuất hiện các xung đột căng thẳng trong nội bộ giáo viên.

- Những trở ngại về cơ chế chính sách: Mặc dù quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu được khẳng định rõ ràng, song do những cản trở khác nhau mà việc đầu tư cho giáo dục, trực tiếp là cho GV còn hạn chế. Thu nhập thực tế của đại đa số giáo viên còn ở mức thấp. Nghề sư phạm không hấp dẫn được người giỏi. Bên cạnh đó, công tác phúc lợi tại các trường về cơ bản còn hạn hẹp. Đặc biệt với các trường công lập quỹ phúc lợi rất hạn hẹp do không có chế độ thu học phi.

Post a Comment

Previous Post Next Post