CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔĐUN 2 MÔN TIẾNG VIỆT

 

Căn cứ xác định phương phấp dạy học và giáo dục môn Tiếng việt

1. Mục tiêu của CTGDPT ở cấp tiểu học

(1) Hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, PC và NL

(2) Định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt

2. Yêu cầu cần đạt về PC và NL trong chương trình giáo dục phổ thông

Những PC và NL cần đạt được phát triển ở cấp Tiểu học

(1) Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

(2) Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

(3) Năng lực chuyên môn: Ngôn ngữ (thông qua dạy các kĩ năng ngôn ngữ đọc, viết, nói và nghe), tính toán, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ (một phần của năng lực thẩm mĩ là cảm thụ một số tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi), thể chất.

Ví dụ: Chủ đề Mẹ và con (Lớp 2)

(1) phát triển các NL chuyên môn: Đọc, viết, nói và nghe (NL ngôn ngữ)

(2) phát triển các NL chung như là: giao tiếp và hợp tác

(3) Phát triển và bồi dưỡng các phẩm chất như là: yêu người thân (mẹ) (PC nhân ái) và yêu gia đình, yêu thiên nhiên (cây cối)

3. Mục tiêu và nội dung môn tiếng việt cấp tiểu học

Mục tiêu: 5 phẩm chất. 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học ( được hiểu là 1 bộ phận của NL thẩm mĩ))

Nội dung: Các kĩ năng tiếng việt (đọc, viết, nói và nghe); Những kiến thức về tiếng việt và văn học, kiến thức văn hóa trong ngữ liệu học tiếng (bài đọc, bài viết)

4. Các quan điểm cơ bản về dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh tiểu học

Quan điểm cơ bản về dạy học phát triển PC và NL

(1) Phát huy tính tích cực của người học:

+ Hình thành cho HS cách học, phương pháp tiếp nhận (đọc, nghe) và tạo lập văn bản (viết, nói).

+ Thực hành, luyện tập và vận dụng: nhiểu kiểu văn bản khác nhau để đặt nền móng cho HS có khả năng tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

+ HS được khuyến khích: HS trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe

(2) Dạy học tích hợp và phân hóa

+ Tích hợp trong môn: Tích hợp dạy đọc với viết,nói và nghe; tích hợp dạy kĩ năng với dạy kiến thức trong mỗi bài học

Ví dụ: trong nhiệm vụ dạy đọc có cả dạy nói và dạy nghe như cho HS đọc 1 bài thì yêu cầu HS trả lời câu hỏi thì khi HS trả lời câu hỏi đấy là nhiệm vụ đọc kết hợp với viết.

+ Tích hợp liên môn: Lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, hợp lí vào bài học tiếng việt một số yêu cầu giáo dục liên môn và những nội dung giáo dục ưu tiên xuyên suốt toàn CT GDPT

+ Dạy học phân hóa: Nhằm đáp ứng phát triển NL cho những HS có trình độ khác nhau về tiếng việt

Ví dụ Về yêu cầu phân hóa trong bài học vần at, ăt, ât: Sau khi học những em mà có trình độ phát triển nhanh hơn về tâm lí thì mỗi em hãy đặt 1 câu có tiếng chứa vần at, ăt, ât. Đầu tiên các em sẽ tìm những từ chứa vần at, ăt, ât sau đó các em đặt câu chứa các từ các em sẽ tìm được như:

> at > bát ngát > Đồng lúa bát ngát

> ăt > đôi mắt > Em bé có đôi mắt đen láy

>ât > cao ngất > Ngọn núi cao ngất

(3) Đa dạng hóa các PP, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học

+ Đa dạng không gian học

+ Đa dạng hình thức học

+ Đa dạng các hoạt động học: Kết hợp nghe giảng trả lời câu hỏi, thảo luận , trình bày. CHơi các trò chơi ngôn ngữ. DÙng sơ đồ để thể hiện các ý tưởng. Tự tìm đọc, biết cách thu thập, chọn lọc tài liệu. Sử dụng các phương tiện nghe nhìn

+ Đa dạng cách học

(4) Kế thừa thành tựu nghiên cứu và triển khai về PPDH và GD

+ Chuyển đổi mục tiêu

+ Coi phương pháp học của học sinh là nội dung học (phát triển giao tiếp thì HS làm việc nhóm như nhận nhiệm vụ trong nhóm theo sự phân công của nhóm trưởng , biết cách trao đổi thảo luận với bạn trong nhóm, HS biết đại diện nhóm trình bày kết quả thì đó là nội dung học)

+ Sử dụng nhiều phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học mới

Ví dụ

Về kĩ thuật học trên góc học tập môn Tiếng việt ở lớp 3

(1) Nêu nhiệm vụ học tập: Mỗi HS chọn một cuốn sách nói về gia đình, trong tủ sách của lớp đặt ở góc học tiếng việt để đọc rộng

(2) HS đọc sách đã chọn

(3) HS ghi chép vào phiếu đọc sách những thông tin đã đọc được

(4) HS chia sẻ với bạn những điều em thấy thú vị trong cuốn sách đã đọc dựa trên ghi chép ở phiếu đọc sách.

Bài tập Các quan điểm cơ bản về dạy học

1. Trả lời câu hỏi

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp nhất vào chỗ trống.

Các quan điểm cơ bản về dạy học phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh tiểu học làm cơ sở để xác định PP và KTDH bao gồm :

a. Phát huy tính tích cực của người học

b. Dạy học tích hợp và phân hóa

c. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học

d. Định hướng về phương pháp dạy học và giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

e. Kế thừa thành tựu nghiên cứu và triển khai về phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục

g. Cơ sở thực tiễn giáo dục của Việt Nam

5. Mô hình tiến trình dạy học nhằm phát triển PC và NL cho học sinh.

các nghiên cứu của nhà tâm lý học phương tây, HS :

(1) Hoạt động khởi động

(2) Hoạt động khám phá

(3) Hoạt động luyện tập

(4) Hoạt động vận dụng

(5) Hoạt động mở rộng

Bài tập mô hình tiến hành dạy học

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/Cô có cho rằng hoạt động Khởi động mở đầu cho bài học là cần thiết không? Vì sao?

Hoạt động Khởi động mở đầu cho bài học là cần thiết vì Hoạt động Khởi động trong môn Tiếng việt là hoạt động HS được định hướng sự chú ý vào vấn đề mới của bài học dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết của chính các em. Đây là hoạt động HS bắt đầu học bài mới dựa trên những điều các em đã biết, từ đó các em thấy vấn đề mới quen thuộc với các em, các em thấy mình có thể nắm bắt được vấn đề mới không quá khó khăn. Hoạt động Khởi động có thể là một hoạt động nghe nói, xem tranh ảnh, em băng hình rồi nói về điều đã xem hoặc chơi trò chơi học tập.

Bài tập Mô hình tiến trình một bài học

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/Cô phân tích các hoạt động Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng ở một bài học Tiếng Việt theo sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mà Thầy/Cô đang dạy.

Tiếng việt 1 (CTST) bài em, êm

Hoạt động khởi động

Nghe – nói: HS kể về một chuyến thăm quê của bản thân hoặc theo tranh (HS được xem bức tranh vẽ cảnh người thân đi xa về thăm quê mang theo quà)

Nem: Mua nem về làm quà tặng người thân.

Nệm: Các bạn nhỏ đang ngồi chơi trên nệm

Têm: Bà đang têm trầu

Hoạt động khám phá

Phân tích cho HS tiếng nem có một cái mới là vần em. Còn âm n thì các em đã được học trước đó. Và kí hiệu vần em bằng màu đỏ. Cấu tạo vần em có 2 âm, HS biết đánh vần là e-mờ-em

Yêu cầu HS đọc trơn từ: nem chua, tấm nệm

HS được luyện tập viết: vần mới, cấu tạo vần mới như: em, êm, nem chua, tấm nệm

Hoạt động luyện tập

HS đọc: que kem, têm trầu, con tem, mắm nem và bài Chợ quê

Hoạt động vận dụng

Vận dụng nói câu Từ gì? Trong đó từ chứa vần em, êm

Bài tập Dạy đọc thành tiếng

1. Trả lời câu hỏi

Ngoài những phương pháp và kĩ thuật dạy học vừa giới thiệu, Thầy/Cô còn dùng những phương pháp và kĩ thuật dạy học nào khác để dạy đọc thành tiếng? Xin nêu tên phương pháp hoặc kĩ thuật đó.

Các kĩ thuật như: đọc truyền điện, thi tiếp sức đọc chữ, vần, tiếng mới, tổ chức trò chơi để học bắt thăm đọc các chữ, vần, tiếng và từ mới

Bài tập Kĩ thuật đóng vai

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô phương pháp dạy học đóng vai trên nên dùng để dạy đọc hiểu ở những lớp nào thì đáp ứng được yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong chương trình mới?

Phương pháp dạy học đóng vai trên nên dùng để dạy đọc hiểu ở những lớp từ lớp 2 đến lớp 5 thì đáp ứng được yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong chương trình mới

Bài tập Kĩ thuật tổ chức trò chơi cuộc thi

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô phương pháp dạy học nói trên nên dùng để dạy đọc hiểu ở những lớp nào thì đáp ứng được yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong chương trình mới?

Phương pháp dạy học nói trên nên dùng để dạy đọc hiểu ở những lớp 1 đến lớp 5 thì đáp ứng được yêu cầu cần đạt về đọc hiểu trong chương trình mới

Bài tập Kĩ thuật kể lại câu chuyện

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, trong dạy đọc hiểu văn bản truyện nên cho học sinh kể chi tiết quan trọng hay kể cả câu chuyện? Vì sao?

Trong dạy đọc hiểu văn bản truyện nên cho học sinh kể chi tiết quan trọng. Vì học sinh được kể theo lời kể của học sinh, các em hiểu được câu chuyện.

Bài tập Kĩ thuật thảo luận, tranh luận

1. Chọn đáp án đúng nhất

Theo Thầy/Cô, phương pháp thảo luận, tranh luận dùng trong thực hiện những yêu cầu câu nào về đọc hiểu dưới đây ?

Nhắc lại một chi tiết trong bài

Nêu ý nghĩa của một chi tiết là hành động hoặc lười nói của nhân vật, hình ảnh trong thơ

Nêu bài học rút ra từ bài đọc

Vận dụng bài đọc để giải quyết một tình huống trong thực tiễn

Bài tập Kĩ thuật đọc thuộc, ngâm thơ, đọc diễn cảm

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, những phương pháp và kĩ thuật dạy học vừa trình bày dùng để dạy đọc hiểu văn bản ở lớp mấy thì phù hợp? Vì sao?

Những phương pháp và kĩ thuật dạy học vừa trình bày dùng để dạy đọc hiểu văn bản ở lớp 5 thì phù hợp. Vì nếu HS có năng khiếu có sở thích thì có thể cho học sinh ngâm, đọc diễn cảm những đoạn lời nhân vật

Bài tập Kĩ thuật viết lại câu chuyện, một đoạn tóm tắt

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật viết lại câu chuyện, một đoạn tóm tắt nên dùng để dạy đọc hiểu ở lớp nào? Vì sao?

Kĩ thuật viết lại câu chuyện, một đoạn tóm tắt nên dùng để dạy đọc hiểu ở lớp 5? Vì đòi hỏi học sinh nhớ chi tiết quan trọng của câu chuyện.

Bài tập Kĩ thuật đọc tích cực

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật đọc kết nối với viết nên dùng để dạy đọc hiểu ở lớp nào? Vì sao?

Kĩ thuật đọc kết nối với viết nên dùng để dạy đọc hiểu ở lớp 5. Vì học sinh tự đặt cho mình câu hỏi về nhân vật tốt xấu và việc làm của nhân vật

Bài tập Kĩ thuật KWLH

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật KWLH chỉ dùng để cho học sinh chuẩn bị bài trước khi học trên lớp hay chỉ dùng để dạy đọc hiểu trên lớp?

Kĩ thuật KWLH chỉ dùng để cho học sinh chuẩn bị bài trước khi học trên lớp

2. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật KWLH chỉ dùng để dạy đọc hiểu bài đọc chính trong sách giáo khoa hay dùng cả trong hướng dẫn học sinh đọc mở rng văn bản khác không có trong sách giáo khoa?

kĩ thuật KWLH dùng cả trong hướng dẫn học sinh đọc mở rng văn bản khác không có trong sách giáo khoa

Bài tập Kĩ thuật đặt câu hỏi

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản nên dùng từ lớp nào? Vì sao?

Kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản nên dùng từ lớp 1. Vì khuyến khích HS đặt được câu hỏi và trả lời được câu hỏi.

Bài tập Kĩ thuật giải quyết tình huống

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật giải quyết tình huống nên dùng trong trường hợp thực hiện yêu cầu cần đạt nào của đọc hiểu văn bản văn học?

Kĩ thuật giải quyết tình huống dùng trong trường hợp liên hệ thực tiễn đi tìm câu trả lời, xử lí tình huống theo yêu cầu của giáo viên.

Bài tập Đọc hiểu văn bản thông tin

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản thông tin nên dùng từ lớp nào? Vì sao?

Kĩ thuật đặt câu hỏi trong dạy đọc hiểu văn bản thông tin nên dùng từ lớp 4,5. Vì trong đời sống có nhiều loại văn bản thông tin về việc hướng dẫn sử dụng đồ vật, truyện thuyết minh về đồ vật trong cuộc sống.

2. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật lập sơ đồ tư duy nên dùng để dạy đọc hiểu văn bản thông tin từ lớp nào? Vì sao?

kĩ thuật lập sơ đồ tư duy nên dùng để dạy đọc hiểu văn bản thông tin từ lớp 3. Vì giúp học sinh tóm tắt văn bản thông tin

3. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, kĩ thuật viết tóm tắt văn bản nên dùng để dạy đọc hiểu văn bản thông tin từ lớp mấy? Vì sao?

kĩ thuật viết tóm tắt văn bản nên dùng để dạy đọc hiểu văn bản thông tin từ lớp 1Vì tóm tắt tình huống để học sinh dễ hiểu về tình huống trong cuộc sống.

Bài tập Dạy kĩ thuật viết

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, cần dạy quy trình viết từ lớp nào? Vì sao?

Cần dạy quy trình viết từ lớp 2. Vì quy trình rất quan trọng trong viết đoạn văn và câu văn để xác định mục đích về nội dung viết, thu thập tư liệu, hình thành ý và lập dàn ý cho bài viết, viết nháp và hoàn thiện bài viết để tránh lỗi.

2. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, vận dụng phương pháp dạy viết kĩ thuật vào dạy chính tả viết đoạn văn/thơ thì Thầy/Cô cần tổ chức cho học sinh làm những việc gì? Nêu một ví dụ về bài học cụ thể.

Khi vận dụng phương pháp dạy viết kĩ thuật vào dạy chính tả viết đoạn văn/thơ thì cần tổ chức cho học sinh làm những việc sau:

- Đọc câu hỏi (HS tự đặt câu hỏi) nhiệm vụ viết. Ví dụ: với nhiệm vụ  Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt em đã làm, GV cần cho học sinh tự đặt câu hỏi để chọn việc tốt mình đã làm, những công việc em đã làm cụ thể, ích lợi của công việc đó: Việc tốt em làm là việc gì? Em đã làm những công việc gì cụ thể? Việc em làm mang lại ích lợi gì?

- Lập sơ đồ tư duy để tìm ý cho bài viết và làm cơ sở để lập dàn ý. Ví dụ: Lập sơ đồ tư duy để tìm ý cho bài văn Tả con vật nuôi trong nhà:

Mở bài: Tên con vật. Lí do em chọn tả con vật

Thân bài: Một vài nét chung nổi bật. Những chi tiết ngoại hình: hình dáng, màu lông, một vài bộ phận tiêu biểu. Những hoạt động tiêu biểu: di chuyển, ăn, nuôi con.

Kết bài: Ích lợi của con vật. Tình cảm, mong ước của em dành cho con vật.

- Giải quyết tình huống có vấn đề (vấn đề có thể do GV nêu, có thể do HS tự nêu) để tìm ý mang tính cá thể cho bài viết. Ví dụ: Trong bài văn tả người thân, HS có thể giải quyết một tình huống có vấn đề của riêng em: Em thường xuyên trông em khi bố mẹ vắng nhà, em muốn tả em mình vì chị em rất gắn bó yêu thương nhau.

- Thảo luận nhóm hoặc cặp về dàn ý bài viết

- Viết tích cực đoạn văn, bài văn

- Cuộc thi các bài viết (hoặc triển làm bài viết). Ví dụ: sau khi HS viết bài văn tả con vật nuôi, GV tổ chức cuộc thi cho HS: mỗi em treo bài trên bảng lớp, tất cả HS trong lớp để đọc bài của các bạn và bỏ phiếu chọn bài hay nhất. Giáo viên công bố kết quả bình chọn và đọc bài văn hay được nhiều phiếu chọn nhất cho HS nghe và phân tích một số điểm hay của bài văn.

- HS đánh giá bài viết của nhau qua nhận xét bằng lời. Ví dụ: HS đánh giá bài viết tả con vật nuôi của bạn dựa trên các tiêu chí do GV đưa ra: Bài có đủ 3 phần hay không? Đoạn mở bài có cho biết tên con vật và tình huống hay lí do tả con vật không? Đoạn thân bài có nêu nét nổi bật của con vật không, có tả hình dáng, hoạt động của con vật không? Đoạn kết bài có nêu ích lợi của con vật và tình cảm của em dành cho con vật không?

Bài tập Dạy viết bài thuật việc

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô phương pháp và kĩ thuật nêu trên được dùng cho dạy viết đoạn văn, bài văn ở những lớp nào ? (xem chương trình phần kĩ năng viết ở các lớp)

Phương pháp và kĩ thuật nêu trên được dùng cho dạy viết đoạn văn, bài văn ở những lớp 3,4,5

Bài tập Dạy viết bài kể chuyện

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô kĩ thuật tóm tắt cốt truyện, lập sơ đồ tư duy để ghi nhớ câu chuyện nên thực hiện từ lớp mấy? Cho một ví dụ.

Kĩ thuật tóm tắt cốt truyện, lập sơ đồ tư duy để ghi nhớ câu chuyện nên thực hiện từ lớp 4.

Ví dụ: Lập sơ đồ tư duy để tìm ý cho bài văn Tả con vật nuôi trong nhà:

Mở bài: Tên con vật. Lí do em chọn tả con vật

Thân bài: Một vài nét chung nổi bật. Những chi tiết ngoại hình: hình dáng, màu lông, một vài bộ phận tiêu biểu. Những hoạt động tiêu biểu: di chuyển, ăn, nuôi con.

Kết bài: Ích lợi của con vật. Tình cảm, mong ước của em dành cho con vật.

Bài tập Dạy viết bài miêu tả

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô phương pháp quan sát trong dạy viết bài miêu tả nên dùng ở những lớp nào? Cho một ví dụ tổ chức cho học sinh quan sát đồ vật bằng một trò chơi.

Phương pháp quan sát trong dạy viết bài miêu tả nên dùng ở những lớp 3, 4, 5. Ví dụ tổ chức cho học sinh quan sát đồ vật bằng một trò chơi.

GV cho HS viết đoạn văn giới thiệu một đồ chơi em yêu thích theo gợi ý sau:

+ Tên đồ chơi em thích, em có nó khi nào, ai cho hoặc tặng em.

+ Hình dáng màu sắc đồ chơi có gì đẹp, nó được làm bằng chất liệu gì

+ Em chơi đồ chơi đó theo cách nào

+ Em thấy có gì thú vị

+ Đồ chơi này giúp gì cho em, em giữ gìn nó thế nào?

Bài tập Dạy viết bài thuyết minh

1. Chọn đáp án đúng nhất

Theo Thầy/Cô kĩ thuật đặt câu hỏi và lập sơ đồ tư duy giúp gì cho học sinh trong viết bài văn?

Xác định được mục đích viết và nội dung viết

Tìm được ý và sắp xếp ý cho bài viết

Sửa chữa, hoàn chỉnh bài viết

Tất cả các đáp án trên

Bài tập Dạy nói

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô khi dùng kĩ thuật đặt câu hỏi để xác định nội dung nói và tìm ý cho bài nói thì giáo viên hay học sinh đặt câu hỏi?

Ở lớp nào thì nên là giáo viên?

Ở lớp nào thì nên cả giáo viên và học sinh đều được đặt câu hỏi?

Khi dùng kĩ thuật đặt câu hỏi để xác định nội dung nói và tìm ý cho bài nói thì học sinh đặt câu hỏi.

Ở lớp 1 thì nên là giáo viên đặt câu hỏi

Ở lớp 2, 3, 4, 5 thì nên cả giáo viên và học sinh đều được đặt câu hỏi.

Bài tập Dạy nghe

1. Chọn đáp án đúng nhất

Theo Thầy/Cô, cần tổ chức cho học sinh làm gì khi nói để thể hiện các em biết quan tâm đến người nghe?

Dừng lại khi nói xong từng ý để hỏi người nghe có hiểu rõ hoặc có hỏi gì không

Dừng lại giải thích về một chi tiết vừa nói khi thấy người nghe tỏ ra chưa hiểu

Nói một mạch xong rồi mới dừng lại chờ câu hỏi của người nghe

Nói xong về chỗ ngay

Nói xong hỏi người nghe xem họ có đồng ý với bài nói không

2. Chọn đáp án đúng nhất

Theo Thầy/Cô, học sinh tiểu học có thể dùng được hình ảnh theo cách nào dưới đây để hỗ trợ cho bài nói?

Dùng tranh ảnh có sẵn

Dùng tranh tự vẽ

Dùng đoạn clip tự làm

Dùng máy tính kết nối với máy chiếu

Bài tập Dạy kiến thức Tiếng Việt

1. Trả lời câu hỏi

Theo Thầy/Cô, các bước dạy kiến thức Tiếng Việt trình bày có theo lí thuyết học tập kiến tạo không? Cho một ví dụ về bài dạy một kiến thức Tiếng Việt ở một lớp cụ thể.

Các bước dạy kiến thức Tiếng Việt trình bày theo lí thuyết học tập kiến tạo.

Thao tác và hành động trên các ngữ liệu đã có như phân tích từ xe đạp trong câu: Hồng đi xe đạp đến trường để thấy từ này chỉ phương tiện giao thông mà xe đạp là 1 trong số các phương tiện đó.

Hành động trên các hình ảnh về chúng như mô hình của các từ ghép phân loại chỉ phương tiện giao thông là xe + một danh từ hoặc động từ ví dụ xe máy, xe lôi

Rút ra được các khái niệm các quy tắc chung từ những mô hình đó như hình thành khái niệm: Từ ghép phân loại là từ chỉ một loại sự vật hoặc hành động, tính chất được ghép bởi một tiếng vốn là từ chỉ loại lớn và một tiếng vốn là từ chỉ loại nhỏ

Vận dụng những khái niệm mới vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn như yêu cầu HS dùng hiểu biết về từ ghép phân loại để đặt tên cho các loại chậu để dùng vào những việc khác nhau trong nhà như chậu rửa, chậu giặt, chậu hoa

Bài tập Lựa chọn nội dung cho bài học

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/Cô xác định nội dung dạy học cho 1 tiết hoặc 2 tiết, 3 tiết của một bài học cụ thể theo thời khóa biểu của trường mình.

Ví dụ thiết kế nội dung bài học S s X x – Bài 2 (2 tiết) (CTST)

Hoạt động 1: Khởi động

Nói và nghe

 Hỏi – đáp về nội dung trong tranh (tranh minh họa SGK): Cảnh trong tranh ở đâu? Gồm có các con vật gì?

Hoạt động 2: Khám phá

Đọc thành tiếng s, x, sư, xe, sư tử, xe ngựa.

Viết s, x, sư tử, xe ngựa

Hoạt động 3: Luyện tập

Đọc thành tiếng: sẻ, chó xù, su su, xô nhựa và câu ứng dụng:

Ba đưa cả nhà đi sở thú. Sở thú có cò, rùa, khỉ, thỏ, ngựa, sư tử, hà mã,...

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động mở rộng nói tiếng chứa âm s và x.

Trong bài này qua các hoạt động có thể thấy nội dung trọng tâm là học đọc và viết. Nội dung tích hợp là học nói và nghe, học về phẩm chất trách nhiệm, yêu nước. GV có thể thiết kế 1 tiết đầu cho hoạt động 1 và 2, tiết sau cho hoạt động 3 và hoạt động 4.

Bài tập Xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho bài học

1. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn Đ nếu câu đúng, chọn S nếu câu sai.

Khi xác định yêu cầu cần đạt cho bài học, giáo viên cần căn cứ vào những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe, kiến thức tiếng Việt và văn học nêu trong chương trình môn Tiếng Việt ở từng lớp.

S

Đ

Bài tập Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học

1. Trả lời câu hỏi

Điền từ vào chỗ trống

Việc lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học cần căn cứ vào :

a. Nội dung chính và nội dung tích hợp của bài học

b. Căn cứ vào đặc trưng của từ hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong bài học

Bài tập Lựa chọn thiết bị, phương tiện dạy học

1. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn Đ nếu câu đúng, chọn S nếu câu sai.

Để lựa chọn phương tiện và thiết bị cho mỗi bài học Tiếng Việt, giáo viên cần căn cứ vào:

1) Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của bài học, các hoạt động học tập ở từng nội dung bài học để xác định các hình thức tổ chức dạy học cho từng hoạt động (cá nhân, nhóm, lớp).

2) Từng dạng hoạt động và hình thức tổ chức dạy học đã xác định.

 

Đ

S

* BÀI KIỂM TRA CUỐI KHÓA

1. Chọn đáp án đúng nhất

Mục tiêu nào là cơ sở để xác định PP và KT DH trong môn Tiếng Việt?

Mục tiêu phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục phổ thông

Mục tiêu phẩm chất và năng lực của môn Tiếng Việt

Cả hai phương án trả lời a và b

2. Chọn đáp án đúng nhất

Cơ sở thực tiễn của việc xác định PP và KTDH bao gồm : đặc điểm tâm lí của HS ở các vùng miền, trình độ của giáo viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường học, đặc điểm về kinh tế xã hội của địa phương nơi trường đóng.

Đúng

Sai

3. Chọn đáp án đúng nhất

Mô hình tiến trình dạy học làm cơ sở để xác định các PP và KTDH ở tiểu học bao gồm 5 loại hoạt động : Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng.

Đúng

Sai

4. Chọn đáp án đúng nhất

Mục đích của hoạt động khởi động ở mỗi bài học là :

Định hướng sự chú ý của HS vào vấn đề của bài mới

Học kiến thức hoặc kĩ năng mới trong bài học

Luyện tập dùng kiến thức, kĩ năng mới vào bối cảnh tương tự bối cảnh mẫu

Dùng kiến thức, kĩ năng mới vào giải quyết một nhiệm vụ mới

5. Chọn đáp án đúng nhất

Trong bài học môn Tiếng Việt , mục đích của hoạt động luyện tập là gì?

Cung cấp kiến thức hoặc kĩ năng mới

Giải quyết những nhiệm vụ bằng cách dùng từng phần kiến thức hoặc kĩ năng mới

Dùng kiến thức hoặc kĩ năng đã có để giải quyết nhiệm vụ mới trong thực tiễn

Làm những bài tập có trong sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách tham khảo

6. Chọn đáp án đúng nhất

Trong dạy đọc thành tiếng, những phương pháp, kĩ thuật nào dưới đây nên được chọn?

Rèn luyện theo mẫu

Kể lại chi tiết trong bài

Tóm tắt bài đọc

Chơi đọc truyền điện

Thi đọc giữa các nhóm

7. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật đọc phân vai dùng để dạy đọc thành tiếng văn bản nào?

Thơ

Truyện

Miêu tả

Thông tin

8. Chọn đáp án đúng nhất

Cuộc thi đọc diễn cảm là kĩ thuật để dạy đọc văn bản văn học (thơ, truyện, bài miêu tả).

Đúng

Sai

9. Chọn đáp án đúng nhất

Phương pháp dạy học hợp tác (học theo nhóm) phù hợp với dạy đọc hiểu văn bản nào?

Thơ

Truyện

Miêu tả

Thông tin

Tất cả các kiểu loại văn bản

10. Chọn đáp án đúng nhất

Thảo luận, tranh luận về ý nghĩa của một số chi tiết quan trọng phù hợp với dạy đọc hiểu văn bản nào?

Thơ

Truyện

Miêu tả

Thông tin

Tất cả các kiểu loại văn bản

11. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật viết một đoạn tóm tắt câu chuyện dùng để dạy đọc hiểu văn bản truyện ở lớp nào là phù hợp?

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4 và lớp 5

12. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật KWL dùng để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản vào thời điểm nào?

Trước khi học bài ở lớp

Trong khi học bài ở lớp

Sau khi đọc bài ở lớp

Cả trước, trong, sau khi đọc bài ở lớp

13. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật giải quyết tình huống được dùng để đáp ứng yêu cầu cần đạt nào dưới đây trong dạy đọc hiểu?

Nhắc lại một chi tiết quan trọng

Nêu ý nghĩa của một chi tiết quan trọng

Hiểu chủ đề của văn bản

Vận dụng văn bản vào giải quyết một vấn đề, tình huống của thực tiễn

14. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật lập sơ đồ tư duy phù hợp nhất với trường hợp nào sau đây trong dạy đọc hiểu?

Nhắc lại một chi tiết quan trọng

Nêu ý nghĩa của các chi tiết quan trọng

Nêu dàn ý bài đọc

Nêu bài học rút ra từ bài đọc

15. Chọn đáp án đúng nhất

Dù giáo viên lựa chọn phương pháp hoặc kĩ thuật nào trong dạy đọc thì điều quan trọng là giáo viên cần dạy học sinh cách sử dụng chúng và tổ chức cho HS thực hành nhiều lần phương pháp hoặc kĩ thuật đã học.

Đúng

Sai

16. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật động não phù hợp với yêu cầu nào trong dạy viết đoạn văn, bài văn?

Phân tích đoạn hoặc bài mẫu

Tìm ý cho đoạn văn bài văn

Đọc lại đoạn văn, bài văn đã viết

Sửa chữa đoạn, bài đã viết

17. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật đặt câu hỏi phù hợp với yêu cầu nào trong dạy viết đoạn văn, bài văn?

Tìm ý cho đoạn hoặc bài viết

Lập dàn ý cho đoạn hoặc bài viết

Đọc lại bài và sửa chữa bài viết

Tất cả các yêu cầu nêu trong các câu trả lời a, b, c

18. Chọn đáp án đúng nhất

Thảo luận, tranh luận là những kĩ thuật dạy kĩ năng nghe, kĩ năng nói, kĩ năng nghe – nói tương tác.

Sai

Đúng

19. Chọn đáp án đúng nhất

Để chọn nội dung cho bài học, giáo viên cần làm những việc sau : 1) Xác định nội dung chính của bài học ; 2) Xác định những nội dung tích hợp trong bài học ; 3) Xác định thời lượng cho bài học

Đúng

Sai

20. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng

Sắp xếp các hoạt động của học sinh trong các bài học kiến thức tiếng Việt theo lí thuyết kiến tạo

1. Phân tích mẫu

2. Mô hình hóa kiến thức

3. Khái quát hóa kiến thức thành các quy tắc

4. Dùng kiến thức để giải quyết tình huống

21. Chọn đáp án đúng nhất

Cuộc thi đọc thuộc một đoạn hoặc cả bài là kĩ thuật để dạy đọc văn bản thơ, văn bản miêu tả.

Đúng

Sai

22. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật đọc tích cực dùng để dạy đọc hiểu văn bản nào?

Thơ

Truyện

Miêu tả

Thông tin

Tất cả các kiểu loại văn bản

23. Chọn đáp án đúng nhất

Phương pháp rèn luyện theo mẫu được dùng để dạy những nội dung viết nào?

Tập viết chữ thường và chữ hoa

Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ

Viết đoạn văn, bài văn

Tất cả các nội dung nêu ở các câu trả lời a, b, c

24. Chọn đáp án đúng nhất

Dạy viết mỗi đoạn văn, bài văn, giáo viên cần giao nhiệm vụ để học sinh thực hiện từng bước khi viết:

- Xác định mục đích và nội dung viết;

- Thu thập tư liệu, hình thành ý và lập dàn ý cho bài viết;

- Viết nháp rồi hoàn thiện bài viết;

- Dựa vào việc đọc lại, góp ý của giáo viên hoặc bạn để chỉnh sửa bài.

Đúng

Sai

25. Chọn đáp án đúng nhất

Kĩ thuật giải quyết tình huống được dùng trong dạy viết văn bản nhằm mục đích gì?

Tạo cho bài văn của mỗi học sinh có nét riêng thể hiện tính cá thể của bài

Hỗ trợ học sinh viết bài văn đủ các phần theo cấu trúc của kiểu loại bài

Phát triển cho học sinh tư duy phản biện, tư duy hình tượng

Tạo cơ hội để học sinh học tập bài viết của bạn

26. Chọn đáp án đúng nhất

Thảo luận, tranh luận là những kĩ thuật dạy kĩ năng nghe, kĩ năng nói, kĩ năng nghe – nói tương tác.

Sai

Đúng

27. Chọn đáp án đúng nhất

Để chọn nội dung cho bài học, giáo viên cần làm những việc sau : 1) Xác định nội dung chính của bài học ; 2) Xác định những nội dung tích hợp trong bài học ; 3) Xác định thời lượng cho bài học

Đúng

Sai

28. Chọn đáp án đúng nhất

Khi xác định yêu cầu cần đạt cho bài học, giáo viên cần căn cứ vào những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe, kiến thức tiếng Việt vfa văn học nêu trong chương trình môn Tiếng Việt ở từng lớp.

Sai

Đúng

29. Chọn đáp án đúng nhất

Giáo viên hoàn toàn có quyền tự chủ trong lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học cho mỗi bài học môn Tiếng Việt.

Sai

Đúng

30. Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng

Sắp xếp các yêu cầu cần đạt trong mỗi bài học theo trình tự hợp lí.

Câu trả lời

1

Yêu cầu về đoc

2

Yêu cầu về viết

3

Yêu cầu về nói và nghe

4

Yêu cầu về kiến thức tiếng Việt và văn học

5

Yêu cầu về phẩm chất

31.  Chọn đáp án đúng nhất

Trong môn Tiếng Việt, phẩm chất được phát triển theo cách nào?

Phát triển trong những bài học dành riêng cho phát triển phẩm chất

Phát triển đồng thời với phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong các bài học về tiếng Việt

Phát triển trong những bài học đọc văn bản văn học

Phát triển trong các bài viết về những chủ đề liên quan đến từng phẩm chất

32. Chọn đáp án đúng nhất

Trong bài học âm hoặc vần mới ở lớp 1, mục đích của hoạt động khám phá là :

Định hướng sự chú ý của học vào bài học

Đọc đúng âm hoặc vần mới, tiếng chứa âm hoặc vần mới

Đọc đúng từ ngữ, câu văn có tiếng chứa âm hoặc vần mới

Đọc đúng đoạn văn có tiếng chứa âm hoặc vần mới

33. Chọn đáp án đúng nhất

Trong bài học âm hoặc vần ở lớp 1, hoạt động vận dụng là hoạt động nào dưới đây?

Đọc âm hoặc vần mới

Đọc tiếng chứa âm hoặc vần mới

Đọc từ ngữ có tiếng chứa âm hoặc vần mới

Đọc câu văn, đoạn văn có tiếng chứa âm hoặc vần mới

 

Post a Comment

Previous Post Next Post