NHỮNG HÀM Ý CỦA THUYẾT Vygotsky’s DÀNH CHO
GIÁO VIÊN
Có
ít nhất ba cách mà các công cụ văn hóa có thể được truyền từ cá nhân này sang
cá nhân khác: học bắt chước (khi một người cố gắng bắt chước người khác); học
có hướng dẫn (khi người học tiếp thu các hướng dẫn của giáo viên và sử dụng các
hướng dẫn này để tự điều chỉnh); và học tập cộng tác (khi một nhóm đồng nghiệp
cố gắng hiểu nhau và học tập diễn ra trong quá trình này) (Tomasello, Kruger
& Ratner, 1993). Vygotsky quan tâm nhất đến việc học tập có hướng dẫn thông
qua giảng dạy trực tiếp và thông qua việc cấu trúc các trải nghiệm nhằm hỗ trợ
việc học của người khác, nhưng lý thuyết của ông cũng hỗ trợ việc học thông qua
bắt chước hoặc cộng tác. Do đó, các ý tưởng của Vygotsky phù hợp với các nhà
giáo dục giảng dạy trực tiếp và cũng tạo ra môi trường học tập cộng tác (Das,
1995; Miller, 2016; Wink & Putney, 2002). Một khía cạnh chính của việc
giảng dạy trong cả hai tình huống là học tập
có hỗ trợ.
Học
tập có hỗ trợ
Thuyết
Vygotsky gợi ý rằng giáo viên cần phải làm nhiều hơn việc chỉ sắp xếp môi
trường để học sinh có thể tự khám phá. Học sinh không thể và không nên được
mong đợi để tái tạo hoặc khám phá lại kiến thức đã có sẵn trong nền văn hóa của
họ. Thay vào đó, học sinh nên được những người khác có năng lực hơn hướng dẫn
và hỗ trợ việc học của mình — vì vậy Vygotsky xem giáo viên, cha mẹ và những
người lớn khác là trung tâm trong việc học tập và phát triển của học sinh (Puntambekar
& Hubscher, 2005). Phần lớn sự hướng dẫn này được truyền đạt thông qua ngôn
ngữ, mặc dù ở một số nền văn hóa việc quan sát một màn trình diễn thuần thục chứ
không phải nói về nó, định hướng việc học của trẻ — như chúng ta sẽ nhận thấy qua
các mô hình học việc trong Chương 9 (Rogoff, 1990).
Một số người đã gọi đây là sự trợ đỡ hõ trợ người lớn (Wood, Bruner & Ross, 1976). Khi sử
dụng thuật ngữ này, Bruner và các đồng nghiệp của ông đề cập đến cách giáo viên
thiết lập hoặc cấu trúc các môi trường học tập. Thuyết Vygotsky gợi ý rằng sự
trao đổi năng động hơn giữa học sinh và giáo viên tạo điều kiên giáo viên hỗ
trợ học sinh trong những phần nhiệm vụ mà họ không thể đạt được một mình
(Schunk, 2016). Thuật ngữ này gợi ý một cách khéo léo rằng trẻ em sử dụng sự
giúp đỡ này để được hỗ trợ trong khi chúng xây dựng một sự hiểu biết vững chắc
mà cuối cùng sẽ cho phép chúng tự giải quyết các vấn đề và tự học và tiến bộ
Dưới
đây là một ví dụ về cách một giáo viên tên Tamara đã hỗ trợ học sinh của mình
học về các khái niệm toán học và giải quyết vấn đề (phỏng theo Berk, 2001,
trang 186–187).
Cô Tamara thông báo, "Để chuẩn bị cho chuyến đi của
chúng ta đến ScienceWorks, Cô cần làm một việc rất quan trọng: thu tiền để mua
vé vào cửa. Bốn đô la một người và chúng ta có hai mươi bốn em. Chúng ta sẽ tốn
tất cả bao nhiêu tiền để đi? "
Khi
không có em nào trả lời, Tamara điều chỉnh câu hỏi của mình: ‘Mười học sinh sẽ
tốn bao nhiêu tiền để vào ScienceWorks?
Một
số em trả lời, ‘Bốn mươi’. Những em khác im lặng.
Để chắc chắn rằng tất cả học sinh đều hiểu, Tamara yêu
cầu James chỉ ra 10 em bước lên phía trước. Sau khi các em xếp thành một hàng,
cô giáo nói tiếp: ‘Bây giờ, nếu mỗi vé giá bốn đô la và chúng ta có mười người,
sẽ tốn tất cả bao nhiêu tiền? Làm cách nào chúng ta có thể biết được?
Một
số em đồng thanh, "Chúng ta có thể đếm cách bốn!"
Tamara
gật đầu và nói, “Hãy đếm cách bốn', và cô giáo vỗ nhẹ vào từng em trong hàng.
Khi đếm đến 40, cô giáo yêu cầu thêm 10 em nữa bước lên phía trước. Học sinh
tiếp tục đếm, cho đến 80.
"Bây
giờ còn bốn em cuối cùng."
Một
trong những học sinh kêu to ‘Chúng ta cần chín mươi sáu đô la. Rất nhiều!” Tamara
viết số tiền lên bảng— 96 đô la. Khi viết số lên bảng, cô hỏi học sinh về ký
hiệu đồng đô la.
Sự
trợ đỡ/scaffolding mà Tamara cung cấp — làm cho vấn đề trở nên cụ thể hơn, chia
nó thành từng bước, sử dụng học sinh làm ‘người đếm’, sử dụng quy trình đếm cách
bốn quen thuộc — giúp học sinh của cô ấy hiểu và giải quyết vấn đề mà họ không
thể giải một mình.
Dựa trên thuyết Vygotsky, việc học tập có hỗ trợ hoặc tham gia có hướng dẫn trong lớp học, trước
tiên đòi hỏi phải tìm ra những gì học sinh cần và sau đó trợ đỡ — cung cấp thông tin, gợi ý, nhắc nhở và khuyến khích vào
đúng thời điểm và với khối lượng phù hợp, rồi dần dần để học sinh tự làm nhiều
việc hơn, như Tamara đã thực hành với lớp của cô ấy (xem ví dụ trên). Giáo viên
có thể hỗ trợ việc học bằng cách điều chỉnh tài liệu hoặc các vấn đề cho phù
hợp với trình độ hiện tại của học sinh; thể hiện các kỹ năng hoặc quá trình suy
nghĩ; đưa học sinh đi qua các bước của một vấn đề phức tạp; làm một phần vấn
đề/bài toán (ví dụ, trong đại số, học sinh lập phương trình và giáo viên thực
hiện phép tính, hoặc ngược lại); đưa ra phản hồi chi tiết và cho phép sửa đổi;
hoặc đặt những câu hỏi để học sinh tái tập trung chú ý (Rosenshine &
Meister, 1992). Sự học hỏi nhận thức và hội thoại có hướng dẫn (Chương 9) là
những ví dụ về các chiến lược hữu ích trong bất kỳ bài học nào.
Đôi
khi giáo viên tốt nhất là một học sinh khác, người vừa tìm ra cách giải quyết
vấn đề, vì học sinh này có thể hòa hợp hơn với vùng phát triển gần của người học. Việc để cho học sinh làm việc
với một người chỉ giỏi hơn một chút về hoạt động cụ thể là một chiến lược tốt —
cả học sinh đều được hưởng lợi từ việc trao đổi các lời giải thích, chi tiết và
câu hỏi.
Ngoài ra, học sinh nên được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ
để tổ chức tư duy của mình và để nói về những gì họ đang cố gắng hoàn thành.
Đối thoại và thảo luận là những cách thức quan trọng để học tập (Karpov &
Bransford, 1995; Kozulin & Presseisen, 1995; Wink & Putney, 2002). Tài
liệu hướng dẫn ở trang xxx cung cấp thêm gợi ý để áp dụng các ý tưởng của
Vygotsky.
HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG Ý TƯỞNG CỦA Vygotsky VÀO DẠY HỌC
Đảm bảo học sinh được tiếp cận với các công cụ hỗ trợ
tư duy mạnh mẽ.
1. Dạy học sinh sử dụng các chiến lược học tập và
tổ chức, công cụ nghiên cứu, công cụ ngôn ngữ (từ điển hoặc tìm kiếm trên
internet), bảng tính và các chương trình xử lý văn bản.
2. Mô hình hóa việc sử dụng các công cụ; chẳng hạn
như chỉ cho học sinh cách sử dụng sổ hẹn, sổ ghi chép điện tử hoặc bản đồ khái
niệm để lập kế hoạch và quản lý thời gian.
Tận dụng đối thoại và học nhóm.
1.
Thử nghiệm
hoạt động đôi bạn cùng tiến; dạy học sinh cách đặt những câu hỏi hay và đưa ra
những lời giải thích hữu ích.
2.
Thử nghiệm
các chiến lược học tập hợp tác.
3.
Mô hình hóa
việc nói ra suy nghĩ của mình để sửa đổi và làm rõ các ý tưởng và quy trình.
Điều chỉnh sự trợ đỡ theo nhu cầu của học sinh.
1. Khi học sinh bắt đầu các nhiệm vụ hoặc chủ đề
mới, nên cung cấp các hình mẫu, gợi ý, các từ mở đầu câu, trợ giúp và phản hồi.
Khi học sinh phát triển về năng lực, giáo viên hỗ trợ ít hơn và tạo nhiều cơ
hội hơn để học sinh làm việc độc lập.
2. Cho học sinh những lựa chọn về mức độ khó hoặc
mức độ độc lập trong các dự án; khuyến khích học sinh thử thách bản thân nhưng cần
tìm kiếm sự giúp đỡ khi Hs thực sự bế tắc.
3. Dự đoán những khó khăn tiềm ẩn, thảo luận những
khó khắn với học sinh và đưa ra các chiến lược để giải quyết khó khăn.