Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Sau khi hoàn thành
Mô-đun 1 - Hướng dẫn Thực hiện CTGDPT và Mô-đun 2 - Sử dụng Phương pháp dạy học
và giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học, hãy liệt kê 03
phương pháp hay kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thầy
cô đã thực hiện đối với học sinh của mình.
Phương pháp dạy học nhóm
Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp đóng vai
2. Trả lời câu hỏi
Những phương pháp hay
kỹ thuật đó có tác động như thế nào đối với học sinh?
Phương pháp dạy học nhóm
Phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực
cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
Phương pháp giải quyết vấn đề
Đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn
giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích
HS tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
Phương pháp đóng vai
HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình
huống giả định, giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào
một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được.
3. Trả lời câu hỏi
Học sinh có đạt được
những kết quả như mong đợi không và điều gì giúp thầy cô biết như vậy?
Học sinh đạt được kết quả
như mong đợi vì thông qua quá trình dạy học quan sát hành động thảo luận và
đóng vai giải quyết vấn đề tình huống phù hợp phát triển phẩm chất năng lực
chung
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy cô hãy liệt kê
các mục đích mình đã thực hiện đánh giá học sinh trên thực tế. Thầy cô có thể
lựa chọn trong các mục đích kể trên và/hoặc kể thêm các mục đích khác:
Phán đoán về thế mạnh và
điểm yếu của học sinh (trước khi giảng dạy)
Giám sát tiến bộ của học
sinh
Cho điểm xếp loại
Đánh giá hiệu quả giảng dạy
Cung cấp thông tin phản hồi
nhận xét cho học sinh
Ôn luyện cho học sinh trước
các kỳ thi chuẩn hóa lớn
Tạo động lực học cho học
sinh
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy/cô hãy liệt kê 3
đánh giá quá trình mình đã thực hiện và mô tả chi tiết về mục tiêu đánh giá,
kết quả thu được và những quyết định giáo dục sau đó.
- Quan
sát: Đi quanh lớp để xem học
sinh đã bắt tay vào nhiệm vụ chưa hay còn cần làm rõ. Việc quan sát hỗ trợ
giáo viên thu thập bằng chứng về quá trình học tập của họ để định hướng kế
hoạch bài giảng. Bằng chứng này có thể được ghi lại và sử dụng như phản
hồi cho học sinh về việc học của họ hoặc hồ sơ được đem ra chia sẻ với họ
trong các buổi thảo luận.
- Chiến
thuật đặt câu hỏi nên
được đưa vào kế hoạch bài giảng. Đặt những câu hỏi tốt hơn tạo cơ hội tư
duy sâu hơn và cung cấp cho giáo viên góc nhìn sâu sắc đáng kể về mức độ
và chiều sâu của sự hiểu biết. Các câu hỏi về bản chất này thu hút học
sinh trong cuộc đối thoại lớp học mà cả hai đều khám phá và mở rộng việc
học. Một “cú hích” vào cuối giờ học để xác định độ hiểu bài của học sinh
hoặc kiểm tra nhanh trong quá trình dạy như là “giơ ngón cái lên/ xuống”,
thẻ xanh – thẻ đỏ (thẻ dừng hoặc đi tiếp) cũng là những ví dụ cho chiến
thuật đặt câu hỏi, đưa ra thông tin tức thời về việc học tập của học sinh.
Giúp học sinh đặt câu hỏi tốt hơn là một khía cạnh khác của chiến thuật
đánh giá quá trình này.
- Đánh
giá cá nhân và đánh giá bạn cùng lớp giúp tạo ra cộng đồng học tập trong lớp. Học sinh có
thể phản hồi trong khi tham gia quá trình tư duy siêu nhận thức thì cũng
đang chiêm nghiệm về việc học của bản thân. Khi học sinh tham gia thiết
lập tiêu chí và mục tiêu, tự đánh giá là một bước tất yếu trong tiến trình
học tập. Với sự đánh giá bạn cùng lớp, học sinh thấy nhau là những nguồn
hiểu biết và kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa trên tiêu chí đã được xác
định trước đó.
Tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Hoạt động trong video vừa
xem là đánh giá kết quả học tập, đánh giá để cải tiến học tập, hay đánh giá là
hoạt động học tập ?
Hãy nêu lý do tại sao?
Trả lời: đánh giá để cải
tiến học tập
Tại vì: giúp học sinh tiến
bộ
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Theo thầy/cô, đánh giá
định kỳ vào cuối học kỳ 1 của năm học có thể là hoạt động đánh giá quá trình
không? Hãy giải thích và nêu ví dụ cụ thể trong thực tiễn giảng dạy của thầy/cô
để minh hoạ cho câu trả lời của mình.
Đánh giá định kỳ vào cuối học kỳ 1 của năm học là đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ
và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về
các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình
giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Thày/cô hãy cho biết
mục tiêu đánh giá dưới đây đã vi phạm những tiêu chí chất lượng nào?
“Học sinh biết làm
phép tính cộng.”
vi phạm tiêu chí chú trọng nội dung
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Mời quý thầy cô hãy
đưa ít nhất 3 động từ cho mỗi cấp độ phức tạp trong bảng Khung nhận thức của
Bloom dưới đây:
Nhận biết / Ghi nhớ
Thông hiểu Vận dụng Phân tích Đánh giá Sáng tạo
Nhớ/ biết xác định mục tiêu gọi tên nhận
biết trình bày, nhắc lại mô tả, liệt kê, làm theo
Ví dụ: vận dụng
tính toán, chứng minh giải thích, xây dựng phân tích, so sánh bình luận cho ý
kiến sáng tạo thiết lập xây dựng đề xuất tổng hợp
2. Trả lời câu hỏi
Thông tư
27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 mô tả 3 mức độ thể hiện năng lực như
sau:
- Mức 1 (Năng lực ở
mức độ 1): Mức 1 được xác định là khả năng nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được
nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề
quen thuộc trong học tập.
- Mức 2 (Năng lực đạt
mức độ 2): Mức 2 được xác định là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của nội dung đã
học để kết nối, sắp xếp nhằm giải quyết vấn đề có những nôi dung tương tự.
- Mức 3 (Năng lực đạt
mức độ 3): Mức 3 là khả năng vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số
vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
Theo thày cô, mức độ
thể hiện năng lực được mô tả ở Thông tư 27 tương ứng với cấp độ yêu cầu tư duy
nào trong Khung nhận thức của Bloom?
mức độ thể hiện năng lực được mô tả ở Thông tư 27 tương ứng với cấp độ
yêu cầu tư duy trong Khung nhận thức của Bloom ;là nhớ biết hiểu vận dụng
3. Chọn đáp án đúng nhất
Thày/ cô hãy xác định
mức độ thể hiện năng lực ở ví dụ của một mục tiêu đánh giá dưới đây:
“Học sinh xác định
được đặc tính thú ăn thịt của loài động vật không quen thuộc dựa trên thông tin
được cung cấp trong bài tập.”
Biết
Hiểu
Vận dụng
Phân tích
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Video từ Module 2.0
của RGEP về các năng lực thành phần:
Mục 4, hoạt động 4.2:
phân tích về các năng lực thành phần của phẩm chất "yêu nước – yêu thiên
nhiên", và hướng dẫn viết các mô tả về biểu hiện hành vi của các phẩm chất
thành phần này.
Phẩm chất yêu nước và chăm chỉ
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
"Theo quý thầy
cô, giáo viên cần xây dựng bản ĐTKT trước khi thực hiện những hoạt động đánh
giá nào dưới đây?
o Quan sát
o Vấn đáp
o Đánh giá qua hồ sơ học tập
o Đánh giá qua sản phẩm, hoạt động
o Bài kiểm tra viết dạng tự luận hạn chế
o Bài kiểm tra viết dạng tự luận mở rộng
o Bài
kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan
Tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy/cô hãy chọn 3 bài tập/nhiệm
vụ đánh giá mình đã biên soạn và phân tích các cấu phần theo hướng dẫn kể trên.
Nhiệm vụ 1: Thu thập thông tin về năng
lực hiện có của học sinh
Nhiệm vụ : Đánh
giá được năng lực chung của cả lớp
Nhiệm vụ 3: Đánh
giá được hiệu quả giảng dạy
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Trước hết, dựa trên
kinh nghiệm giảng dạy và công tác của mình, thầy cô hãy gọi tên phương pháp
đánh giá của các hoạt động được trình bày dưới đây.
Hoạt động 1: Đánh giá thường
xuyên
Hoạt động 2: Đánh giá định
kì
Hoạt động 3: Đánh giá tổng
kết
Hoạt động 4: Đánh giá
nghi thức
Hoạt động 5: Đánh giá
không nghi thức
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy cô hãy điền vào
chỗ trống với 1 đến 3 từ để định nghĩa về phương pháp vấn đáp giữa trên kinh
nghiệm giảng dạy của mình.
Giáo viên trao đổi với
.....(nội dung 1).... thông qua .....(nội dung 2).... để thu thập thông tin
nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
1 học sinh
2 hệ thống câu hỏi
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Mời thầy cô cùng thực
hiện phần luyện tập về kỹ thuật của phương pháp vấn đáp.
Thầy cô đưa ra các câu
hỏi gợi mở để giúp học sinh hoàn thành bài tập được giao.
Bài toán 1 (trang 166)
SGK toán 3
Có 40 kg đường đựng
đều trong 8 túi. Hỏi 15 kg đường đựng trong mấy túi như thế?
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm
hiểu nội dung bài và tìm cách giải nhờ một hệ thống câu hỏi sau:
Bài toán cho
biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết 15kg
đường đựng trong mấy túi như thế thì ta phải biết điều gì ? (HS biết được mỗi
túi đựng bao nhiêu kg đường)
Bằng cách nào?
(HS 40 : 8)
Tìm được số túi
của 15kg đường ta làm cách nào? (HS lấy 15 chia cho số đường 1 túi vừa làm
được)
Đây là dạng toán
gì? (HS dạng toán rút về đơn vị)
Tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy cô hãy kể tên ít
nhất 2 ưu điểm và 2 nhược điểm của phương pháp đánh giá này.
Ưu điểm
·
Giúp giáo viên đánh giá được năng
lực vận dụng của HS
·
Đánh giá được kết quả giảng dạy
Nhược điểm
Đánh giá thụ động trên sản phẩm
Tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Với kinh nghiệm và
thực tế giảng dạy của mình, thầy cô hãy liệt kê tối thiếu 3 hình thức hoặc kỹ
thuật kiểm tra viết mà thầy cô thường áp dụng trong lớp học của mình.
Khi giáo viên làm xong
phần của mình và xem phản hồi của ít nhất 2 học viên khác, màn hình hiện lên:
Cảm ơn thầy cô đã hoàn thành bài tập!
1. kiểm tra nhanh bằng cách cho HS viết từ phép
tính trên bảng con
2. Kiểm tra bài làm trên vở của HS trong tiết
chính tả
3. Kiểm tra định kì
Tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Theo các thầy cô dạng thức
này có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Ưu điểm
Đánh giá được
khả năng phân tích so sánh giải thích của HS qua các sản phẩm
Khuyết điểm
Đôi khi câu hỏi
ngắn lại yêu cầu HS trả lời quá dài
Tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Tiếp theo, với từng ví
dụ dưới đây, mời thầy cô gọi tên dạng thức trắc nghiệm khách quan phù hợp.
Trắc nghiệm lựa chọn
Trắc nghiệm ghép
đôi
Trắc nghiệm điền
khuyết
Tương
tác
1. Chọn đáp án đúng nhất
Có mấy phương pháp
đánh giá được đề cập trong phần này?
3
4
5
2. Trả lời câu hỏi
3 công cụ để thu thập
thông tin trong phương pháp quan sát là gì?
Điều tra truy vấn đàm thoại
3. Trả lời câu hỏi
Hai hình thức đánh giá
chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?
Đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số
4. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên
phải tương ứng
Nối mô tả các dạng
thức kiểm tra với mô tả đúng
Câu hỏi tự luận hạn chế: Là dạng câu hỏi học sinh có xác suất dự
đoán câu trả lời cao với tỉ lệ 50-50
Câu hỏi tự luận mở rộng: Là dạng câu hỏi mà số lượng đáp án nhiều
hơn số lượng câu dẫn.
Câu hỏi đúng – sai: Là dạng câu hỏi mà số lượng từ cho sẵn nhiều
hơn số lượng từ cần điền.
Câu hỏi ghép đôi: Là dạng câu hỏi giới hạn học sinh trả lời trong
một từ/cụm từ/câu văn.
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Là dạng câu hỏi có câu dẫn,
phương án đúng và các phương án gây nhiễu.
5. Trả lời câu hỏi
Thầy/cô hãy trình bày
điều mình tâm đắc nhất trong phần này trong khoảng 100 từ.
Trong phần học này giúp bản thân hiểu biết thêm về cách hình thức và
phương pháp kiểm tra đánh giá. Biết được ưu điểm, khuyết điểm của từng hình thức
để tôi có thể vận dụng tốt hơn trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy cô hãy viết trong
khoảng 100 từ thể hiện quan điểm của mình về tình huống sau:
Trong một lần kiểm tra
định kì học kì II, ở một môn học, một giáo viên cho học sinh ôn tập bằng cách
để các em học thuộc lòng 10 câu hỏi với 10 câu trả lời được cung cấp sẵn. 10
câu hỏi này bao quát được một số nội dung trọng tâm của môn học. Đề kiểm tra
gồm ba câu hỏi tương tự với ba câu hỏi trong 10 câu đã được ôn tập. Kết quả
kiểm tra của học sinh rất cao. Như vậy, nếu dựa vào kết quả kiểm tra này để
đánh giá khả năng học tập của học sinh thì sẽ dẫn tới những hệ quả gì? Cách
thức đánh giá học sinh này có vi phạm nguyên tắc nào trong 6 nguyên tắc kể trên
ko? Nếu có, đó là nguyên tắc gì và vì sao?
(Sử dụng ví dụ minh
họa trong giáo trình ”Đánh giá kết quả học tập ở bậc tiểu học”, 2008, Vũ Thị
Phương Anh & Hoàng Thị Tuyết)
Nếu dựa vào kết quả này để đánh giá khả năng học tập của học sinh thì
không chính xác vì nó không đánh giá được chính xác khả năng thực tế về kết quả
học tập của học sinh
2. Trả lời câu hỏi
Theo thầy cô, những
điều người giáo viên cần có và cần làm để đảm bảo các nguyên tắc kể trên trong
kiểm tra đánh giá là gì?
Người giáo viên cần phải tạo mọi điều kiện để phát huy tính tích cực của
học sinh có như vậy khi tổ chức kiểm tra đánh giá sẽ mang tính thực tế và khách
quan hơn
Tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Mời thầy cô đọc các
câu hỏi trắc nghiệm dưới đây và cho biết những câu hỏi này vi phạm nguyên tắc
nào về viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Một câu có thể vi phạm một hoặc
nhiều lỗi. Từ đó thầy cô đề xuất cách chỉnh sửa câu hỏi:
Câu 1: Đối tượng tự
nhiên là các đối tượng thuộc về hoặc có tính chất của tự nhiên, không phải do
có con người mới có, không phải do con người tác động hoặc can thiệp vào. Hãy
chỉ ra đâu không phải là đối tượng tự nhiên trong các đáp án sau:
A. Rừng nguyên sinh
B. Sông suối
C. Mặt trăng
D. Đập thủy điện
Câu 2: Mắt ta nhìn
thấy vật khi nào? Khoanh tròn trước ý em cho là đúng
A. Khi vật phát ra ánh
sáng.
B. Khi mắt ta phát ra
ánh sáng chiếu vào vật.
C. Khi có ánh sáng đi
thẳng từ vật đến lọt vào mắt ta.
D. Khi vật được chiếu
sáng.
Câu 3: Sau khi tập
trung chuyền bóng trong giờ học Thể dục, bạn Minh ra vòi rửa và rửa tay sạch sẽ
bằng xà phòng, theo em việc làm đó có tác dụng gì? Em hãy khoanh tròn 1 phương
án em cho là đúng vào chữ cái đầu dòng:
A. Tránh được các bệnh
tật về Chân - Tay - Miệng
B. Ngủ ngon
C. Giữ gìn vệ sinh cá
nhân
D. Ăn khỏe
Câu 5: Trên đường đi
học về, em gặp một vũng nước trước mặt, em sẽ làm gì? Em hãy khoanh tròn vào 1
phương án em cho là đúng vào chữ cái đầu dòng:
A. Cứ thế đi thẳng dẫm
vào vũng nước
B. Nhảy qua vũng nước
C. Đi vòng tránh vũng
nước
D. Quay lại không đi
nữa
Câu 1 đề xuất đáp án: Nội
dung câu hỏi quá dài
Câu 2 đề xuất đáp án: Các
câu trả lời có sự tương đồng nhau HS khó lựa chọn câu đúng
Câu 3 đề xuất đáp án: Các
câu trả lời độ dài các câu không tương ứng nhau về số tiếng
Câu 4 đề xuất đáp án: Không
có nội dung câu số 4 cần ghi theo thứ tự
Câu 5 đề xuất đáp án: Các
câu hỏi có thể được lựa chọn là đáp án đúng
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy cô hãy đọc phiếu
quan sát để đánh giá kĩ năng viết đoạn văn tả đồ vật của một học sinh lớp 3
dưới đây và trả lời câu hỏi kèm theo.
Phiếu quan sát này thể hiện hệ quy chiếu với chuẩn kiến thức kĩ năng cần
đạt được của học sinh
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy cô đọc phiếu điểm
cho bài kiểm tra về năng lực đọc nhạc và hát bài “Chú ếch con” dưới đây. Theo
các thầy cô, hệ giá trị gán cho các mức điểm là gì trong các phần được ghi
trong phiếu điểm? Gán hệ giá trị như vậy có giúp việc cho điểm thống nhất và dễ
dàng hơn không?
Hệ giá trị gán cho các mức điểm là yêu cầu cần đạt của môn học. việc đó
giúp GV dễ dàng và thống nhất trong phần cho điểm
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Theo các quan điểm của
các thầy cô, việc đưa các yếu tố như sự nỗ lực thành tiêu chí đánh giá có tác
dụng và bất cập gì trong công tác kiểm tra đánh giá?
Việc đưa các yếu tố như sự nỗ lực thành tiêu chí đánh giá về có tác dụng
bất cập là mỗi giáo viên có nhìn nhận về sự nỗ lực khác nhau. Vì vậy mà nhận định
của mỗi GV cũng khác nhau
Tương
tác
1. Trả lời câu hỏi
Nhận định cuối cùng
trong bài tập này đặt ra cho chúng ra một vấn đề cần suy ngẫm, đó là chúng ta
có thể làm gì để đảm bảo việc cho điểm được thống nhất và công bằng cho học
sinh ở các lần chấm khác nhau và giữa các giáo viên khác nhau.
Thầy cô hãy cho biết ý
kiến cá nhân về vấn đề này.
Nhận định cuối cùng trong bài tập này đặt ra cho chúng ta một vấn đề cần
suy ngẫm đó là chúng ta đảm bảo việc cho điểm được thống nhất và công bằng cho
học sinh ở các lần chấm khác nhau và giữa các giáo viên chấm 1 giáo viên chấm 2
Tương tác
1. Trả lời câu hỏi
Thầy cô hãy đọc các
phiếu báo kết quả học tập cho phụ huynh dưới đây và nêu nhận xét của mình về
các phiếu báo kết quả đó.
Phiếu số 1 nội dung nhận xét kết quả học tập của HS chưa cụ thể
Phiếu số 2 báo cáo kết quả học tập của HS chưa phù hợp vì đánh giá học sinh
không thể lấy kết quả là điểm trung bình cộng ở các lần kiểm tra mà đánh giá học
sinh
Phiếu số 3 thiếu phần đánh giá chung kết quả học tập của HS ở cuối HKI