Đáp án Modun3 Môn Tự nhiên và xã hội

 


MODUN 03 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Câu hỏi tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Mời thày/cô hãy liệt kê 03 nội dung trong Mô đun 3.0 – Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực mà thày/cô thấy là quan trọng nhất đối với việc kiểm tra, đánh giá môn học ….

3 nội dung quan trọng nhất đối với việc kiểm tra đánh giá môn học là: cách đánh giá, phương thức đánh giá kĩ thuật ra đề kiểm tra đánh giá

2. Trả lời câu hỏi

Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0, thày/cô mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề gì để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực? Hãy liệt kê ít nhất 3 vấn đề thày/cô muốn tìm hiểu thêm.

Tìm hiểu thêm về phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh và đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy trao đổi, thảo luận để chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi xác định đường phát triển năng lực chung của học sinh tiểu học.

Thuận lợi

Dễ thực hiện Gv có thể  đánh giá HS và HS có thể đánh giá lẫn nhau giúp GV đánh giá được sự phát triển của HS trong từng giai đoạn cụ thể giúp GV nắm rõ được sự phát triển năng lực của HS từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng HS

Khó khăn

Tốn thời gian và công sức thực hiện

1. Trả lời câu hỏi

Thầy cô hãy kể tên ít nhất 2 ưu điểm và 2 hạn chế của phương pháp đánh giá này.

Ưu điểm

Giúp HS nhận biết được sự phát triển năng lực của bạn và so sánh với mình dễ dàng thực hiện và đánh giá đúng với thực tế của học sinh

Hạn chế

Do đánh giá đồng đẳng dựa vào sự chủ quan của HS đôi khi gây thiếu sự công bằng giữa các HS với nhau đôi khi những câu hỏi khó gây cho HS khó trả lời

2. Trả lời câu hỏi

Vấn đáp được xem là phương pháp đánh giá truyền thống, được sử dụng phổ biến trong trường học hiện nay. Song, để thu được kết quả chính xác cho việc đánh giá, theo thầy/ cô, những câu hỏi mà giáo viên đặt ra cần đạt yêu cầu gì?

câu hỏi đặt ra cần phải rõ nội dung yêu cầu cụ thể và câu hỏi đó đáp ứng cho năng lực phẩm chất gì

3. Trả lời câu hỏi

Với những ưu điểm và hạn chế riêng của phương pháp này, thầy/ cô đã áp dụng các biện pháp nào giúp HS đạt được khả năng tự đánh giá?

- Đặt câu hỏi giúp HS suy nghĩ về việc học của mình.

- Hướng dẫn HS viết nhật kí học tập theo gợi ý.

- Tổ chức các buổi thảo luận định kì một thầy - một trò.

- Tổ chức hoạt động trao đổi về việc học và rèn luyện theo nhóm trong các giờ chủ nhiệm hay ngoại khóa.

- Đưa ra những giới hạn hay những yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho HS tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học.

- Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho HS kể lại, nhận xét quá trình và KQ học tập của mình với cha mẹ.

- Hình thành những mẫu phiếu để giúp HS dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá.

đưa ra tiêu chí để học sinh nhận xét so sánh kết quả rèn luyện sản phẩm

4. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô có gặp khó khăn gì khi kết hợp các lực lượng giáo dục trong đánh giá không? Thầy cô hãy chia sẻ những khó khăn đó.

Khó khăn khi kết hợp đánh giá với phụ huynh vì một số em có hoàn cảnh khó khăn sống xa gia đình ít quan tâm

5. Trả lời câu hỏi

Hãy chia sẻ về phương pháp đánh giá hiệu quả nhất được áp dụng trong lớp học của thầy/ cô?

Đánh giá thường xuyên đột xuất với những việc làm của học sinh

1. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô có gặp khó khăn gì trong việc xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển, phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học trong dạy học Tự nhiên Xã hội không? Hãy chia sẻ với các đồng nghiệp trên cả nước!

khi xây dựng câu hỏi trong bài kiểm tra khó sắp xếp vào ma trận rất kos phân biệt các mức độ nếu xây dựng câu hỏi quá dễ hoặc quá khó sẽ gây sự nhàm chán đối với HS trong môn TNXH đa số các câu hỏi hình ảnh trực quan nên gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm và thiết kế

2. Trả lời câu hỏi

Thầy/cô hãy phân biệt giữa rubric và bảng kiểm, cho ví dụ minh họa.

Rubric chính là bảng thang điểm chi tiết mô tả đầy đủ các tiêu chí mà người học cần phải đạt được. Nó là một công cụ đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của HS và cung cấp thông tin phản hồi để HS tiến bộ không ngừng. Một tiêu chí tốt cần có những đặc trưng: Được phát biểu rõ ràng; Ngắn gọn; Quan sát được; Mô tả hành vi; Được viết sao cho HS hiểu được. Hơn nữa phải chắc chắn rằng mỗi tiêu chí là riêng biệt, đặc trưng cho dấu hiệu của bài kiểm tra.

Nội dung Rubric là một tập hợp các tiêu chí liên hệ với mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

Rubric bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh như năng lực thực hiện được đánh giá, các khái niệm và/ hoặc ví dụ làm sáng tỏ yếu tố đang được đánh giá. Các khía cạnh được gọi là tiêu chí, thang đánh giá gọi là mức độ và định nghĩa được gọi là thông tin mô tả. Nên giới hạn số tiêu chí và. Nếu cần phân biệt HS Đạt hoặc Không đạt thì sử dụng các mức độ theo số chẵn (thường 4 hoặc 6). Nếu muốn có mức năng lực trung bình thì sử dụng các mức độ theo số lẻ. GV cần cùng HS đặt tên cho các mức độ.

Bảng kiểm để dạy học là một bảng liệt kê các bước tiến hành của một kỹ năng theo một trình tự hợp lý và yêu cầu phải đạt được để thực hiện một quy trình kỹ thuật, một công việc, một nhiệm vụ, dạy học theo bảng kiểm dùng để dạy thực hành các kỹ năng.

Post a Comment

Previous Post Next Post