Trường ....................................
Giáo viên: ........................
1. Vai trò, vị trí của tổ chuyên môn ở trường
tiểu học.
- Tổ chuyên môn trường học
nói chung là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức của Nhà trường.
- Các tổ, nhóm chuyên môn
có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ
chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của
chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra.
- Là nơi trực tiếp triển
khai mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và
dạy học cho học sinh.
- Ngoài việc phục vụ cho
quá trình giảng dạy tại Nhà trường, mà đặc biệt, tổ chuyên môn còn là nơi tập
hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời
sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ
hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong trường tiêu học.
2. Chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn.
- Xây dựng kế
hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện Chương
trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục
- Thực hiện
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng
dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ
theo kế hoạch của nhà trường
- Tham gia
đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp GVTH và giới thiệu
tổ trưởng, tổ phó.
3. Nhiệm vụ của Khối trưởng.
- Xây
dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá
nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia
đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
- Đề xuất phân công dạy thay, dạy thay khi trong tổ có
người nghỉ.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn theo
hướng dẫn của Nhà trường, duy trì lịch sinh hoạt tổ định kỳ ít nhất hai tuần
một lần.
- Cùng với nhóm trưởng xây dựng chương trình, nội dung
sinh hoạt nhóm chuyên môn.
4. Những cách phân định tổ chuyên môn.
- Phân theo khối lớp:
tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ 4, tổ 5
- Phân theo môn phụ
trách: tổ tiếng việt, tổ toán, tổ tự nhiên xã hội
- Phân theo nhiệm vụ,
công việc được giao như: Tổ văn phòng
- Phân theo tổ ghép:
tổ 1+2, Tổ 3 + 4